Phối Hợp Chặt Chẽ Các Tổ, Phòng Ban Trong Quản Lý Trường Học

Mặc dù cơ chế quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở ký túc xá của trường đã bước đầu được xây dựng, tuy nhiên trong quá trình thực tế, vẫn còn có những bất cập. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi bởi quy chế được ra đời với mục đích khắc phục những vấn đề của thực tại khách quan. Do vậy, việc liên tục kiểm soát và hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú sao cho phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ là việc làm vô cùng cần thiết. Chỉ có như vậy, quy chế này mới luôn đáp ứng được với thực tế của công tác quản lý học sinh nội trú.

3.2.2.3. Cách tiến hành

- Thông tin tuyển lựa ngoài việc quy định bằng cấp, độ tuổi… cần nêu rõ ràng, cụ thể những yêu tố cần phải có của một cán bộ quản lý ký túc xá để tất cả các ứng cử viên nắm được tinh thần sự chuẩn bị và có ý thức về công việc.

- Quá trình tổ chức tuyển lựa cán bộ quản lý ký túc xá một cách công khai, rộng rãi, ngoài việc xét duyệt hồ sơ, cần có vòng phỏng vấn, xử lý tình huống.

- Những cán bộ được tuyển lựa cần sắp xếp thời gian, chỗ làm hợp lý, có cân nhắc dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của bản thân mỗi người.

- Ban hành quy chế hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường và tại ký túc xá đối với cán bộ quản lý và cả học sinh.

- Cần thường xuyên kiểm tra, lấy ý kiến đánh giá của học sinh về cán bộ quản lý, kịp thời điều chỉnh những sai sót mà cán bộ quản lý ký túc xá mắc phải.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Có sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường, sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong nhà trường.

- Cần phát huy tính dân chủ trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong công việc chung đồng thời cần có sự thống nhất đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

3.2.3. Phối hợp chặt chẽ các tổ, phòng ban trong quản lý trường học

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 11

Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh nội trú không thuần túy chỉ dựa vào những người làm công việc quản lý ký túc xá mà cần một sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng giữa các phòng, ban chức năng cả khi học sinh lên lớp cũng như khi các em sinh hoạt tại ký túc xá.


70

60

50

40

30

20

10

0

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường

Không cần thiết

Cán bộ quản Giáo viên Học sinh


Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết phối kết hợp giữa các phòng, ban chức năng


Khi được hỏi sự đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mức độ cần thiết của việc phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng trong công tác quản lý chúng tôi nhận thấy hầu như cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều nhận thức được mức độ cần thiết trong việc phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các phòng ban chức năng. Mặc dù mức độ nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề này cao hơn học sinh nhưng việc chính các em ý thức được vấn đề này là điều rất tốt. Điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng trong công tác quản lý là điều cần thiết và phù hợp với nhận thức của mọi thành viên trong trường phổ thông DTNT Hòa An.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Thực chất trong công tác quản lý học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý học sinh là những người hướng dẫn hoạt động dạy - tự học trên lớp cũng như ở ký

túc xá của học sinh, vì thế giáo viên và cán bộ quản lý học sinh cần giúp học sinh xác định vai trò và nhiệm vụ, mục đích của việc tự học trên lớp cũng như ở ký túc xá. Điều này sẽ giúp đỡ cho công việc của những cán bộ quản lý ký túc xá. Bởi thầy, cô trong trường chính là những tấm gương để các em noi theo. Những gì thầy, cô truyền đạt, hướng dẫn bao giờ cũng có tính hiệu quả cao, giúp các em ý thức được những điều mình cần, nên làm và cả những điều không nên làm. Khi mà các em ý thức được những vấn đề đó, các cán bộ quản lý ký túc xá làm việc cũng dễ dàng hơn. Giáo viên, quản lý học sinh và các cán bộ quản lý ký túc xá cần có sự phân công hợp lý trong việc quản lý các mặt hoạt động của học sinh cả trên lớp cũng như tại ký túc xá.

3.2.3.3. Cách tiến hành

- Giáo viên và quản lý học sinh xác định quỹ thời gian tự học cho học ở trên lớp cũng như ở ký túc xá.

- Sắp xếp và phân phối thời gian của từng môn học lý thuyết cũng như thực hành cho cả năm học hay từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

- Hướng dẫn cho học sinh thực hiện kế hoạch tự học ở trên lớp và tại ký túc xá, tập trung tư tưởng vào tự học, kiên trì, không nản chí, phải coi nó như là mục tiêu phấn đấu của bản thân.

- Thông báo kế hoạch của học sinh với cán bộ quản lý ký túc xá để có cơ chế phối, kết hợp quản lý nhịp nhàng giữa các bên.

- Các phòng ban chức năng cần thường xuyên trao đổi bằng văn bản với cán bộ quản lý ký túc xá để nắm bắt thông tin của từng học sinh và có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Ban lãnh đạo nhà trường kiểm tra thông qua các văn bản cho tổ chức triển khai thực hiện.

- Phòng quản lý học sinh kết hợp với các phòng ban chức năng, các tổ để quản lí giáo dục học sinh.

3.2.4. Phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trong công tác quản lý, không có gì tốt hơn chính bản thân mỗi học sinh tự ý thức được những việc cần làm và những việc không nên làm. Khi tính tự giác được các em học sinh xây dựng và duy trì hàng ngày sẽ giúp cho hoạt động quản lý trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bản thân các cán bộ, giáo viên và những cán bộ quản lý ký túc xá không thể theo các em từng bước để nhắc nhở. Vì vậy, cần phát huy vai trò tự quản của học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, đội xung kích học sinh... trong trường Phổ thông DTNT Hòa An.

Khi khảo sát học sinh về vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên của trường Phổ thông DTNT Hòa An, chúng tôi nhận thấy học sinh đánh giá vai trò của Đoàn Thanh niên có 35% cho rằng trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên, vai trò tự quản là khá tốt, 10% cho rằng vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên là rất tốt. Tuy nhiên có 50% số lượng học sinh trả lời cho rằng vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, thậm chí có một số học sinh còn lựa chọn mức độ yếu (5%). Kết quả này phần nào phản ánh đúng thực trạng của Đoàn Thanh niên tại trường. Mặc dù trong các hoạt động của mình, Đoàn Thanh niên đã thể hiện được vai trò tự quản của mình, tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn chưa cao.

Series1, Yếu,

5%, 5%

Series1, Rất

tốt, 10%,

10%

Series1, Trung

bình, 50%, 50%

Series1, Tốt,

35%, 35%

Rất tốt

Tốt

Trung bình Yếu

Biểu đồ 3.2. Đánh giá vai trò tự quản của Đoàn Thanh niên

Nguyên nhân của thực trạng này là do Đoàn Thanh niên chưa ý thức được rõ vai trò tự quản to lớn của mình trong công tác quản lý học sinh nhà trường nói chung và nhất là học sinh nội trú. Do vậy trong các hoạt động của mình Đoàn

Thanh niên chưa triệt để vai trò của mình, đồng thời cũng chưa có nhiều biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm quản lý sát sao hoạt động của học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh tại ký túc xá nói riêng.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên, học sinh sẽ có thêm tinh thần hăng say, thi đua trong công tác học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống.

Ngoài ra Đoàn thanh niên có thể thiết lập các nhóm tự quản để kiểm tra, đôn đốc, động viên học sinh hăng hái học tập và giữ gìn nội quy của ký túc xá.

3.2.4.3. Cách tiến hành

- Phát động các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Thi đua học tốt”, “Xây dựng lối sống lành mạnh”... để chào mừng các ngày lễ lớn như 2/9, 26/3, 8/3, 20/11... nhằm mục đích tạo sự hứng khởi cho học sinh tham gia và không khí thi đua, học tập.

- Thiết lập các nhóm tự quản, cờ đỏ... để kiểm tra chéo các lớp học trong trường cũng như các phòng tại ký túc xá.

- Xây dựng nhóm trực ban chính là những học sinh tại ký túc xá thay phiên nhau hỗ trợ các cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoạt động vệ sinh và thực hiện nếp sống văn hóa tại ký túc xá.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Đoàn thanh niên chủ động để xuất những hình thức tự quản với Ban lãnh đạo nhà trường.

- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với những nhóm học sinh tích cực tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

3.2.5. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá và chế độ thi đua khen thưởng trong nhà trường

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là quá trình không thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược, thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra, đánh giá, giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. Tuy nhiên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa không dễ dàng như kiểm tra đánh giá về hoạt động chuyên môn. Vì vậy cần kiểm tra, đánh giá cả trước, trong và sau quá trình thực hiện. Kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.

Các tập thể tham gia thực hiện tốt hoạt động, được khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình để động viên, khích lệ phong trào, những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt cần được nhắc nhở thường xuyên, thậm chí là phê bình kiểm điểm rút kinh nghiệm, để thực hiện tốt hơn.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

3.2.5.3. Cách tiến hành

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh phong phú và đa dạng do vậy khâu kiểm tra, đánh giá cũng khó khăn và phức tạp. Để quản lý tốt hoạt động này thì nhà quản lý phải tiến hành xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được dựa trên chương trình, nội dung, kế hoạch đã quy định, ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong từng hoạt

động, hiệu quả của công việc..... và được lượng hoá bằng điểm.

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và học sinh trong trường sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

Là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ, dựa theo các tiêu chuẩn mà hội đồng sư phạm nhà trường đã thông qua, qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn.

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường,

+ Lực lượng kiểm tra: Muốn kiểm tra sát, đánh giá đúng cần tổ chức các lực lượng theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình học tập, đó là: đội cờ đỏ, giáo viên trực ban, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm.

+ Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, lịch trực, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ.

+ Cách kiểm tra: Kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; Kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động; Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động; Kiểm tra kết quả của hoạt động; Kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường; Kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục; Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất.

+ Tổng kết, đánh giá: Đối với giáo viên: kết quả đánh giá việc chuẩn bị, tổ chức và hiệu quả tổ chức hoạt động là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm.

Đối với học sinh: sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá và xếp thứ tự tập thể theo điểm đã lượng hoá.

Kết quả rèn luyện của các cá nhân và tập thể được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua tập thể học sinh.

Đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo thành tích.

* Thi đua, khen thưởng:

Thi đua, khen thưởng là hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, nhà quản lý cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập Ban thi đua để đánh giá thi đua của giáo viên và học sinh toàn trường, tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.

Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Nhà trường cần có những quy định cụ thể về yêu cầu kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp học tập, nếp sinh hoạt, những quy định về giao tiếp ứng xử giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh thống nhất thực hiện trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

- Việc thi đua khen thưởng phải kịp thời, công bằng, khách quan đúng người, đúng việc.

3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của học sinh nội trú

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Do tính đặc thù của việc dạy và học của các phổ thông dân tộc nội trú, học sinh có ưu thế về tư duy hình tượng, trực quan nhưng lại rất khó khăn khi tư duy những khái niệm trừu tượng. Việc phát huy sự hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hết sức cần thiết và có ý nghĩ trong việc giúp học sinh lĩnh hội. Những yêu cầu cấp bách chất lượng giáo dục - đào tạo chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú đòi hỏi người hiệu trưởng phải bằng một con dường tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thành một hệ thống hữu hiệu, một yêu tố quan trọng nhằm đổi mới phương pháp đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới, phù hợp với xu thế dạy học chung của thế giới hiện nay

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí