Kết Quả Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Xây Dựng Kế Hoạch Hoạt Động Giáo Dục Nếp Sống Văn Hóa Của Ban Giám Hiệu Nhà Trường


(Học sinh Lớp 6 : 60; Lớp 7 : 50; Lớp 8 : 56; Lớp 9: 60 Tổng số: 226)

Theo kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi thấy có 3 biện pháp cả 2 khối đều đánh giá nhà trường làm tốt đó là:

Phổ biến đầy đủ những điều cần biết về quy định, quy chế của trường. Phổ biến nội quy kí túc xá cho học sinh khối 6 mới vào trường.

Đặt hòm thư góp ý để lấy ý kiến đóng góp dân chủ của học sinh

Điều này phù hợp với thực tế của nhà trường. Bởi vì vào mỗi năm học, nhà trường đều tổ chức cho học sinh học nội quy. Tại buổi học này Hiệu trưởng, Ban quản lý kí túc xá lần lượt phổ biến các văn bản, quy chế công tác học sinh

- sinh viên, nội quy nhà trường nhằm giúp các em thấu hiểu chính sách của Đảng, nhà nước đối với học sinh như chính sách học bổng, phụ cấp, miễn giảm học phí, quy định khen thưởng, kỉ luật……

Học sinh lớp 6 mới vào trường đều được phổ biến những điều cụ thể nhất về nội quy sinh hoạt ăn, ở trong kí túc xá trước khi nhận phòng giúp cho các em làm quen với môi trường sống mới và nếp sống tập thể tại trường.

Nhà trường cũng cấp phát đồng phục cho học sinh đi học. Phòng y tế phối hợp với bệnh viện tổ chức khám sức khỏe đầu năm cho 100% học sinh mới vào học để kịp thời phát hiện bệnh nếu có và để có biện pháp phòng ngừa, điều trị.

Ngoài các biện pháp nhà trường thực hiện tốt đối với việc giáo dục nếp sống học sinh nội trú được cả 2 khối nhìn nhận đó là tổ chức họp định kì với các trưởng phòng để phổ biến nội dung hoạt động và nắm bắt tình hình học sinh. Tuy nhiên học sinh vẫn đòi hỏi nhà trường, Ban quản lý kí túc xá quan tâm nhiều hơn nữa như: Quan tâm thăm hỏi đến đời sống các em hơn; Nên kiểm tra chặt chẽ các đối tượng ra vào kí túc xá để đảm bảo trật tự an ninh hơn; Tổ chức đều đặn các hoạt động vệ sinh môi trường; Quản lý chặt chẽ hơn các giờ tự học; Các hoạt động sinh hoạt văn thể mỹ nên tổ chức cho học sinh thường xuyên hơn; Tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất và phương tiện cho học sinh học tập và lưu trú.

Các biện pháp này chưa được học sinh đánh giá cao về hiệu quả. Qua nghiên cứu tìm hiểu, có thể thấy kí túc xá có quy định về giờ tự học nhưng lại thiếu sự

quản lý bằng các biện pháp cụ thể. Chủ yếu là để học sinh tự giác vì thế nên có học sinh chấp hành tốt giờ tự học, có học sinh lại làm việc khác gây ồn ào ảnh hưởng tới việc học của các bạn khác.

Việc tổ chức sinh hoạt văn thể mỹ cho học sinh hiện nay chưa dược các em đánh giá tốt về mặt hiệu quả. Một số hoạt động văn nghệ thể thao giao cho học sinh nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào một số đợt hội diễn như ngày lễ 20/11 và ngày thành lập Đoàn 26/3, còn lại để các em hoạt động tự phát.

Học sinh chưa đánh giá cao chính sách khen thưởng và kỉ luật của Ban quản lý kí túc xá. Nhiều biểu hiện lệch lạc trong nếp sống như vứt rác bừa bãi, nghịch ngợm gây mất trật tự… chưa được xử lý nghiêm khắc nên ảnh hưởng đến nếp sống các học sinh khác.

Cơ sở vật chất cho học sinh sinh hoạt thể thao, văn hóa, văn nghệ và tự học ở kí túc xá còn nhiều thiếu thốn như sân chơi bãi tập còn chật hẹp thiếu chỗ tập thể thao như bóng bàn, cầu lông... Tài liệu học tập trong thư viện còn nghèo nàn và thiếu nhiều sách tham khảo.

Tóm lại, để quản lý giáo dục tốt nếp sống văn hóa cho học sinh nhà trường cần hiểu rõ những nhu cầu ăn, ở, nước uống, vệ sinh, nhu cầu sống an toàn, nhu cầu sinh hoạt giải trí, giao tiếp, nhu cầu khẳng định được tôn trọng về vị thế vai trò của học sinh, nhu cầu phát triển toàn diện về nhân cách.

Thực trạng các nội dung quản lý cụ thể

Xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa cho HS của BGH

Để đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa của ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ quản lý từ tổ phó, tổ trưởng chuyên môn, phó phòng, trưởng phòng kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa của ban giám hiệu nhà trường

Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung

bình

Chưa

tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về

hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

0

0

4

20

10

50

6

30

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục nếp sống văn

hóa cho cán bộ, giáo viên


0


0


3


15


10


50


7


35

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung,

chương trình phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nếp sống văn hóa


0


0


4


20


9


45


7


35

Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp


0


0


4


20


10


50


6


30

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực

lượng trong nhà trường

0

0

6

30

11

55

3

15

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực

lượng ngoài nhà trường

0

0

2

10

10

50

8

40

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu

tư cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa


0


0


2


10


12


60


6


30

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

0

0

1

5

8

40

11

55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 8



Kết quả điều tra ở bảng 2.7 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa chưa thực sự được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra đều được cán bộ quản lí đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt. Kế hoạch giáo dục nếp sống văn hóa chủ yếu là lồng ghép vào kế

hoạch khác của nhà trường như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này, kế hoạch chuyên môn vẫn được ban giám hiệu nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa trong nhà trường chưa cao.

Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục

* Quản lý mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Cùng với phong trào thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong vài năm học gần đây trường phổ thông DTNT Hòa An đã chú trọng hơn việc giáo dục đạo đức cho học sinh và việc giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh cũng được quan tâm hơn. Tất cả cũng đều phục vụ mục tiêu chung là “dạy chữ và dạy người”. Tuy nhiên với mỗi bộ phận trong trường lại thực hiện mục tiêu theo cách riêng của mình. Và việc triển khai thực hiện công việc này còn nặng về hình thức chưa có biện pháp yêu cầu cụ thể, không có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Vai trò của các cán bộ tổ trưởng, cán bộ quản lí còn chưa được thể hiện rõ. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý tổ trưởng, trưởng phòng, giáo viên công tác lâu năm về vấn đề quản lý của ban giám hiệu nhà trường đối với việc chỉ đạo các tổ, trưởng phòng các bộ phận trong trường thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh. Thông tin nhận được như sau:

Đồng chí LTTT: Từ năm học 2015-2016 nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung giáo dục nếp sống văn hóacho học sinh nhưng chưa đề cập vấn đề giáo dục nếp sống văn hóa và cũng chưa yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể việc tích hợp giáo dục nếp sống văn hóa vào môn học.

Đồng chí HTHV: Việc các tổ nhóm chuyên môn, phòng đề ra các tiêu chí để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh là chưa có, cũng chưa có một bộ phận nào trong trường thống kê tiêu chí giáo dục nếp sống văn hóa học sinh là như thế nào.

Đồng chí NTT: Nhà trường chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá việc hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các tổ, các phòng ban, cán bộ quản lí kí túc xá. Ban giám hiệu mới chỉ kiểm tra việc thực hiện chương trình, đánh giá các tiết thao giảng cũng chỉ tập trung vào nội dung chuyên môn, chưa có các tiêu chí đánh giá giờ dạy lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống văn hóa.

Như vậy ban giám hiệu nhà trường quản lý chỉ đạo phòng, các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục nếp sống văn hóa vào bài dạy, vào hoạt động giáo dục chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức cho giáo viên bộ môn, chưa sâu sát trong chỉ đạo thực hiện, chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng. Nhìn chung toàn bộ nội dung giáo dục nếp sống văn hóa mang tính tích hợp mới chỉ được ban giám hiệu phát động phong trào, cán bộ giáo viên hành động tự phát là chính.

* Quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Quản lý nội dung giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh bao gồm quản lý việc tổ chức hoạt động văn thể mỹ cho các em, quản lý giờ tự học của các em…

Tổ chức các hoạt động văn thể mỹ

Trường Phổ thông DTNT Hòa An luôn quan tâm đến hoạt động văn thể mỹ của học sinh nói chung và học sinh nội trú nói riêng. Trong những năm qua Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên cộng sản Hồ Chí Minh, trường góp một phần lớn vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng của trường bằng việc tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền giáo dục, cổ vũ giáo viên và học sinh trường thi đua dạy tốt - học tốt, giữ gìn kỷ cương và nội quy học tập, phòng chống các tệ nạn xã hội.... hoạt động chào mừng ngày thành lập đoàn, kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm như tổ chức các hoạt động thi nấu ăn, làm

bánh, thi nấu cơm giữa các lớp trong trường. Tổ chức cuộc thi nữ sinh khéo tay, thi đấu thể thao ở tất cả các môn nhằm thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 tháng 10; ngày 20/11...

Ngoài ra trường cũng thường xuyên vận động và tạo điều kiện cho học sinh của trường tham gia Hội thi tiếng hát học sinh do phòng văn hóa huyện tổ chức; thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống dân tộc. Tất cả những hoạt động trên đã góp phần vào hoạt động quản lý giáo dục nếp sống văn hóa học sinh nội trú của trường đạt kết quả ngày càng tích cực hơn.

* Quản lý và tổ chức hoạt động tự học trong ký túc xá

Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh ở các mặt: Kế hoạch tự học; Nội dung tự học; Phương pháp học tập; Quá trình bồi dưỡng kỹ năng tự học; Phối hợp các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học; Và quản lý thực trạng về quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự học của học sinh trong trường Phổ thông DTNT Hòa An.

- Quản lý kế hoạch tự học: Đây là một công việc khó khăn và phức tạp. Thực tế ở trường hiện nay vấn đề quản lý kế hoạch tự học đã và đang được quan tâm.

Theo kết quả khảo sát 90.5% cán bộ quản lý và giáo viên họ cho rằng quản lý kế hoạch tự học của học sinh đang được quan tâm và 77.4% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng chất lượng tự học ở mức trung bình.

Để hiểu rõ về kết quả điều tra chúng tôi có trao đổi với một số học sinh các em cho rằng các em ít được hướng dẫn lập kế hoạch tự học. Về phía giáo viên cũng như cán bộ quản lý họ vẫn chưa chỉ đạo cho học sinh lập kế hoạch tự học cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ mà chỉ hướng vào việc kiểm tra, quản lý về mặt chuyên cần.

- Quản lý nội dung tự học: Theo kết quả điều tra thực tế tại trường cho thấy (90.3%) cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng hoạt động tự học đang được quan tâm; Về chất lượng của hoạt động tự học có (75.5%) số cán bộ và quản lý giáo

viên cho rằng chất lượng của hoạt động tự học chỉ ở mức trung bình. Như vậy, dù rất được trường quan tâm đến hoạt động tự học nhưng chất lượng tự học vẫn không cao do một vài lý do như học sinh lười học, chất lượng đầu vào thấp, học sinh chủ yếu thu nhận kiến thức từ giáo viên truyền đạt cho chứ chưa chịu khó tự học.

- Quản lý phương pháp học tập: Để phát huy tính tích cực tự học của học sinh, giáo viên phải tích cực đổi mới việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Lãnh đạo, Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm và yêu cầu giáo viên phải tích cực thực hiện, bởi đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Qua thực tế nghiên cứu ở trường chúng tôi thấy: Có 86.2 % cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng việc quản lý phương pháp tự học của trường thường xuyên được quan tâm, thế nhưng chất lượng học không cao, thậm chí còn yếu.

Trao đổi với học sinh của trường chúng tôi được biết các em chưa được hướng dẫn phương pháp tự học ở các môn học, trường vẫn chưa tổ chức được hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập cũng như tự học của học sinh.

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

- Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh:

Trường Phổ thông DTNT Hòa An luôn có sự gắn kết và đề ra các kế hoạch hoạt động tạo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các lực lượng tham gia quản lý hoạt động tự học cho học sinh. Các giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức sinh hoạt định kỳ để học sinh có phương hướng học tập tốt hơn, nhất là sinh hoạt lớp.

Các tổ chuyên môn, văn phòng tạo điều kiện để học sinh thực hiện nề nếp học tập. Ngoài ra Đoàn và Đội thiếu niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã có một số hoạt động hỗ trợ giúp học sinh hoạt động tự học có kết quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/07/2023