Kết luận chương 2
Việc bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh đã được tiến hành thường xuyên, theo kế hoạch chỉ đạo của cấp quản lí có liên quan. Quá trình bồi dưỡng cơ bản thực hiện đúng đối tượng, mục tiêu, nội dung quy định, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức tương đối phù hợp. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, hiệu quả và chất lượng thực hiện bồi dưỡng chưa cao. Kết quả tất cả các yếu tố liên quan đến công tác bồi dưỡng chủ yếu ở mức khá và cận khá. Một số yếu tố ở mức trung bình như trình độ lí luận của giảng viên; ý thức học tập của học viên; sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở; kinh phí cho học viên đi bồi dưỡng…
Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng lí luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh chủ yếu thực hiện ở mức cận khá và khá ở tất cả các yếu tố lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Các lực lượng tham gia quản lí công tác bồi dưỡng hoạt động chưa nhịp nhàng, sự phối hợp với nhau chưa được tốt. Công tác quản lí chủ yếu tập trung ở các trung tâm bồi dưỡng của huyện. Việc bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, trong đó các yếu tố chủ quan có tính quyết định như phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lí, nội dung, chương trình bồi dưỡng, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, học viên, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng. Tuy nhiên, một số yếu tố khách quan cũng có những tác động không nhỏ như cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của các cấp quản lí… Đây là những căn cứ quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quả hoạt động này, nhằm góp phần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP CƠ SỞ TỈNH BẮC NINH
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở Tỉnh Bắc Ninh
- Chỉ Đạo Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở
- Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Chủ Quan Đến Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Mttq Cấp Cơ Sở
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 14
- Xây Dựng Chương Trình, Kế Hoạch Bồi Dưỡng Đảm Bảo Yêu Cầu Phát Triển Năng Lực Nghề Nghiệp Của Đội Ngũ Cán Bộ Mặt Trận Tổ Quốc Cấp Cơ Sở
- Chỉ Đạo Thực Hiện Đổi Mới Và Đa Dạng Các Hình Thức Bồi Dưỡng Phù Hợp Điều Kiện Thực Tiễn
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
3.1.1. Bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Các biện pháp đề ra phải thực hiện theo quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ và BD cán bộ, bảo đảm nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và chính sách cán bộ” [Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam].
Công tác ĐT, BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ là thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ bảo đảm chất lượng đáp ứng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của nhân dân không ngừng vững mạnh, đặc biệt trong tình hình hiện nay của nước ta.
Các biện pháp đưa ra phải hướng tới mục tiêu vừa đảm bảo chất lượng BD cán bộ trong các trung tâm bồi dưỡng chính trị theo chỉ đạo của Trung ương và các cấp ủy Đảng, vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở trong thời kì hội nhập nói chung, của tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Các biện pháp đề ra phải theo đúng chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các cấp quản lí về giáo dục và ĐT về BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
Các biện pháp đề ra phải nhằm hoàn thành chương trình ĐT, BD lý luận chính trị cho cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức của Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Tóm lại, các biện pháp đề ra phải là một bước cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về ĐT, BD đội ngũ cán bộ theo quy định về tiêu chuẩn lý luận chính trị và nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở của tỉnh Bắc Ninh.
3.1.2. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển
Đảm bảo tính kế thừa là bảo đảm các biện pháp đề xuất phát huy tối đa những mặt tốt, những ưu điểm của các phương thức, biện pháp đã, đang thực hiện, đã thành công trong việc ĐT, BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các trung tâm bồi dưỡng chính trị các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; phát triển, nâng cao trong điều kiện mới, đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng nước ta nói chung, của tỉnh nói riêng. Tính kế thừa còn thể hiện biết vận dụng sáng tạo kinh nghiệm ĐT, BD lý luận chính trị của cơ sở ĐT trong thời gian qua, xây dựng được mục tiêu, chương trình BD cán bộ phù hợp, hiệu quả nhất.
Đảm bảo tính phát triển khi đề xuất các biện pháp là sự vận dụng kinh nghiệm, truyền thống của công tác BD đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện mục tiêu ĐT theo yêu cầu mới với yêu cầu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại ngày nay vào quản lí chương trình BD để góp phần không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của các biện pháp trong luận án thực chất là phát huy những mặt mạnh của các trung tâm bồi dưỡng chính trị; là sự vận dụng kinh nghiệm có tính sáng tạo trong công tác ĐT, BD cán bộ của các cơ quan quản lý cán bộ vào điều kiện cụ thể của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Biện pháp thực hiện theo nguyên tắc này có ý nghĩa giá trị thực tiễn rất cao, nó phù hợp với đặc điểm, điều kiện và truyền thống tốt đẹp của cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu ĐT cán bộ về lý luận chính trị và nghiệp vụ.
Như vậy nguyên tắc này có ý nghĩa khẳng định tính phát triển liên tục, vững chắc, phù hợp tình hình đặc điểm mới của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cũng như của địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về công tác cán bộ và ĐT, BD đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay.
3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn và khả thi
Tính thực tiễn trong các cơ sở BD lý luận chính trị thực chất là đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu và chương trình ĐT, BD đề ra cho thời gian, giai đoạn nhất định theo yêu cầu của các cấp ủy Đảng, của cơ quan quản lý nhà nước về BD đội ngũ cán bộ của địa phương. Những biện pháp đề xuất phải được dựa trên những phân tích về tình hình phát triển đội ngũ cán bộ; đồng thời phải xuất phát từ đặc
trưng, thực trạng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở trong tỉnh Bắc Ninh. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn và từ thực tế quản lý để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn quản lý việc BD cho đội ngũ cán bộ là điều kiện vô cùng quan trọng để có các biện pháp quản lý phù hợp.
Tính khả thi của biện pháp được xác định bởi mức độ đáp ứng của nó với các yếu tố ràng buộc đối với biện pháp. Mức độ khả thi của biện pháp (cao hay thấp) phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của biện pháp với các yếu tố ràng buộc còn lại.
Nói tóm lại, nguyên tắc này nhằm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu và chương trình ĐT, BD cán bộ của các trung tâm bồi dưỡng chính trị theo phương thức phù hợp nhất, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về công tác cán bộ. Tính thực tế và hiệu quả của các biện pháp đòi hỏi phải tìm ra các biện pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh điều kiện, các nguồn lực của tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở hệ thống quy chế, quy định của cơ sở ĐT.
3.1.4. Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ
- Tính hệ thống của nguyên tắc này đảm bảo cho nhóm các biện pháp đề ra phải được tiến hành song song, đồng thời trong cùng một thời gian để các biện pháp có tác động hỗ trợ cho nhau, bổ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
Các biện pháp quản lý BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức luôn yêu cầu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau và biện pháp này là cơ sở cho biện pháp khác thực hiện hiệu quả. Mặt khác, các biện pháp đề ra cần bảo đảm tính trực thuộc, tính phối hợp toàn diện về chỉ đạo, điều hành giữa các cấp ủy, cơ quan quản lý nhà nước với trung tâm bồi dưỡng chính trị. Khi xây dựng các biện pháp, cần đảm bảo biện pháp được xây dựng mang tính hệ thống và nằm trong một chỉnh thể hoàn chỉnh có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, không tách rời không biệt lập nhau.
- Tính đồng bộ của các biện pháp quản lý được xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Để đảm bảo tính đồng bộ này cần quan tâm đến các yếu tố tác động vào các biện pháp quản lý để phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở.
Như vậy, các biện pháp đề xuất quản lý BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ để tạo mối tương quan giữa các biện pháp, có tác động thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề, điều kiện thực hiện, nâng cao hiệu quả cho nhau trong quá trình thực hiện trong thực tiễn.
3.1.5. Bảo đảm tính hiệu quả
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả nói chung là đảm bảo kết quả cuối cùng của mọi hoạt động trong xã hội; nó thể hiện ở các tiêu chí chung của quá trình hoạt động: Chất lượng sản phẩm, ứng dụng của sản phẩm trong xã hội, thương hiệu sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm.
Những biện pháp đề xuất phải có những cải tiến rõ nét, có tác động sâu, mạnh đến quá trình và chất lượng BD cán bộ của trung tâm bồi dưỡng chính trị; mang lại hiệu quả cho công tác quản lý hoạt động ĐT góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương nói chung, của Mặt trận Tổ quốc cơ sở tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Tóm lại, đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp đòi hỏi phải tìm ra nhóm biện pháp cũng như những biện pháp thực hiện cụ thể phù hợp với yêu cầu, mục tiêu BD, với hoàn cảnh điều kiện cụ thể về các nguồn lực của cơ sở ĐT, của địa phương trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Đảng, Nhà nước, quy chế của cơ quan quản lí nhà nước các cấp ở địa phương tỉnh Bắc Ninh.
3.1.6. Bảo đảm tính khoa học và toàn diện
Tính khoa học thể hiện tổng thể tính sáng tạo, phù hợp khách quan giữa cơ sở lý luận và tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn của xã hội loài người trong mọi hoạt động nói chung, trong hoạt động quản lý nói riêng.
Nguyên tắc tính khoa học còn là sự đảm bảo sự thống nhất, toàn diện các biện pháp cũng như các biện pháp thực hiện cụ thể. Mỗi biện pháp bao hàm tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự biến động của một yếu tố nào đó đều tác động trực tiếp đến các yếu tố khác và đồng thời cũng tác động đến kết quả thực hiện một biện pháp và cả nhóm biện pháp đã đề xuất.
Đảm bảo tính toàn diện của các biện pháp quản lí còn phải chú trọng đến việc tạo được một môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý theo mục tiêu, chương trình ĐT, BD đặt ra. Các biện pháp và các biện pháp thực hiện cụ thể đưa ra phải được kiểm chứng, khảo nghiệm trong thực tiễn một cách khách quan, có căn cứ và khả năng thực hiện cao.
Đảm bảo tính khoa học của các là một nguyên tắc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lí hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh. Sự nhanh nhạy tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tinh hoa công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới là yêu cầu cấp thiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ Quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Tổ chức học tập, quán triệt để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí về bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở
3.2.1.1. Mục đích
- Làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động BD cán bộ, công chức, viên chức làm công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở về lý luận chính trị, nghiệp vụ là thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về công tác cán bộ.
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý địa phương, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong công tác quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII; về việc cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ BD nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Quán triệt đầy đủ, kịp thời, phù hợp các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản chỉ đạo của Nhà nước về vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nói chung và cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng là không ngừng nâng cao toàn diện trình độ, năng lực hoạt động của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng nước ta trong tình hình mới.
- Thực hiện công tác quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của các bộ, ngành, cơ quan liên quan và cấp trên về công tác BD cán bộ.
- Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương đối với công tác quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.
- Nâng cao nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác BD cán bộ và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình hiện nay.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức học tập quán triệt quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác BD, quản lý hoạt động BD lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo cấp huyện, và các cơ quan liên quan tổ chức cho cán bộ, công chức làm công tác Mặt trận Tổ quốc các cấp quán triệt các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác BD và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ, cụ thể như:
+ Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐT, BD lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
+ Các quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị và học tập lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của nước ta.
+ Các quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức như Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức nhà nước.
+ Quy định số 185-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, Hướng dẫn số 29-HD/BTCTW-BTGTW của Liên Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương, Kết luận số 94 - KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị. Trung tâm bồi dưỡng chính trị là đơn vị trực tiếp quản lý, xây dựng kế hoạch hoạch BD, tổ chức BD đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
+ Các quy định của Ban Chấp hành Trung ương về vai trò của Mặt trận Tổ quốc là tham mưu và giúp việc cho cấp ủy cùng cấp mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực cấp uỷ trong công tác Mặt trận Tổ quốc; là đơn vị trực tiếp quản lý, khảo sát nhu cầu ĐT BD, phối hợp chỉ đạo hoạt động BD và kiểm tra hoạt động BD đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.
- Công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phải được tổ chức thực hiện phù hợp với trình độ cán bộ, với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, từng địa phương và theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở nói riêng; đồng thời phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương cũng như trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bắc Ninh.
- Công tác học tập, quán triệt có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như các hội nghị có báo cáo viên của cấp ủy, các chuyên gia trong ngành, lĩnh vực công tác theo chuyên môn của cán bộ trao đổi; các cuộc hội thảo để nâng cao hơn về nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ để học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn… Cũng có thể tổ chức dưới các hình thức khác như hoạt động trong cơ quan, đơn vị, hoạt động ngoại khóa tùy theo chuyên đề của chương trình BD để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc BD và quản lý hoạt động BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Mặt trận Tổ quốc cơ sở nước ta nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng hiện nay.