Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Chủ Quan Đến Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Và Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Mttq Cấp Cơ Sở


Bảng 2.17: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ cấp cơ sở



STT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ


___

X


Thứ bậc

Không

ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Tương

đối ảnh hưởng

Ảnh

hưởng nhiều

Ảnh

hưởng rất nhiều

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mặt trận Tổ quốc tỉnh

86

23.2

108

29.2

136

36.8

33

8.9

7

1.9

2.37

6

2

Mặt trận Tổ quốc huyện

125

33.8

68

18.4

90

24.3

71

19.2

16

4.3

2.42

5

3

Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã

113

30.5

126

34.1

79

21.4

45

12.2

7

1.9

2.21

7

4

Trung tâm BD chính trị huyện

44

11.9

78

21.1

120

32.4

70

18.9

58

15.7

3.05

4

5

Trình độ, năng lực, nhận

thức của cán bộ quản lí

14

3.8

51

14.1

99

27.3

123

33.2

83

22.7

3.56

1

6

Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và học viên,

người phục vụ…


14


3.8


63


17.0


127


34.3


102


27.6


64


17.3


3.38


2

Trung bình %

17.06

21.67

28.80

21.09

11.54

2.88


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 12

Nhận xét: Kết quả thống kê ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở được thể hiện một số vấn đề sau:

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quản lí hoạt động bồi dưỡng là trình độ, năng lực của cán bộ quản lí, với điểm trung bình là 3,56. Có hơn 55% khách thể khảo sát đánh giá yếu tố này ảnh hưởng ở mức độ rất nhiều và nhiều.

Yếu tố thứ hai là ý thức trách nhiệm của giảng viên, học viên, cán bộ phục vụ, với điểm trung bình là 3,38. Có gần 45% khách thể điều tra đánh giá ảnh hưởng ở mức độ nhiều và rất nhiều.

Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là tác động của Đảng uỷ và chính quyền cấp xã, điểm trung bình là 2,21. Có 30,5% khách thể khảo sát trả lời không ảnh hưởng, và hơn 34% trả lời là ảnh hưởng ít. Thực tế quan sát và phỏng vấn một số giảng viên, học viên chúng tôi cũng nhận thấy đây là yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động bồi dưỡng.


Tiếp theo là tác động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng ảnh hưởng rất ít đến quản lí công tác bồi dưỡng. Điểm trung bình chung là 2,37 và có trên 50% người được hỏi đánh giá yếu tố này không ảnh hưởng hay ít ảnh hưởng.

Trong 7 yếu tố chủ quan chúng tôi liệt kê thì điểm trung bình chung mức độ ảnh hưởng là 2,88, tức là mức độ ảnh hưởng dưới mức vừa phải.

Trong quá trình nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lí chúng tôi sẽ chú ý nhiều hơn đến các yếu tố năng lực, trình độ của người quản lí, ý thức của giảng viên, học viên, cán bộ phục vụ và cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng.

3.2.3.2. Các yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan được hiểu là các yếu tố bên ngoài quá trình quản lí hoạt động bồi dưỡng. Đó là các yếu tố về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp quản lí, môi trường kinh tế, xã hội của địa phương,…

Để khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan với hoạt động BD, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 18, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.18 sau:

Bảng 2.18: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan



STT


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ


___

X


Thứ bậc

Không

ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Tương

đối ảnh hưởng

Ảnh

hưởng nhiều

Ảnh

hưởng rất nhiều

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà

nước ta


40


10.8


56


15.1


97


26.2


106


28.6


71


19.2


2.30


2

2

Sự lãnh đạo của các

cấp ủy Đảng các cấp

36

9.7

38

10.3

109

29.5

114

30.8

73

19.7

2.41

1

3

Sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và chính

quyền địa phương


45


12.2


61


16.5


98


26.5


101


27.3


65


17.6


2.22


3

4

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội - văn

hóa của địa phương


47


12.7


73


19.7


77


20.8


120


32.4


53


14.3


2.16


4

5

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công

tác quản lí


46


12.4


66


17.8


93


25.1


102


27.6


63


17.0


3.19


3

Trung bình %

11.35

15.40

25.75

29.78

17.70

2.27



Nhận xét: Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, chúng tôi xem xét 4 yếu tố cơ bản.

Yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng cao nhất là sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp, điểm trung bình là 2,41. Có khoảng 50% khách thể được hỏi đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều.

Yếu tố ảnh hưởng nhiều ở mức thứ hai là cơ chế, chính sách của đảng và nhà nước, điểm trung bình là 2,3.

Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là môi trường kinh tế - xã hội của địa phương, điểm trung bình là 2,16.

Kết quả cho thấy: Điểm trung bình chung mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan là 2,27.

Như vậy, so sánh giữa 2 nhóm yếu tố thì nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng ít hơn nhóm yếu tố chủ quan đối với quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT, NV cho cán bộ mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những ưu điểm

- Quản lý hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp đã có nhiều đổi mới và nâng cao, ngày càng hiệu quả thiết thực.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở, Tỉnh ủy chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các cấp ủy địa phương và các trung tâm bồi dưỡng chính trị lựa chọn đổi mới phương pháp BD lý luận chính trị và nghiệp vụ đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Nội dung BD thiết thực, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ có tính đặc thù của Mặt trận Tổ quốc các cấp, phù hợp đời sống, văn hóa-xã hội của nhân dân địa phương, đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động của cán bộ làm công tác mặt trận.

Cấp ủy các cấp coi trọng đổi mới phương thức chỉ đạo của cấp ủy Đảng với công tác BD đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và hoạt động BD của các trung tâm bồi dưỡng chính trị theo tinh thần Đảng lãnh đạo, chính quyền chỉ đạo thực hiện dưới sự giám sát của nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm bồi dưỡng chính trị chủ động được chương trình, kế hoạch và chất lượng BD của mình, đề cao tinh thần tự chủ, chịu trách nhiệm trong hoạt động ĐT, BD cán bộ.


- Hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cơ sở.

Thực hiện phương châm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức Mặt trận Tổ quốc, các cấp ủy chỉ đạo các trung tâm bồi dưỡng chính trị tăng cường cập nhật tri thức mới, công nghệ mới vào nội dung BD của đơn vị mình. Đồng thời tăng cường tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu lý luận nâng cao chất lượng bài giảng đảm bảo chất lượng học viên sau các đợt tập, BD tại trung tâm.

Do vậy hoạt động BD lý luận chính trị và nghiệp vụ đã giúp đội ngũ cán bộ công tác tại Mặt trận Tổ quốc cơ sở trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ ở địa phương. Từ đó tham mưu cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở theo quy định, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc xây dựng địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, củng cố an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Tinh thần trách nhiệm, nhận thức, thái độ về công tác BD cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở của cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị ngày càng cao.

Các trung tâm bồi dưỡng chính trị đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy tại các chương trình BD cán bộ cho địa phương nói chung. Giảng viên có ý thức học tập, đặc biệt nâng cao tinh thần tự học tập, nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ để ngày càng hoàn thiện mình, đảm bảo đạt được mục tiêu, yêu cầu chương trình BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc đã đặt ra hàng năm.

Công tác quản lý hoạt động BD của các trung tâm bồi dưỡng chính trị đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, đạt hiệu quả hơn. Lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc cấp huyện trong suốt quá trình hoạt động BD, ngay từ khâu khảo sát nhu cầu BD, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá kết quả BD cán bộ.

Xác định rõ vai trò, tính chất đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác mặt trận ở cơ sở, giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo


hướng tạo tính chủ động cho học viên nhằm giúp họ tiếp thu được nhiều tri thức và kỹ năng hoạt động thực tiễn, nhất là xử lý các tình huống phức tạp phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình.

- Các cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố, tăng cường sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ BD cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở bước đầu có hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc tỉnh về việc BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, hàng năm Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch, nội dung và triển khai tổ chức thực hiện chương trình BD cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Mặt trận Tổ quốc cấp huyện theo chức năng của mình đã chủ động tham mưu cấp ủy, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo, thực hiện công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận ở cơ sở có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, sự lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp thực hiện chương trình BD đã cơ bản đạt kết quả tốt; đã có sự thống nhất cao về chương trình BD, đối tượng tham gia BD và đánh giá kết quả sau mỗi đợt BD cán bộ của địa phương.

2.4.2. Những hạn chế, bất cập

- Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ MTTQ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập, do vậy đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội trong cả nước, cùng với quá trình xây dựng và củng cố hệ thống chính trị của các địa phương tỉnh Bắc Ninh, Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở trong tỉnh được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận của cấp xã, Ban công tác mặt trận ở Khu dân cư nhiều khi chưa củng cố, kiện toàn kịp thời; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở còn biểu hiện hình thức, trì trệ, nặng về hành chính, kém hiệu quả; việc chấp hành nguyên


tắc trong công tác còn có những biểu hiện chưa nghiêm minh… Nguyên nhân chính là do kế hoạch BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn bị lơ là, xem nhẹ. Các cấp ủy, lãnh đạo địa phương chưa chủ động chăm lo nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ mặt trận, chưa quy hoạch được đội ngũ cán bộ làm công tác này, chưa có kế hoạch cử cán bộ tham gia các chương trình BD tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị hoặc các nơi khác trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở còn hạn chế.

Hoạt động tuyên truyền của các cấp ủy và lãnh đạo chính quyền về tầm quan trọng của công tác BD nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở nhiều khi chưa được coi trọng đúng mức; chưa quan tâm đến nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức địa phương.

Trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt cơ quan hay trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương, nội dung về BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ít được đề cập, bàn bạc, trao đổi. Vì vậy nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhân dân về BD cán bộ chưa đầy đủ và đúng ý nghĩa theo tinh thần của Đảng, nhà nước ta.

- Nội dung, phương thức tổ chức BD của các trung tâm bồi dưỡng chính trị nói chung còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn ngày càng phát triển.

Nói chung, đội ngũ giảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị chủ yếu mới được BD, cập nhật những kiến thức về hoạt động thực tiễn và năng lực sư phạm mà chưa được BD nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị phục vụ hoạt động giảng dạy của mình. Từ định hướng nội dung BD giảng viên dẫn đến nội dung BD cho học viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa toàn diện, chưa tạo được đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chuyên môn sâu, kỹ năng thuần thục trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình ở địa phương. Mặt khác, chương trình BD lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở cần được quan tâm hơn để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong thực tiễn.

Về hình thức BD, các trung tâm bồi dưỡng chính trị chủ yếu mới chỉ thực hiện các lớp, đợt BD ngắn ngày. Do vậy khối lượng kiến thức cung cấp cho học viên nói chung còn ít so với yêu cầu ngày càng tăng của xã hội hiện nay. Các cấp ủy


đảng và lãnh đạo địa phương cần nghiên cứu mở rộng và duy trì chương trình BD dài ngày hơn đáp ứng yêu cầu học tập của cán bộ, công chức nói chung, cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Đồng thời nghiên cứu kết hợp hài hòa các đợt BD phù hợp điều kiện công tác của cán bộ địa phương.

- Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn trong việc BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở còn mờ nhạt, thụ động.

Mặc dù hoạt động của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc thể hiện rõ nét nhất là trong đời sống xã hội hàng ngày khu dân cư, vai trò của cán bộ làm công tác mặt trận rất quan trọng trong tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở nhưng qua kết quả khảo sát cho thấy sự tham gia vào hoạt động BD cán bộ của cấp ủy, lãnh đạo địa phương ở cơ sở chưa tích cực và chưa đạt hiệu quả. Nhiều nơi, nhiều cán bộ cho rằng trách nhiệm ĐT, BD đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và lãnh đạo cấp trên và thẩm quyền về công tác quản lý cán bộ của cơ sở chưa được quy định rõ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu khắc phục trong công tác bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác ở Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở.

2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế

- Nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo chính quyền ở một số nơi về BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc còn chưa đầy đủ, sâu sắc.

Như kết quả khảo sát cho thấy nhiều cấp ủy, lãnh đạo cơ sở quan tâm đến công tác sử dụng cán bộ mà chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ĐT lại cán bộ đang công tác do chính mình quản lý. Vì vậy, nhiều nơi chưa thực hiện đánh giá, nắm bắt được nhu cầu BD của cán bộ, công chức của địa phương; chưa tiến hành xây dựng kế hoạch BD cán bộ để nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ về mặt trận, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một số địa phương cho rằng cán bộ làm công tác mặt trận như là nhiệm vụ kiêm nhiệm, tạm thời, có vai trò hạn chế trong phạm vị địa phương, khu vực và hoạt động bằng kinh nghiệm cuộc sống mà nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động của cán bộ chưa được xác định ở vị trí đúng tầm nhiệm vụ đảm nhiệm. Vì vậy, việc BD đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận thường xem nhẹ hoặc ỷ lại cho các cơ quan hữu trách và cấp trên.


- Tinh thần và ý thức trách nhiệm của cán bộ công tác Mặt trận Tổ quốc cơ sở về BD nâng cao trình độ mọi mặt còn hạn chế, nhất là việc tự học tập, BD của bản thân.

Năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở thực sự là một vấn đề trừu tượng, khó đánh giá. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ này cũng khá tổng hợp, bao hàm nhiều lĩnh vực khoa học trong đời sống xã hội, đòi hỏi cán bộ có trình độ toàn diện, nhất là bản lĩnh chính trị, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, có khả năng am hiểu nhiều vấn đề về đặc điểm văn hóa, truyền thống của địa phương mình.

Tuy nhiên, chế độ, chính sách của cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo đời sống và đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay. Điều đó ảnh hưởng đến tinh thần trách nhiệm, gây thiếu yên tâm công tác lâu dài ở địa phương. Nhiều cán bộ có tâm tư, nguyện vọng chuyển sang làm công tác khác có điều kiện thu nhập và hướng công tác tốt hơn. Vì vậy, việc BD nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc ơ cơ sở chưa được coi trọng và thực sự có nhu cầu cá nhân.

- Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở còn chưa phù hợp, chưa đủ khuyến khích cán bộ yên tâm công tác tại địa phương.

Hiện nay, nói chung, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận được thực hiện như cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn. Song điều kiện làm việc của cán bộ làm công tác mặt trận có nhiều đặc thù cần được nghiên cứu, xem xét cho phù hợp. Thời gian làm việc của họ không theo thời gian hành chính mà kết hợp linh hoạt khéo léo, phù hợp với lao động ngành nghề của nhân dân địa phương; đối tượng làm việc đa dạng, phức tạp, có trình độ dân trí tùy thuộc vùng, miền; trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc không được ĐT cơ bản từ các trường lớp; nội dung làm việc phong phú, bao trùm mọi mặt trong đời sống xã hội;…

Như vậy, để đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận yên tâm cần có chế độ đặc thù riêng, phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền trong tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác có chủ trương ĐT, BD đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở hiện nay.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí