Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 2

mạo văn học miền Nam nói chung và văn học Đàng Trong nói riêng. Điều đáng nói là, ngay trong một số giáo trình giảng dạy ở bậc đại học của các trường đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề này cũng chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức.

1.3. Lịch sử đã chứng minh, trong giai đoạn đối kháng Đàng Trong - Đàng Ngoài, sự đối kháng diễn ra ở tất cả các mặt: quân sự - chính trị - kinh tế. Hiển nhiên, xét về mặt biện chứng lịch sử, đó chính là điều kiện tồn tại của một vùng lãnh thổ độc lập. Tuy nhiên, điều lý thú là trong suốt thời kỳ phân tranh ấy, chưa bao giờ thấy thật sự đặt ra sự đối kháng, cạnh tranh văn hóa giữa hai Đàng. Có thể, đó chính là yếu tố bảo lưu đậm đặc nhất, vững bền nhất sự thống nhất dân tộc và diện mạo quốc gia, để rồi sau mấy trăm năm chia cắt, lại hợp nhất Trong - Ngoài về một chỉnh thể văn hóa Việt.

Tuy nhiên, thực tế chia cắt 200 năm, dù muốn hay không, hẳn vẫn tạo ra những sự khác biệt. Không chỉ xét trên tổng thể nền văn hóa nói chung, mà bản thân văn học Đàng Trong cũng phát triển trong tình trạng lưỡng nan vừa thống nhất vừa khác biệt như thế. Thống nhất nhờ sự bảo lưu những giá trị văn học, mà rộng hơn là giá trị văn hóa truyền thống. Khác biệt vì trên đường hướng ly khai, người Việt ở phương Nam phải không ngừng sáng tạo ra cái mới, để sinh tồn và cũng để khẳng định sự tồn tại độc lập của vùng lãnh thổ - vùng thể chế. Vấn đề đặt ra là những sự khác biệt có thực ấy trong văn học nơi vùng đất mới có tạo ra sự xung khắc với văn học Đàng Ngoài nói riêng và với nền văn học dân tộc đã định hình từ lâu đời nói chung; hay chính những biệt sắc đó lại góp phần vào sự phong phú của nền văn học dân tộc? Nói cách khác, văn học Đàng Trong nằm ở vị trí nào và xác lập vai trò gì trong nền văn học dân tộc? Chúng tôi tin rằng, lần giở lại những trang văn học Đàng Trong thời kỳ phân tranh, sẽ là một trong những hướng đi hứa hẹn để tìm ra lời giải cho những câu hỏi đó.

Trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi lựa chọn Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc làm đối tượng nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng tới ba mục tiêu cơ bản:

2.1. Hình dung tổng thể về văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, chúng tôi không viết lại văn học sử Đàng Trong theo cách các tác giả Nguyễn Văn Sâm, Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Văn Trung… đã làm mà chỉ lựa chọn những dữ kiện, văn liệu, thi liệu phục vụ cho quá trình nhận thức, đánh giá một cách cơ bản đặc điểm, vị trí, vai trò của văn học Đàng Trong đối với văn học dân tộc.

2.2. Đặt sự vận động của văn học Đàng Trong vào mối tương quan với văn học Đàng Ngoài và trên lịch trình phát triển của văn học dân tộc để nhận thức những biệt sắc, những dấu ấn chung, từ đó định vị vai trò của nó trong nền văn học dân tộc. Mục đích của chúng tôi qua nghiên cứu này là vừa cụ thể hóa vùng văn học quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ này, vừa hình dung toàn diện về văn học dân tộc một thời kỳ.

2.3. Đặt các dữ kiện văn học vào bối cảnh lịch sử - văn hóa khi ấy để hình dung về sự phát triển thực sự của nền văn học và cố gắng trong chừng mực có thể, tìm ra logic nội tại của sự phát triển ấy.

3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

3.1. Hướng tiếp cận

Đối tượng khảo sát của luận án là những dấu ấn văn chương ở một vùng đất mới, trong một giai đoạn đặc biệt của tiến trình văn hóa khu vực. Vì vậy, nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo hướng tiếp cận hệ thống trong miêu tả lịch sử văn học và hướng nghiên cứu vùng văn học. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay, chưa từng xuất hiện một công trình mang tính phương pháp luận nào bàn chuyên sâu về những tiêu chí xác định một vùng văn học viết, cũng như đặt ra cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu văn học vùng. Vì vậy, để có thể giải mã vùng văn học Đàng Trong ở các chiều cạnh khác nhau, chúng tôi tiếp thu một cách có chọn lọc những tác phẩm mang màu sắc lý thuyết, thể hiện quan điểm nghiên cứu của các học giả uy tín. Điển hình trong đó là các quan niệm:

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 2

- Quan niệm về một công trình văn học sử thực thụ

Theo Trần Ngọc Vương, một công trình văn học sử phải hình dung cho được lịch sử vận động của đối tượng là văn học, vừa thông qua việc trình bày diện mạo tổng thể của từng thời đại, thời kỳ, giai đoạn, thời đoạn văn học, vừa giới thiệu

đặt định vị trí của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong tiến trình văn học của thời đoạn, giai đoạn, thời kỳ, thậm chí tác động của các tác giả ấy, tác phẩm ấy đến cả thời đại văn học. Bên cạnh việc trình bày nội dung văn học, công trình văn học sử cần trình bày cho được những gì làm nên diện mạo của bản thân văn học, tức thực trạng chất nền và cấu trúc của nền văn học: ngôn ngữ hệ thống thể loại [189, tr. 9]. Việc hình dung, đánh giá về văn học Đàng Trong cũng tiến hành theo xu hướng đó.

- Quan niệm về việc “đọc” tác phẩm văn học bằng văn hóa, nói cách khác là quan niệm về tính khả thi của phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học trung đại

Theo Trần Nho Thìn, phương pháp này ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ quan niệm về con người… từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô típ, hình tượng, ngôn ngữ… Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm [189, tr. 47]. Chọn góc độ văn hóa để quan sát và giải thích các hiện tượng văn học, đặc biệt là văn học trung đại, sẽ giúp giảm thiểu khả năng suy diễn, khả năng hiện đại hóa văn học quá khứ, cắt nghĩa văn học bằng cặp mắt của người hiện đại, chịu ảnh hưởng cách nhìn của thế giới hiện đại, do vậy mà góp phần đưa người đọc “có nhiều cơ may đến gần sự thật lịch sử văn học” [151, tr. 6].

- Quan niệm về sự phát triển không đồng đều của văn hóa dân tộc

Mặc dù việc phân biệt Nam - Bắc, trong một số bối cảnh, ở một vài thời điểm lịch sử cụ thể, có thể bị coi là “trái đạo lý” khi “chia rẽ” tính thống nhất của dân tộc, tuy nhiên, Trần Đình Hượu cho rằng, “ở một số mặt nào đó trong nghiên cứu khoa học điều đó là cần thiết” [67, tr. 189]. Luận đề này đã chứng minh được tính khả dụng khi áp dụng cho nghiên cứu trường hợp Nguyễn Thông, xét “từ góc độ phát triển không đồng đều của văn hóa dân tộc”1. Theo ông, tư tưởng, phong cách – phong cách làm việc, nghiên cứu và sáng tác – của Nguyễn Thông có liên quan với vùng đất mới Nam Kỳ và học phong ở đó, nơi mà “trong sự phát triển có


1 Xem thêm bài viết: “Từ góc độ phát triển không đồng đều của văn hóa dân tộc nhìn ánh sáng của ngôi sao Nguyễn Thông”, Tuyển tập, Tập 2, Trần Đình Hượu (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội.

nhược điểm là thiếu truyền thống lâu đời nhưng vì là mới nên lại dễ tiếp nhận cái đương đại nhanh chóng, đi vào tương lai nhẹ nhõm” [67, tr. 194]. Con người ở những vùng đất ấy, có thể là chưa có cái nhuần nhị do truyền thống rèn giũa trở thành tinh hoa, nhưng vì còn chất phác nên lại hoạt bát, tự nhiên, năng động hơn. Ngôi sao Nguyễn Thông, nếu có ánh sáng khác thường, so với các ngôi sao khác của Bắc Hà lúc đó, thì chính là do đặc điểm đó. Nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục triển khai theo hướng tiếp cận về sự phát triển không đồng đều đó của các vùng văn hóa – văn học.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp văn học sử

Để hình dung về văn học Đàng Trong đúng như “bản lai diện mục” vốn có, chúng tôi triển khai nội dung khảo cứu theo các tiêu chí của văn học sử, từ đó chọn lọc những dữ kiện, văn liệu, thi liệu hữu ích cho quá trình tư duy để đi đến nhận thức, đánh giá về đặc điểm, vị trí, vai trò của văn học Đàng Trong.

3.2.2. Phương pháp so sánh

Đặt văn học Đàng Trong vào mối tương quan với văn học Đàng Ngoài thế kỷ XVII – XVIII và trong toàn tiến trình văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi hy vọng có thể trên cơ sở đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm của các tác giả Đàng Trong và Đàng Ngoài giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, đồng thời chỉ ra được những điểm kế thừa, những sáng tạo mới, những dấu hiệu biệt sắc của văn học – văn hóa phương Nam so với tổng thể văn học – văn hóa Việt. Từ đó xác lập vị trí, vai trò của văn học Đàng Trong trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc.

3.2.3. Phương pháp liên ngành

Ở đây, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa. Một mặt, từ việc mô tả, phân tích, đánh giá những đặc điểm đặc thù của các tác phẩm văn học viết Đàng Trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII mà “đọc” ra một số mã văn hóa của vùng đất này. Mặt khác, đặt tác phẩm văn học vào bối cảnh ở đó nó đã phát sinh và phát triển, trên cơ sở đó nhận diện những đặc điểm văn học mang tính quy luật, tính lịch sử cụ thể, nói cách khác là lý giải các đặc trưng văn học từ góc nhìn văn hóa. Theo chúng tôi, đó là mối quan hệ biện chứng hai chiều: văn học hàm chứa trong nó nhiều mã văn hóa, và văn hóa bao

hàm, chi phối, hình thành nên không ít đặc điểm của nền văn học. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa với đối tượng là văn học Đàng Trong. Bởi vì khác với nhiều bộ phận văn học địa phương khác, văn học Đàng Trong xuất hiện đúng vào một giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử khu vực mà cũng là một thời kỳ mới của tiến trình văn hóa Đại Việt và là một bộ phận địa phương đặc biệt tiêu biểu cho một giai đoạn văn học đặc biệt, do đó “cũng mang trong các đặc điểm và giá trị của nó những động thái văn hóa đặc thù” [142, tr. 270].

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát chính của đề tài là các tác phẩm văn học Đàng Trong thời kỳ 1600 - 1802, trên các khía cạnh: đội ngũ sáng tác, nội dung phản ánh, thể loại, ngôn ngữ… Đây thực chất đều là những vấn đề của văn học sử. Tuy không thể coi là cách đặt vấn đề mới nhưng theo chúng tôi, là những thao tác cần thiết khi muốn hình dung về một thời đoạn văn học, làm cơ sở cho sự định vị vai trò của vùng văn học đó.

Do giới hạn về thời gian, khuôn khổ luận án, đặc biệt là năng lực nghiên cứu của bản thân, nên trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát sáng tác của những tác giả ở vùng đồng bằng và chỉ giới hạn trong phạm vi những tác phẩm văn chương hình tượng. Còn một bộ phận sáng tác của các tộc người khác, và những tác phẩm văn chương chức năng, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp hoàn thiện ở một công trình nghiên cứu “dài hơi” và hệ thống hơn.

4.2. Nguồn tư liệu

- Để có một cái nhìn đại lược về văn học Đàng Trong, chúng tôi tiếp cận tư liệu về sáng tác của các tác giả Đàng Trong thời kỳ 1600 - 1802 và những tư liệu/ công trình nghiên cứu về vùng văn học này của các thế hệ đi trước. Về căn bản, những phân tích, bình luận của chúng tôi được thực hiện chủ yếu trên cơ sở những tư liệu đã được dịch ra quốc ngữ.

- Đồng thời, để có thể nhận biết biệt sắc của văn học Đàng Trong cũng như xác định vai trò, vị trí của nó trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, bên cạnh việc khảo sát các tác phẩm Đàng Trong (đối tượng chính), chúng tôi cũng tiếp cận các sáng tác văn học Đàng Ngoài cùng thời kỳ và nhóm tư liệu/ công trình nghiên cứu về văn học cổ trung đại Việt Nam nói chung.

- Mặt khác, để có thể hiểu hơn về bối cảnh văn hóa mà ở đó văn học Đàng Trong đã phát sinh và phát triển, chúng tôi thấy cần thiết phải tiếp cận với nhóm tư liệu về lịch sử - văn hóa Đàng Trong.

5. Đóng góp của luận án

Luận án góp phần nhận diện lại một lần nữa các yếu tố đặc trưng của văn học Đàng Trong trên tiến trình vận động của văn học sử.

Dựa trên những kết quả thu được từ việc so sánh với văn học Đàng Ngoài đương thời, luận án góp phần nhận diện những dấu hiệu biệt sắc của văn học vùng. Đồng thời xác lập vai trò, vị trí của văn học Đàng Trong, cũng như vai trò của những cá nhân tiêu biểu trên tiến trình phát triển văn học viết dân tộc.

Nhận diện bản chất, cội nguồn của văn học Đàng Trong với tư cách là một thành tố văn hóa, một mặt chịu sự tác động và là hệ quả của những động thái văn hóa đặc thù, mặt khác tác động ngược trở lại, tạo nên sự sinh động cho không gian văn hóa vùng.

6. Cấu trúc luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận án được triển khai theo bốn chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Văn hóa - xã hội Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII

- Chương 3: Văn học Đàng Trong xét trong mối tương quan với văn học Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII

- Chương 4: Vai trò của văn học Đàng Trong đối với văn học dân tộc

Chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu


1.1. Một số thuật ngữ cơ bản

1.1.1. Đàng Trong - danh xưng miền đất mới

Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, hai họ quân phiệt cát cứ hai miền Nam - Bắc, lấy sông Gianh (tức Linh Giang, thuộc địa phận Quảng Bình) làm phân giới; khu vực từ sông Gianh trở vào là xứ Đàng Trong/ Đường Trong, thời kỳ đó còn gọi là Nam Hà (nhiều tài liệu của người nước ngoài gọi là “Quảng Nam quốc”); và khu vực từ sông Gianh trở ra là Đàng Ngoài/ Đường Ngoài, tức Bắc Hà. Theo đó, tên gọi Đàng Trong/ Đường Trong - Đàng Ngoài/ Đường Ngoài, hay Nam Hà - Bắc Hà chỉ có ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, khi cục diện non sông chia cắt làm đôi miền.

Vậy lịch sử Đàng Trong, lịch sử nửa phần đất phương Nam của Tổ quốc, chính thức bắt đầu từ khi nào? Nhiều công trình nghiên cứu trước nay vẫn xác nhận đó là thời điểm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1558. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, “sự phân kỳ ấy hoàn toàn không có cơ sở”, rằng “lịch sử Đàng Trong chỉ bắt đầu sau khi Nguyễn Hoàng ngầm đem binh thuyền về Thuận Quảng năm 1600, khiến vết nứt rạn giữa hai phe Trịnh - Nguyễn trong nội bộ triều Lê Trung hưng trở thành không sao hàn gắn được nữa” [142, tr. 271]. Lại có ý kiến cho rằng, trong suốt thời kỳ Nguyễn Hoàng cầm quyền ở Đàng Trong, không bao giờ công khai công bố sự cát cứ, mà vẫn nhận mệnh lệnh của Lê - Trịnh. Phải đợi đến khi chúa Nguyễn Phước Nguyên ngầm tuyên bố “Dư bất thụ sắc” (năm 1630) thì cục diện Đàng Trong - Đàng Ngoài mới chính thức được phân định. Vậy cần phải lựa chọn mốc giới khởi đầu như thế nào? Đứng từ giác độ của một người nghiên cứu văn học, tìm hiểu về bối cảnh văn hóa của một vùng đất trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt, chúng tôi cũng mạo muội góp đôi lời bàn.

Thiết nghĩ, sự hình thành một vùng đất phải được tiếp nối trên những chặng đường dài lịch sử. Không phải đến tận thế kỷ XVII, người Việt mới tiến về phương Nam. Và sự kiện Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa theo lệnh chỉ của vua Lê (năm 1558), dẫu xuất phát từ mục đích tìm chốn dung thân, bảo toàn gia tộc sau những biến loạn triều chính, nhưng xét về bản chất chính trị, có lẽ cũng không khác là mấy

so với quá trình “mang gươm đi mở cõi” của các triều đại Lý, Trần, Lê trước đấy từng thực hiện. Bởi trên danh nghĩa, thiết chế chính quyền Đàng Trong lúc này, vẫn nằm trong chính thể của triều đình nhà Lê, mà Nguyễn Hoàng, vẫn chỉ là một vị tỉnh thần. Thậm chí từng có thời điểm, Nguyễn Hoàng tự mình “đích thân đem tướng sĩ, voi ngựa, thuyền ghe về Kinh lạy chào, đem sổ sách về binh lương, tiền, lụa, vàng bạc, châu báu, kho tàng của hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam dâng nộp” [31, tr. 287]. Từ đó cho đến tận năm 1600, Nguyễn Hoàng ở lại Thăng Long, tích cực tham gia “tiễu phạt” các nhóm cát cứ ở Đàng Ngoài, trong đó có những trận do ông xung phong tình nguyện, cũng có những trận do Trịnh Tùng nhân danh vua Lê mà ban lệnh.

Mặt khác, tuy rằng phải đợi đến năm 16301, Nguyễn Phước Nguyên mới

chính thức tuyên bố về sự bất tuân sắc chỉ của vua Lê mà thực chất là mệnh lệnh của chúa Trịnh; nhưng thời điểm Nguyễn Hoàng quyết tâm “dứt áo ra đi”, ngầm đem binh thuyền về Thuận - Quảng năm 1600 và không bao giờ trở ra Bắc, có thể xem là mốc đánh dấu sự ly khai hoàn toàn và chấm dứt mối quan hệ quân thần trên thực tế giữa lực lượng Nguyễn Hoàng với lực lượng Lê - Trịnh2. Ý niệm “Đàng Trong” với tư cách là một khu vực địa - chính trị trong ý nghĩa phân biệt, đối sánh và cả đối đầu với khu vực địa - chính trị Đàng Ngoài chính thức được xác lập.

Tương tự, về thời điểm khép lại lịch sử Đàng Trong, cũng có nhiều quan điểm tiếp cận. Năm 1774, quân Lê - Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy đã đánh đuổi tập đoàn chúa Nguyễn vào đất Gia Định. Lúc này, cấu trúc Đàng Trong về cơ bản bị giải thể. Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, dẫn tới sự xác lập vương triều Tây Sơn vào năm 1778 (đánh dấu bởi sự kiện Nguyễn Nhạc lên ngôi), đã làm chấm dứt trên thực tế gần hai thế kỷ chia cắt đất nước; ý niệm Đàng Trong căn bản không còn. Nhiều người coi đây là những mốc đánh dấu sự tan vỡ của chính thể Đàng Trong. Đó cũng là lý do nhiều nhà nghiên cứu coi năm 1778 là thời điểm khép lại lịch sử văn học Đàng Trong; và các sáng tác trong giai đoạn 1778 - 1802 được xếp là văn học thời nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh.



1 Đó là chưa kể, giai thoại “Dư bất thụ sắc” xảy ra vào năm 1630, gắn liền với Phùng Khắc Khoan, trong khi đó vào lúc này, họ Phùng đã mất từ lâu. Do vậy, thực có việc này hay không, có lẽ vẫn còn là một nghi án!

2 Sự kiện này đã gây nên cú sốc lớn cho triều đình nói chung và cho chính Trịnh Tùng nói riêng, thậm chí, Trịnh Tùng còn đưa vua Lê quay trở lại Tây Đô.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí