Các Nghiên Cứu Về Sinh Kế Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình. Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng.

Các hoạt động dịch vụ thương mại

- Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng.

- Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên số lượng khách đến thăm Vườn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:

+ Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí...

+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa phát triển.

+ Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

Đời sống và thu nhập của người dân

- Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...

- Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn năm 2013 chiếm 45,8 %, cao hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn_29,07% năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hiện trạng xã hội

Giao thông: Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn được quan tâm đầu tư. Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn.

Y tế: Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế được trang bị đơn giản, chỉ khám, chữa những loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh...

Giáo dục

- Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt 100%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 70%.

- Hầu hết các phòng học và phòng ở của giáo viên được xây dựng kiên cố.

1.2.3.2.Các nghiên cứu về sinh kế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Kể từ khi thành lập (năm 2002) đến nay, tại VQG Xuân Sơn chưa có một nghiên cứu nào sâu và toàn diện về phát triển sinh kế hộ nông dân dưới góc độ xem xét việc sử dụng nguồn lực sinh kế (nguồn vốn sinh kế). Dưới đây là danh sách các chương trình dự án đầu tư phát triển VQG và những kết quả đạt được.

Các chương trình đầu tư phát triển VQG Xuân Sơn tập trung chủ yếu vào các công trình lâm sinh và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn: Dự án 661 (năm 1999 - 2010), Dự án bảo vệ phát triển rừng (năm 2011 - 2015), các công trình xây dựng phục vụ bảo tồn…Các công trình này góp phần nâng cao công

tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH tại Vườn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình “xóa đói giảm nghèo” và chương trình “giảm nghèo nhanh và bền vững” của chính phủ Việt Nam tại VQG cũng chỉ tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tiền và gạo cho các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng.

Một số các chương trình dự án nước ngoài đầu tư tại VQG đã bước đầu nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương. Tên các chương trình dự án: Dự án cải thiện đời sống người dân trong và ngoài VQG Xuân Sơn do Vương quốc Đan Mạch tài trợ (hay còn gọi là dự án DANIDA) được thực hiện trong vòng 3 năm từ 2008 - 2010; Dự án AFAP do Quỹ vì nhân dân Châu Á Thái Bình Dương tài trợ. Và hiện tại thì các chương trình này đã kết thúc cách đây khá lâu và hiệu quả của nó đến này đều không còn giá trị thực tiễn như khi dự án còn hoạt động.

Cụ thể, dự án DANIDA đã nghiên cứu và triển khai nhiều mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho bà con như: Mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác đất dốc, mô hình lâm sản ngoài gỗ, mô hình chăn nuôi, mô hình bếp cải tiến tiết kiệm năng lượng gỗ củi và mô hình quản lý rừng cộng đồng. Dự án có nguồn vốn đầu tư và thực hiện trên quy mô lớn bước đầu đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương: Một mặt giúp chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến cho người dân, một mặt phát huy được việc bảo tồn nguồn gen quý về cây và con, chia sẻ lợi ích với người dân địa phương về giá trị của rừng. Thế nhưng sau khi dự án kết thúc thì cũng là lúc một số mô hình trên bị xé lẻ, bỏ bê. Một số mô hình lâm sản ngoài gỗ, một số mô hình nuôi lợn lửng, nuôi gà chín cựa,… dự tính đem lại nguồn thu tương đối cho bà con nay đã bị bỏ hoang và không được duy trì. Còn đối với hầu hết các hộ dân không tham gia mô hình thì nguồn sinh kế của họ vẫn dựa chủ yếu vào hai vụ ngô, lúa. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các mô hình sinh kế thay thế trên là do xuất phát từ tâm lý trông chờ, ỉ lại của bà con. Và đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan chức

năng trong các hoạt động phát triển sinh kế bền vững. Đứng trước thực trạng này, BQL VQG cũng đã chú trọng hơn tới công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân địa phương trong các chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững VQG Xuân Sơn.

Các chương trình dự án hiện nay tại VQG vẫn đang tiếp tục đó là Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 tại các xã vùng đệm và dự án kết nối khu du lịch Xuân Sơn – Đền Hùng. Các chương trình dự án này tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quy hoạch phát triển VQG, phát triển du lịch sinh thái và hỗ trợ cộng đồng phát triển sản xuất. Dự án này góp phần mở ra “con đường mới” cho người dân trong hoạt động du lịch: Sản phẩm du lịch của họ có thể đưa đến VQG Đền Hùng để quảng bá và tiêu thụ. Đây cũng là một trong những cơ sở thuận lợi về đầu ra cho người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.


CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.1.1.Đặc điểm của xã nghiên cứu: Xã Xuân Sơn

2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên


Hình 2 1 Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn  Vị trí địa lý Xã Xuân Sơn là xã 1

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn

Vị trí địa lý

Xã Xuân Sơn là xã thuộc khu vực miền núi có diện tích tự nhiên 6.560,05 ha, cách trung tâm huyện Tân Sơn khoảng 35 km về phía Tây Nam, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Đồng Sơn, xã Tân Sơn và xã Lai Đồng.

- Phía Nam giáp với xã Kim Thượng và xã Đồng Nghê của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.

- Phía Đông giáp với xã Xuân Đài.

- Phía Tây giáp với xã Mường Bang và xã Mường Do của huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; giáp xã Đồng Nghê của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.

Địa hình, địa mạo

Xuân Sơn là xã miền núi thuộc phần cuối địa phận dãy núi Pu Luông đoạn đèo Lũng Lô phía Tây, nằm trong khu vực vườn Quốc gia Xuân Sơn. Gồm 2 dãy núi cao trên 1000 m so với mặt nước biển.

- Dãy núi Cẩn nằm ở phía Tây Bắc chủ yếu là dãy núi đá Voi, nằm ranh giới giữa vườn Quốc gia và tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Đỉnh cao nhất là đỉnh núi Voi cao 1.386 m.

- Phía Nam có dãy núi cao từ 600 – 700 m, là ranh giới giữa vườn Quốc gia với xã Kim Thượng và Xuân Đài.

- Trên 40% diện tích rừng lõi Quốc gia được chia cắt bởi địa hình của lưu vực suối Thang và suối Chiềng, nằm giữa dãy núi Cẩn, núi Ten và dãy núi đất thấp ở phía Đông.

Trên địa bàn xã có 3 lũng đá vôi độ cao trung bình từ 200 – 400 m, gồm lũng Lấp cao 214 m, lũng Dù cao 396 m và lũng Lạng cao 377 m được nối với nhau bằng các dải đá vôi hay yên ngựa thấp.

Địa hình của xã Xuân Sơn như vậy đã gây khó khăn trong sản xuất như: Việc cung cấp nước tưới tiêu cho cây trồng; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng công trình công cộng,...

Khí hậu

Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, bị dồn ép bởi các sườn núi nên lạnh và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50C, tháng có nhiệt độ cao nhất là 41,00C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ khoảng 15,00C.

Lượng mưa trung bình hàng năm của xã là 1.650 mm, tập trung vào tháng 6,7,8 và 9 là nguyên nhân gây ra ngập úng, xói mòn đất. Tháng 8 là tháng có lượng mưa trung bình cao nhất đạt 307 mm, lượng mưa tháng thấp nhất là tháng 12, có năm không có mưa. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 84,00%, độ ẩm không khí cao nhất là 95,0% và độ ẩm thấp nhất là 68,0%.

Chế độ gió: Trên địa bàn xã có 3 loại gió chính là gió Đông Nam, gió Đông Bắc và gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6 thường khô hanh và nắng. Nhìn chung, khí hậu của xã Xuân Sơn là khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao khá thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là cây hàng năm, cây nguyên liệu giấy, chăn nuôi đại gia súc... Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt với những chân ruộng trũng, tạo dòng chảy lớn gây xói mòn đất vùng đồi. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu ánh sáng, lại ít mưa gây hạn hán cho cây trồng vụ đông xuân và đời sống của nhân dân.

Thuỷ văn

Trên địa bàn xã có Suối Thang, suối Chiềng, có lưu vực nhỏ hẹp nhiều thác ghềnh, mặt độ sông suối cao, độ dốc lớn cùng với hệ thống ao hồ đập nhân tạo cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân và sản xuất; ngoài ra nguồn nước được khai thác qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho sản xuất. Nguồn nước tưới hiện nay chủ yếu là nước dự trữ ở các hồ đập và nguồn nước tự nhiên.

2.1.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Xã Xuân Sơn có tất cả 4 thôn bản: Thôn Dù, Thôn Lấp, Thôn Lạng, Thôn Cỏi. Theo số liệu điều tra thu thập tại xã tháng 1 năm 2013 thì dân số của toàn xã là 1092 người [Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]. Thành phân dân tộc của xã chủ yếu gồm dân tộc Mường và Dao, là những tộc người đã cư trú tại đây từ rất lâu.

Xuân Sơn là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Số hộ đói nghèo năm 2012 của các thôn trong xã thống kê được như sau: Số hộ đói nghèo thôn Lạng 42,7 %, Thôn Dù 49,2 %, Thôn Cỏi 55,8 %, Thôn Lấp 62,5 %.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của toàn xã: Ngành nông lâm nghiệp chiếm 97 % tỷ trọng năm 2005 và chiếm đến 88,0 % năm 2010. “Nguồn: [UBND huyện Tân Sơn, 2010]”.

2.2.Thời gian nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trong khoảng 1 năm (Từ tháng 11/2014-11/2015)

2.3.Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiều về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hiện trạng ĐDSH VQG Xuân Sơn.

Tìm hiểu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm (xã Xuân Sơn). Đề xuất giải pháp sinh kế bền vững.

2.4.Phương pháp luận

Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về sinh kế người dân do đó đối tượng nghiên cứu sẽ gồm cả yếu tố con người, tự nhiên và xã hội. Các yếu tố này luôn có mối quan hệ và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lẫn nhau và luôn trong trạng thái “vận động”. Do đó về mặt phương pháp luận cần phải có các cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống để xem xét các yếu tố trên. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận hệ sinh thái và bảo tồn dựa vào cộng đồng.

Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: Cấu trúc của hệ; Quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ; Tính toàn vẹn (tính tích hợp).

Tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trường theo quan điểm động, tiến hoá, trong mối quan hệ tổng hoà với các thành tố khác cùng thời hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả.

Và trong phạm vi đề tài này sẽ là tiếp cận hệ thống sinh thái nhân văn _mối quan hệ giữa hệ xã hội (cộng đồng người dân vùng đệm) lên hệ tự nhiên (hệ sinh thái Vườn Quốc gia) để xác định nguyên nhân tác động tới đa dạng sinh học và tìm kiếm giải pháp hợp lý trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí