Chỉ Đạo Thực Hiện Đổi Mới Và Đa Dạng Các Hình Thức Bồi Dưỡng Phù Hợp Điều Kiện Thực Tiễn


dạy học; tăng thêm niềm đam mê, hứng thú học tập của học viên để đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả BD của các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Nâng cao chất lượng BD cũng chính là góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở ĐT, BD. Phải chú trọng xây dựng hệ thống các kĩ năng nghiệp vụ gắn với từng công việc cụ thể của cán bộ để bồi dưỡng.

Nội dung chương trình phải gắn với thực tế hoạt động của cán bộ, xây dựng các tình huống và đưa các tình huống có thật ở địa phương vào nội dung chương trình để phân tích, qua đó nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho học viên.

Khi đã xác định mục tiêu, nội dung chương trình BD và xây dựng được kế hoạch BD cụ thể, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cần tổ chức BD theo các hình thức khác nhau, có thể như: Tổ chức thành từng lớp, từng nhóm theo từng chuyên đề cần BD; tổ chức thuyết trình, trao đổi, tranh luận những vấn đề, những nội dung cần có nhiều chính kiến của giảng viên, học viên, những vấn đề cần vận dụng lý luận vào trong thực tiễn cụ thể từng địa phương,…

Chọn chương trình BD là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình BD. Xét theo quan điểm quản lý giáo dục, tác động quản lý phải thúc đẩy và phát huy cao độ được tiềm năng nội lực của cán bộ, giảng viên và học viên, đặc biệt là khai thác hết được tư duy sáng tạo qua hình thức tự học của học viên. Do đó, cách thức tổ chức BD lý luận chính trị cho cán bộ, công chức phải ưu tiên cho vấn đề tự học, tự BD của cán bộ thực hiện theo chương trình BD của trung tâm bồi dưỡng chính trị nhằm đạt được mục đích BD đã đề ra. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải căn cứ vào đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình để lựa chọn được phương pháp tổ chức BD phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

4. Phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý quá trình BD

Mặt trận tổ quốc tỉnh, huyện phối hợp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các cơ quan liên quan chuẩn bị tổ chức BD lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận cấp cơ sở được kịp thời.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo nội dung, chương trình BD lý luận chính trị của các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học trong suốt quá trình BD cho cán bộ của các trung tâm. Ban Tuyên giáo huyện ủy chỉ đạo trực tiếp trung tâm bồi


dưỡng chính trị thực hiện kế hoạch cụ thể, phối hợp với các Ban đảng thuộc huyện ủy và lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị quản lý chương trình BD hằng năm, hằng quý và các lớp BD cán bộ ngắn ngày của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Ban Tổ chức tỉnh ủy, huyện ủy căn cứ nhu cầu công tác cán bộ của tỉnh, huyện, tham mưu cử cán bộ đi BD chính trị theo yêu cầu, quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy Bắc Ninh.

Trường chính trị của tỉnh phối hợp Sở Giáo dục và ĐT, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện bố trí cán bộ, chuyên gia tham gia giảng dạy các chuyên đề theo chương trình BD chung và các chuyên đề có tính chuyên môn.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở tỉnh Bắc Ninh - 16

Mặt trận tổ quốc cấp huyện phối hợp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên trong suốt quá trình BD cho cán bộ mặt trận cơ sở của các trung tâm bồi dưỡng chính trị.

Trung tâm BD chính trị phối hợp với các Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đơn vị liên quan trong tỉnh, huyện bố trí chuyên gia, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên BD chuyên môn, nghiệp vụ tại các lớp do trung tâm tổ chức theo chương trình, mục tiêu đã đặt ra.

Để đáp ứng yêu cầu BD cán bộ cơ sở của địa phương, ngay từ đầu năm các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải chủ động rà soát lại các điều kiện, các yếu tố phục vụ hoạt động BD của mình như: Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, lực lượng báo cáo viên… để xây kế hoạch chỉ đạo thực hiện cho chủ động, phù hợp, kịp thời.

Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong hoạt động BD lý luận chính trị của các trung tâm, quyết định chất lượng, hiệu quả quá trình BD và sự phát triển của mỗi trung tâm. Vì vậy, lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị cần chủ động xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy về việc chuẩn bị đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên phục vụ kế hoạch BD của trung tâm mình.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo địa phương phải thường xuyên chỉ đạo công tác BD lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của mình, gắn công


tác xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ với kế hoạch BD lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

- Cấp ủy cấp huyện cần cụ thể hóa yêu cầu tiêu chuẩn đối với các chức danh cán bộ; nắm rõ nhu cầu BD ở cơ sở hàng năm làm cơ sở để trung tâm bồi dưỡng chính trị xác định nội dung chương trình BD phù hợp nhất.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý khi xây dựng nội dung BD phải có trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực BD cán bộ, công chức của địa phương. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cần tranh thủ sự đóng góp rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học và những cán bộ có nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để tham gia xây dựng nội dung BD phù hợp với nhu cầu của từng loại đối tượng BD.

- Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cần phối hợp với cấp ủy cơ sở nắm chắc nguồn cán bộ tham dự các khóa BD lý luận chính trị để việc xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch BD tổ chức triển khai các khóa hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

3.2.3. Chỉ đạo thực hiện đổi mới và đa dạng các hình thức bồi dưỡng phù hợp điều kiện thực tiễn

3.2.3.1. Mục đích

Tổ chức được nhiều hình thức bồi dưỡng phong phú, sinh động, phù hợp với điều kiện từng địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng về chuyên môn và kĩ năng nghiệp vụ.

3.2.3.2. Nội dung

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thực chất là quản lí toàn bộ quá trình giảng dạy tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, nội dung quản lý cụ thể là:

- Việc thực hiện chương trình dạy học tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, đảm bảo thực hiện đúng nội dung theo từng đối tượng BD, chương trình BD theo kế hoạch đề ra.

- Tổ chức giám sát việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn của giảng viên, báo cáo viên của trung tâm; việc thực hiện nền nếp dạy, học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị.


- Việc thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả, chất lượng dạy và học của trung tâm; các biện pháp quản lý giảng viên và học viên để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình BD.

- Chỉ đạo lựa chọn và đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy của giảng viên quá trình BD tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị để đạt được chất lượng, hiệu quả theo yêu cầu.

- Quản lý hồ sơ chuyên môn để nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên, phục vụ công tác đánh giá giảng viên theo quy định.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

1. Quản lý và giám sát thực hiện dạy học theo chương trình, kế hoạch bồi dưỡng

Tổ chức quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy các nội dung về lý luận chính trị, về nghiệp vụ theo phân phối chương trình BD khung của Ban Thường vụ huyện ủy, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy và chương trình cụ thể mà trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã xây dựng.

Khi đã xây dựng nội dung chương trình BD tại trung tâm bồi dưỡng chính trị đảm bảo nội dung kiến thức trọng tâm, cơ bản phù hợp đối tượng người học, việc quản lý chương trình nhằm mục tiêu xác định khối lượng của mỗi môn học sao cho đảm bảo về thời lượng, thời điểm giảng dạy, để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại nào đó của chương trình và quá trình thực hiện chương trình BD.

Ngay từ đầu năm, căn cứ vào chương trình khung của tỉnh ủy, huyện ủy đã duyệt và chỉ đạo, kế hoạch BD cán bộ của năm, lãnh đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức triển khai đến tất cả giảng viên kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình BD, tiến hành phân phối chương trình của từng môn, từng tiết học, cho từng lớp học để giảng viên nắm vững những yêu cầu về nội dung chương trình cần BD mà mình được giao đảm nhiệm.

Lãnh đạo các bộ phận thuộc trung tâm chỉ đạo mỗi giảng viên xây dựng kế hoạch và lộ trình, phương pháp thực hiện kế hoạch giảng dạy theo từng quý, học kỳ và hằng năm. Sau khi kiểm tra, tham gia kế hoạch của cá nhân giảng viên, lãnh đạo bộ phận phụ trách chỉ đạo, hướng dẫn giảng viên thực hiện đầy đủ, đúng nội dung dạy học theo quy định. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện phải được trao


đổi, báo cáo kịp thời với cán bộ phụ trách để cùng bàn bạc thống nhất báo cáo lãnh đạo trung tâm hướng giải quyết.

Một nội dung quan trọng trong việc quản lý thực hiện dạy học của giảng viên là việc lãnh đạo trung tâm, các bộ phận thuộc trung tâm xem xét phân công giảng viên dạy học một cách phù hợp nhất; kịp thời phân công điều chỉnh giảng viên khi cần thiết để đảm bảo tiến độ và chất lượng dạy học theo chương trình BD của toàn trung tâm.

Để quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình BD của giảng viên, lãnh đạo trung tâm có thể sử dụng các công cụ cần thiết như sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng, đề cương giới thiệu chi tiết, kế hoạch dạy học và thời khóa biểu, kiểm tra thực tế giảng dạy…

Đồng thời với việc thực hiện kế hoạch giám sát theo kế hoạch, lãnh đạo trung tâm, phụ trách các bộ phận thuộc trung tâm có thể tổ chức giám sát đột xuất việc thực hiện chương trình để đánh giá giảng viên được sát thực hơn. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải lập hồ sơ theo dõi và quản lý hồ sơ làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy học của giảng viên. Ngoài ra, có thể tổ chức nắm bắt thông tin về việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch BD của giảng viên thông qua báo cáo cá nhân, trao đổi của lãnh đạo bộ phận, nhóm trưởng và các đồng nghiệp của giảng viên hoặc tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ phía học viên.

2. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học

Mục đích của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học các môn lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh Bắc Ninh là nhằm để công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên đảm bảo được khách quan, toàn diện, chính xác và công bằng. Để đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá được chất lượng dạy học được hiệu quả, sát thực, cần thực hiện các nội dung sau:

- Phải xác định được mục tiêu và bộ tiêu chí chất lượng dạy học các môn lý luận chính trị và nghiệp vụ theo mục tiêu ĐT, BD của cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, chính quyền địa phương và của trung tâm bồi dưỡng chính trị đề ra.

Tiến hành tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng dạy học của giảng viên đảm bảo ở ba cấp độ cụ thể là:


+ Kiến thức, kỹ năng và thái độ của giảng viên trên cơ sở mục tiêu, chất lượng hoạt động dạy học.

+ Xây dựng được các tiêu chí chuẩn để kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên theo nội dung chương trình đặt ra.

+ Xây dựng được bộ Test đánh giá chuẩn các phần học, môn học, hình thành được ngân hàng câu hỏi làm cơ sở để lựa chọn cho việc kiểm tra khi kết thúc học phần, môn học, chương trình BD.

- Căn cứ các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tiến hành xây dựng quy trình đánh giá khoa học, phù hợp của trung tâm. Tổ chức phân công trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của cán bộ giảng viên và tăng cường phân cấp quản lý thật rõ ràng.

- Lãnh đạo trung tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá đã xây dựng; tích cực kiểm tra việc thực hiện của cá nhân, của các bộ phận trực thuộc để kết quả kiểm tra, đánh giá đúng mục tiêu, chính xác, toàn diện.

- Quản lý chặt chẽ quy trình ra đề bài kiểm tra của học viên; giám sát tốt quá trình và kết quả chấm bài kiểm tra.

- Việc công khai kết quả kiểm tra phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch; giải quyết kịp thời, chính xác những thắc mắc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của giảng viên về kết quả kiểm tra, đánh giá, để cán bộ, giảng viên và học viên sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm trong quản lý giảng dạy và học tập.

- Coi trọng công tác tổng kết, sơ kết, rút kinh nghiệm thực tiễn đối với công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của trung tâm; thường xuyên tổ chức BD nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ quản lý, giảng viên để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Từ đó, công tác quản lý chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao, hạn chế được nhiều thiếu sót trong hoạt động ĐT, BD của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

3. Quản lý quá trình học tập của học viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị

- Để nâng cao chất lượng BD của học viên, công tác quản lý học viên là một trong những biện pháp cần thiết, bao gồm các nội dung: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên của trung tâm và học viên về vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa của


quản lý học viên trong quá trình học tập tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị; xác định mục đích, ý nghĩa, thái độ học tập của học viên; tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình học tập của học viên; duy trì sĩ số ổn định tại các lớp, các buổi học tại hội trường; thời gian học tập trên lớp theo chuyên đề của chương trình BD.

- Lãnh đạo các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải xây dựng được nội quy, quy định quản lý học viên trong thời gian học tập BD tại trung tâm, nội dung cần quy định một cách cụ thể về: Trách nhiệm quản lý học viên của cán bộ được phân công phụ trách lớp học, của giảng viên trong thời gian giảng dạy, việc trao đổi thảo luận trên lớp và trong các tổ, nhóm, việc thực hiện những quy định khi viết bản thu hoạch cá nhân, cách chấm đánh giá kết quả, xếp loại, đánh giá thu hoạch cá nhân của học viên,…

Phải xây dựng được quy chế, quy định rõ ràng đối với học viên, trong đó quy định những hình thức, biện pháp xử lý khi học viên vi phạm nội quy, quy định của trung tâm. Trên cơ sở đó đề cao trách nhiệm của học viên trong việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, năng động, linh hoạt để lĩnh hội tri thức mới. Phải xác định mục đích học tập rõ ràng, động cơ học tập đúng đắn, chấp hành nghiêm nội quy và quy chế học tập, tham gia học tập đầy đủ, đúng thời gian quy định, thực hiện các nhiệm vụ của người học và học tập đạt kết quả cao.

- Trong mỗi lớp, mỗi đợt BD tại trung tâm, cán bộ, giảng viên phụ trách lớp cần nghiên cứu danh sách cán bộ tham gia BD lý luận chính trị, nghiệp vụ của lớp mình phụ trách để lựa chọn, cử những cán bộ có uy tín, có năng lực phù hợp và có trách nhiệm tham gia ban cán sự lớp học. Cán bộ được cử làm lớp trưởng được được tham gia cùng với giảng viên chủ nhiệm lớp trong quản lý, điều hành hoạt động của lớp trong suốt quá trình BD từ khâu phổ biến chương trình, kế hoạch đến việc quản lý, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của các học viên. Lựa chọn cán bộ lớp, tổ phải là những cán bộ nhiệt tình và có điều kiện về thời gian để cùng giảng viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt quản lý học viên trong quá trình BD. Ban cán sự lớp và tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi sĩ số của lớp, của tổ và thường xuyên báo cáo với chủ nhiệm lớp về tình hình chung của lớp; phân chia tổ học tập, thảo luận sao cho hợp lý; lập sơ đồ quy định chỗ ngồi để thuận lợi cho việc điểm danh hàng ngày, giúp cán bộ chủ nhiệm thường xuyên bám lớp, cùng Ban cán sự theo dõi lớp học một cách chính xác.


- Công tác quản lý nâng cao chất lượng học tập của học viên còn phải tổ chức làm tốt việc phối hợp chặt chẽ với cấp ủy cơ sở, lãnh đạo quản lý học viên nơi công tác để nâng cao nhận thức cho học viên trong quá trình BD, về ý thức tự giác học tập, tinh thần, thái độ tiếp thu những tri thức, thông tin mới làm giàu thêm kiến thức cho bản thân để thực sự học tập, BD lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ thực sự vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của cán bộ. Đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ giữa học tập lý luận theo các chuyên đề, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cá nhân với rèn luyện bản thân về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong trong quá trình học tập BD. Phải xây dựng để các trung tâm bồi dưỡng chính trị trở thành môi trường rèn luyện toàn diện của học viên.

Theo dõi quản lý thời gian học tập của học viên cần được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc để tránh xảy ra trường hợp học viên bỏ giờ học về tranh thủ làm việc cơ quan hoặc việc riêng. Trường hợp cần thiết, chủ nhiệm lớp và ban chỉ đạo lớp học có trao đổi với cấp ủy, lãnh đạo cơ sở quản lý cán bộ được biết.

Kết thúc các lớp, khóa BD theo chương trình đề ra, trung tâm có văn bản thông báo kết quả học tập của học viên về đơn vị công tác để cấp ủy và lãnh đạo quản lý cán bộ xác nhận kết quả học tập của cán bộ và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá, tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm đối với cán bộ, đảng viên.

- Kết thúc chương trình BD lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở, các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải tổ chức tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ huyện ủy, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị quản lý học viên và thông báo với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh để các cấp quản lý cán bộ xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của cán bộ cử đi học kèm theo giấy chứng nhận kết quả học tập BD của từng học viên. Đây là một trong các tiêu chí cần thiết của cán bộ trong công tác quản lý cán bộ của các cấp lãnh đạo ở địa phương.

Bên cạnh đó, khi kết thúc khóa học, lãnh đạo trung tâm thông báo những học viên không đảm bảo đủ thời gian học tập theo quy định hoặc học viên có vấn đề cần lưu ý trong gian rèn luyện, BD tại trung tâm để cấp ủy nơi quản lý học viên đó được biết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023