Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk - 2


chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sữa, để có thể tồn tại và phát triển thì việc phân tích báo có tài chính vô cùng quan trọng. Nó giúp kiểm soát và đưa ra được những chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh mang tính đột phá. Đây được coi là nhu cầu tất yếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk nói riêng cǜng như nhiều doanh nghiệp khác nói chung.

2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Phân tích báo cáo tài chính là một vấn đề mà có nhiều các công trình nghiên cứu trước kia đã đề cập đến. Các đề tài trước kia của nhiều tác giả cǜng đã khái quát cơ sở lý luận về phương pháp và nội dung phân tích tài chính, cùng với đó là áp dụng cơ sở lý luận vào tình hình của doanh nghiệpcụ thể. Để học hỏi và rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã tham khảo một số luận văn thạc sĩ về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sau:

Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng” của Bùi Thị Minh Phương (2018), Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵngđã khái quát hóa vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của công ty. Từ đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của công tác phân tích trên. Luận văn đã đề xuất được những giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng công trình Mai Linh” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Nga (2019), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội đã tập trung hệ thống hóa được những vẫn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo


tài chính thông qua báo cáo tài chính, đề cập sâu đến các phương pháp cǜng như nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Song luận văn mới chỉ dừng lại ở quan điểm của các nhà quản trị, phân tích báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác phân tích báo cáo tài chính đang diễn ra tại công ty, nhằm xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu để phân tích và hoàn thiện công tác phân tích tại công ty, mà chưa hướng tới việc phân tích những biến động trong hoạt động của công ty, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động công ty.

Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bibica” của tác giả Bùi Thanh Hương (2019), Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội đã hẹ thống hóa co sở lý luạ n co bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiẹ p. Phân tích, đánh giá báo cáo tài chính, hiẹ u quả hoạt đọ ng kinh doanh thông qua báo cáo tài chính của Công ty cổ Bibica liên hẹ so sánh với mọ t số doanh nghiẹ p cùng ngành. Hệ thống hóa những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của công ty và đề xuất mọ t số giải pháp nhằm nâng cao na ng lực tài chính của Công ty Cổ phần Bibica.

Các đề tài trên đều đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, các phương pháp, chỉ tiêu để phục vụ công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả cǜng nghiên cứu thực trạng công tác phân tích tài chính, về tổ chức công tác phân tích, các phương pháp phân tích và nội dung phương pháp và các tác giả cǜng đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao tình hình tài chính tại các doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, với mỗi một doanh nghiệp riêng biệt trong nền kinh tế đều có những đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, về quy mô hoạt động, về tổ chức nhân sự…Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứu và làm rò nội dung và đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk mà các đề tài trước kia chưa đề cập tới.


Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk - 2

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu của luận văn là phân tích báo cáo tài chính (BCTC) của Công ty CP Sữa Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực tài chính của công ty.

Từ mục tiêu cơ bản đó, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là:

Hệ thống hóa những lý luận về phân tích BCTC doanh nghiệp.

Phân tích BCTC tại công ty Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk trong những năm gần đây.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty CP Sữa Việt

Nam Vinamilk - BCTC riêng của công ty mẹ.

- Thời gian: Số liệu được sử dụng để phân tích báo cáo tài chính trong 3 năm 2017 - 2019. Các giải pháp đề xuất cho các năm tiếp theo.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu luận văn là CNDV biện chứng và CNDV lịch sử.

Các phương pháp cụ thể:

Phương pháp tổng hợp, phân tích hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thựctiễn.

Phương pháp khảo sát, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu, xác định rò những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk.

Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất những định


hướng và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk. Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giải luận văn sử dụng nhằm mô tả và phân tích đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk có ảnh hưởng đến hoạt động phân tích báo cáo tài chính trên quan điểm của tác giả. Phương pháp định tính được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu; từ đó tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Mục đích của phương pháp định tính là đưa ra những phán đoán về bản chất phân tích BCTC tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilkhiện nay; đồng thời thể hiện những logic của các nội dung, các chỉ tiêu phân tích BCTC tại Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Để có căn cứ tin cậy cho việc thực hiện đề tài, luận văn đã tiến hành thu thập dữ liệu như sau:

- Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp: bao gồm giữ liệu như báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, sổ sách kế toán…và các thông tin trên sách, báo, tạp chí liên quan đến hoạt động tài chính của công ty.

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích báo cáo tài chính của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk.

- Đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài

chính Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk.

7. Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu luận văn được gồm 3 chương:

Chương 1. Lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Chương 2. Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Sữa Việt

Nam Vinamilk giai đoạn 2017-2019

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk


Chương 1

LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái quát về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm, nội dung báo cáo tài chính

1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính DN là một hệ thống các thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán tài chính nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích cho các đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế.

Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cǜng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kǶ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…).

Tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì còn phải thực hiện BCTC tổng hợp hay BCTC hợp nhất vào cuối kǶ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam [8].

1.1.1.2. Nội dung báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp


- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn h nh thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán Quy chia thành hai phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn” [1].

Theo thông tư 200/2014/TT - BTC, Bảng cân đối kế toán có kết cấu tổng thể như sau:

+ Phần tài sản bao gồm các chi tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản và được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần và được chia thành hai loại.

Loại A: Tài sản ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.

Loại B: Tài sản dài hạn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là: các khoản thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

+ Phấn nguồn vốn: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn hình thành lên các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành hai loại

Loại C: Các chỉ tiêu trong loại này phản ánh các loại nợ ngắn hạn, nợ dài hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán.

Loại D: Vốn chủ sở hữu phản ánh các nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ của doanh nghiệp và nguồn kinh phí (nếu có) thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp [1].

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trình bày các nội dung cơ bản về chi phí, doanh thu và kết quả từng loại giao dịch, sự kiện [1]:


+ Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ;

+ Hoạt động tài chính;

+ Hoạt động khác.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN) là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc tạo tiền. Sử dụng tiền và dự trữ tiền trong kǶ báo cáo của doanh nghiệp [1].

Nội dung của báo cáo tài chính tiền tệ gồm 3 phần:

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Với nội dung trên báo cáo tài chính tiền tệ được kết cấu tương ứng thành ba phần theo từng hoạt động, trong từng phần chi tiết thành các dòng để phân ánh các chỉ tiêu liên quan đến việc tạo ra và sử dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt động và các chỉ tiêu được báo cáo chi tiết thành các cột theo số kǶ này và kǶ trước để có thể đánh giá, so sánh giữa các kǶ với nhau. Phân lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đều lập theo phương pháp trực tiếp, phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh lựa chọn một trong hai phương pháp trực tiếp hay gián tiếp.

- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) là bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trong các báo cáo tài chính cǜng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh cǜng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính [1].

1.1.2. Khái niệm phân tích Báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được,


dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “biết nói” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rò tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó.

Theo các tác giả của trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh” [3].

Từ các quan điểm trên, cao học viên cho rằng: Phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại trên các báo cáo tài chính đồng thời dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai nhằm cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý (các đối tượng quan tâm) để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp vì mục tiêu mà họ quan tâm.

1.1.3. Mục tiêu của phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với việc quản trị tài chính doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, có nhiều chủ thể quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động…Các chủ thể này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới góc độ khác nhau. Phân tích báo cáo tài chính giúp cho mỗi chủ thể có thông tin phù hợp với mục đích của mình, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra các quyết định để bảo toàn và gia tăng lợi ích của họ gắn với hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn mục tiêu phân tích cụ thể với

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí