- Tính mềm mỏng và nguyên tắc: Điều dưỡng viên khi thực hiện nhiệm vụ dựa trên các nguyên tắc, quy trình trong chăm sóc người bệnh. Do vậy, ĐDV phải biết xem xét và nắm bắt tâm lý, tính cách và biểu cảm của người bệnh trong mỗi giai đoạn điều trị. Người điều dưỡng cần có biểu cảm mềm mỏng, chan hòa và đồng cảm với người bệnh để có thể nắm bắt thông tin chính xác về tình trạng bệnh, các nguy cơ mà người bệnh có thể xảy ra. Đồng thời, phải tuân thủ các nguyên tắc của nghề điều dưỡng trong chăm sóc để không làm hại và mất uy tín trước người bệnh và đồng nghiệp.
- Tính chuyên nghiệp và tự tin: Trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, tính chuyên nghiệp của ĐDV là chuyên tâm và dồn toàn lực vào việc chăm sóc người bệnh, hết lòng vì người bệnh. Tính chuyên nghiệp của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh được thể hiện qua tác phong làm việc nhanh nhẹn, khoa học, tự tin, nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn, giao tiếp hiệu quả, chủ động trong chăm sóc với tinh thần trách nhiệm cao, để giảm thiểu các nguy cơ có thể xảy ra đối với người bệnh. Vì vậy, tính chuyên nghiệp là một yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp quyết định sự thành công của người điều dưỡng.
- Lòng yêu nghề: Công việc điều dưỡng là sự phối hợp giữa điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Người điều dưỡng sử dụng kiến thức, kỹ năng, cả tấm lòng để giúp đỡ người bệnh và cộng đồng trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu đau đớn về thể chất và tinh thần cho người bệnh, là người gần gũi thường xuyên với người bệnh. Do vậy, ĐDV phải say mê, tâm huyết với nghề, luôn rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng. Không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân và cộng đồng xã hội.
Trên cơ sở nghề nghiệp của ĐDV, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) đã xây dựng và ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp ĐDV [77], Hiệp hội Y học thế giới xây dựng Quy tắc đạo đức y học [83]. Hội điều dưỡng Việt Nam cũng đã ban hành Chuẩn đạo đức nghề điều dưỡng Việt Nam làm cơ sở để ĐDV thực hiện khi hành nghề [21].
Nghề điều dưỡng được phân biệt với các nghề khác bởi nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù là chăm sóc, điều trị và giảm đau đớn về thể chất,
tinh thần do bệnh tật và can thiệp y tế gây ra. Ngoài ra, nghề ĐDV được quy định bởi: Các mối quan hệ với người bệnh, với đồng nghiệp, nghề nghiệp và xã hội; Những thách thức của y đức trong cơ chế thị trường: Nảy sinh những mâu thuẫn trong việc thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp của ĐDV. Điều này, cho thấy đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề điều dưỡng và không thể tách rời trong thực hiện nhiệm vụ của ĐDV.
1.3.3. Yêu cầu đối với nghề điều dưỡng trong bối cảnh hiện nay
Cùng với sự phát triển của nền y học thế giới, ngày nay nghề điều dưỡng cũng được phát triển thành một ngành dịch vụ thiết yếu cho mọi người, gia đình và cộng đồng xã hội. Hệ thống điều dưỡng đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý, chăm sóc người bệnh và song hành cùng với các lĩnh vực chuyên môn trong hệ thống y tế. Sự phát triển này nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, chăm sóc cho người bệnh và chăm sóc trong cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Ngành Y
- Khái Quát Các Công Trình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Quản Lý Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Quản Lý Phương Pháp Và Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sinh Viên Ngành Điều Dưỡng Trong Các Trường Cao Đẳng Y Tế
- Sự Phát Triển Của Nền Kinh Tế Thị Trường Và Hội Nhập Quốc Tế
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hợp tác với Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) và Tổ chức Điều dưỡng Ngày nay (Nursing Now) cho thấy, Điều dưỡng là NNL lớn nhất với 27,9 triệu người, chiếm khoảng 59% trong tổng số NNL y tế trên phạm vi toàn cầu. Tổng số điều dưỡng đã tăng thêm 4,7 triệu người trong giai đoạn 2013-2018 và khẳng định điều dưỡng là loại hình nhân viên y tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành y tế, cung cấp các dịch vụ quan trọng trong toàn hệ thống y tế trên toàn thế giới. Nhưng điều này vẫn để lại sự thiếu hụt 5,9 triệu ĐDV trên phạm vi toàn cầu và tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Đây là những nước có tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng ĐDV không theo kịp với sự gia tăng dân số [80].
Tuy nhiên, ngành điều dưỡng đang đứng trước nhiều thách thức của sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của khoa học và công nghệ, sự gia tăng dân số nhanh và tỷ lệ già hóa ngày càng cao; Chuẩn mực chăm sóc sức khỏe của người dân và cộng đồng xã hội đòi hỏi cao hơn cả về số lượng và chất lượng, điều này làm gia tăng nhu cầu về ĐDV trong chăm sóc sức khỏe của người dân, và cộng đồng xã hội ngày càng cao.
Bên cạnh đó, sự di cư của ĐDV từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia ASEAN đã ký thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ y, điều dưỡng và nha khoa. Điều này cho thấy,
vai trò và vị thế nghề nghiệp của người điều dưỡng đã có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và hội nhập quốc tế, đòi hỏi các cơ sở đào tạo NNL điều dưỡng phải đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới công tác quản lý đào tạo và xây dựng những giải pháp hợp lý cả trước mắt và lâu dài.
1.4. Hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
1.4.1. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, điều trị, cứu người, làm giảm nhẹ sự đau đớn của con người do bệnh tật và do các can thiệp y tế. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc về phát triển toàn diện phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên nghiệp của người điều dưỡng. Ngoài việc giáo dục cho SV về kiến thức, kỹ năng của nghề điều dưỡng, thì không thể thiếu giáo dục y đức cho SV điều dưỡng về đạo đức nghề nghiệp để giúp đỡ người bệnh trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, giảm đau đớn về thể chất và tinh thần, nhằm nâng cao sức khỏe, duy trì và phục hồi cho người bệnh và cộng đồng. Thông qua việc trang bị những kiến thức, kỹ năng và giáo dục y đức giúp cho SV điều dưỡng làm việc có trách nhiệm hơn với người bệnh, gia đình và công đồng xã hội. Chính vì vậy, giáo dục y đức cho SV điều dưỡng làm một trong những nội dung quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NNL điều dưỡng trong các trường CĐYT.
- Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp: Thông qua việc giáo dục những khái niệm về y đức, đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức nghề, giúp SV điều dưỡng tiếp nhận và chuyển hóa trong nhận thức và hành vi y đức để phục vụ trong hoạt động nghề nghiệp của SV sau tốt nghiệp. Do vậy, việc giáo dục y đức có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức và điều chỉnh hành vi y đức của mỗi SV. Bởi thông qua việc nhận thức đúng đắn về quan niệm về y đức và nắm chắc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, SV tự đối chiếu những hành vi, đạo đức của mình đối với các chuẩn mực đạo đức và hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của y đức đối với
người điều dưỡng để vận dụng các chuẩn mực đạo đức đó trong qua trình học tập, thực hành và hành nghề sau tốt nghiệp. Qua đó, hình thành niềm tin, lý tưởng về y đức và thái độ của người điều dưỡng trong ứng xử với người bệnh và đồng nghiệp trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
- Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng là cơ sở, điều kiện để phát triển kỹ năng nghề, năng lực chuyên môn và hình thành phẩm chất đạo đức nghề điều dưỡng: Nghề y nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng được phân biệt với các nghề khác bởi nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và phải xác định rõ trách nhiệm cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về nghề nghiệp để tránh làm tổn hại đến lợi ích sức khỏe, kinh tế và tính mạng cho người bệnh. Bởi nghề nghiệp của người điều dưỡng mang tính đặc thù là chăm sóc, điều trị và làm giảm nhẹ sự đau đớn do bệnh tật và can thiệp y tế gây ra. Đối với người điều dưỡng, lòng nhân ái, thương yêu người bệnh là cơ sở, động lực để người điều dưỡng tích cực học tập, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, khi năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề vững vàng, sẽ tác động trở lại làm cho y đức của người điều dưỡng được nâng cao hơn. Để hoàn thành nghĩa vụ nghề nghiệp, người điều dưỡng phải có năng lực chuyên môn giỏi và có đạo đức nghề nghiệp. Điều này cho thấy năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề điều dưỡng.
Do vậy, việc giáo dục y đức cho SV điều dưỡng là một quá trình đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc và trong suốt quá trình đào tạo tại trường CĐYT nhằm phát triển năng lực chuyên môn và y đức nghề điều dưỡng. Đồng thời giúp cho SV nhận thức đúng đắn những nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức nghề để hình thành và phát triển nhân cách của người điều dưỡng.
- Giáo dục y đức góp phần nâng cao lý tưởng nghề, tăng cường trách nhiệm, lòng nhân ái và giá trị đạo đức nghề: Giá trị nghề nghiệp là những lợi ích về tinh thần và vật chất mà nghề nghiệp mang lại. Đối với người điều dưỡng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn đòi hỏi khắt khe về đạo đức nghề nghiệp. Nghề y nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng là một nghề mang tính nhân đạo được xã hội tôn vinh, do vậy những người hành nghề điều dưỡng có thể tự hào về nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, cùng với sự tự hào đó, đòi hỏi người điều dưỡng phải tuân thủ các quy định nghiêm về kỹ năng nghề, năng lực chuyên môn và các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Các giá trị y đức nghề điều dưỡng là sự tận tâm, tận lực, giàu lòng nhân ái mang lại niềm tin, nghị lực giúp người bệnh vượt qua sự đau đớn do bệnh tật và do can thiệp của y tế .Vì thế, hình ảnh người điều dưỡng đã trở nên cao đẹp, thân thiện, gần gũi, gắn liền với sự ân cần, tận tụy chăm sóc người bệnh, chăm lo người bệnh như chính người thân của mình. Việc giáo dục y đức giúp cho SV điều dưỡng có mục đích, lý tưởng nghề nghiệp và hiểu biết đúng đắn về giá trị đích thực của nghề và trân trọng nghề hơn. Điều này, cho thấy việc giáo dục y đức cho SV điều dưỡng trong các trường CĐYT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển năng lực nghề, hình thành lý tưởng và ý nghĩa mục đích của y đức, qua đó tạo động lực cho SV điều dưỡng tự rèn luyện, ham học hỏi, vươn lên để tự khẳng định mình. Giáo dục y đức cho SV điều dưỡng chính là để hình thành nhân cách đạo đức nghề nghiệp của mỗi SV, hướng cho SV vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.
1.4.2. Mục tiêu giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
- Mục tiêu giáo dục y đức cho SV ngành điều dưỡng là nhằm trang bị cho SV những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục này để SV hình thành nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn về cách ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Trang bị cho SV điều dưỡng những kiến thức cơ bản về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và các quy tắc đạo đức, y đức và các khái niệm về đạo đức, y đức... giúp cho SV ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức, y đức phù hợp với các yêu cầu để có thái độ, hành vi đúng đắn trong các tình huống giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trong hành nghề điều dưỡng.
- Hình thành cho SV có thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thận trọng khi giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và từ đó tích lũy kinh nghiệm y đức, thói quen đạo đức được phát triển, hình thành nhân cách, đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức nghề nghiệp.
1.4.3. Nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong đó điển hình như Beaucham L.T và Childress F.J (1977), Mitchell K.R (1966), Kerridge I (1998), Laurence D.J (2007) [61],[54],[53],[72]… Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị sử dụng bốn nguyên lý cơ bản về giáo dục y đức cho SV các trường y khoa trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu về đạo đức, các thầy thuốc đã thống nhất, trong y học có những nguyên lý cơ bản của đạo đức đó là: Tôn trọng quyền tự chủ; lòng nhân ái; không làm việc có hại; công bằng. Đây là những chuẩn mực đạo đức y học cơ bản nhất được các CSYT và các trường đào tạo ngành y sử dụng nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi và các mối quan hệ xã hội của người cán bộ y tế trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người bệnh.
Giáo dục y đức dựa trên các nguyên lý cơ bản của y đức, bao gồm tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh, lòng nhân ái, không làm điều có hại và công bằng với người bệnh [44]:
- Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh là tôn trọng quyền con người, tôn trọng quan điểm sống, ý kiến cá nhân, giữ gìn bí mật của người bệnh và tôn trọng quyền lựa chọn các biện pháp chăm sóc của người bệnh và gia đình người bệnh, sau khi người bệnh đã được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh tật của họ.
- Lòng nhân ái là có tấm lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết và quan tâm tới nỗi đau của một người, nó cần thiết cho thực hành y học. Lòng nhân ái là luôn làm điều tốt cho người bệnh. Người bệnh đáp ứng tốt hơn với điều trị, nếu họ nhận được cảm thông, với sự quan tâm và đối xử hợp lý hơn là chỉ quan tâm đến tình trạng ốm đau của họ .
- Không làm việc có hại: Trong nghề y, hầu như việc áp dụng bất cứ một biện pháp chăm sóc nào cũng có thể xuất hiện nguy cơ gây hại cho người bệnh. Do vậy, trách nhiệm của điều dưỡng là phải cân nhắc để đảm bảo ít gây tổn hại nhất cho người bệnh.
- Công bằng là không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, dân tộc, ... công bằng trong chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Các nguyên lý cơ bản này của y đức chi phối toàn bộ các quy định của đạo
đức trong giáo dục y đức, trong thực hành và nghiên cứu y sinh.
Nội dung giáo dục y đức cho SV thường được căn cứ vào các nhóm chuẩn mực đạo đức của xã hội (về nhận thức tư tưởng, chính trị, về nghĩa vụ công dân, hướng vào những đức tính hoàn thiện bản thân, xây dựng môi trường sống) và chuẩn mực đạo đức nghề y, bám sát vào nội dung chương trình các môn học tổ chức các hoạt động giáo dục y đức ở nhà trường và các CSYT để để tạo môi trường cho y đức phát triển. Nội dung giáo dục y đức được cụ thể ở các lĩnh vực sau [7]:
Nội dung 1: Bảo đảm an toàn cho người bệnh
1. Duy trì chuẩn mực thực hành tốt nhất có thể ở nơi làm việc.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hành vi chuyên môn trong chăm sóc người bệnh.
3. Can thiệp kịp thời và báo cáo cho người phụ trách khi phát hiện các hành vi thực hành của người hành nghề không bảo đảm an toàn cho người bệnh.
Nội dung 2: Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh
1. Tôn trọng tuổi, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng của người bệnh.
2. Tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh trong khi thực hành chăm sóc.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật.
4. Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh.
5. Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của người bệnh.
6. Đối xử công bằng với mọi người bệnh.
Nội dung 3: Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh
1. Giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách thân thiện.
2. Lắng nghe người bệnh, người nhà người bệnh và đáp lại bằng câu nói ân cần với cử chỉ lịch sự.
3. Cung cấp dịch vụ chăm sóc kèm theo nụ cười thân thiện.
4. Giúp người bệnh giảm nhẹ đau đớn do bệnh tật và do phẫu thuật, thủ thuật.
Nội dung 4: Trung thực trong khi hành nghề
1. Trung thực trong việc quản lý, sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao cho người bệnh.
2. Trung thực trong việc thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh và thực hiện các chỉ định điều trị.
3. Trung thực trong việc ghi các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh.
Nội dung 5: Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề
1. Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp của ĐDV.
2. Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn khi chăm sóc người bệnh.
3. Học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
4. Tham gia nghiên cứu và thực hành dựa vào bằng chứng.
Nội dung 6: Tự tôn nghề nghiệp
1. Giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp khi người khác làm tổn hại đến các giá trị và danh dự của nghề.
2. Tận tụy với công việc chăm sóc người bệnh và tự giác chấp hành các quy định ở nơi làm việc.
3. Từ chối nhận tiền hoặc lợi ích khác của người bệnh, người nhà người bệnh vì mục đích được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh.
4. Tôn trọng Điều lệ Hội điều dưỡng và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội Điều dưỡng ở các cấp.
Nội dung 7: Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp
1. Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
2. Tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
3. Truyền thụ và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp.
Nội dung 8: Cam kết với cộng đồng và xã hội
1. Nói và làm theo các quy định của pháp luật.
2. Gương mẫu tại cộng đồng và nơi sinh sống.
3. Tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường.
Nội dung 9: Am hiểu về văn hóa, xã hội và tôn giáo của người bệnh và cộng đồng
1. Phân tích các đặc điểm vùng miền, tâm lý và nhu cầu của người bệnh.
2. Lựa chọn phương thức giao tiếp ứng xử phù hợp với người bệnh.
3. Tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của người bệnh trong ứng xử.
4. Giáo dục y đức dựa trên các nguyên lý cơ bản của y đức bao gồm tôn