Kết quả khảo sát trong Bảng 2.17 cho thấy các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST, tập trung chủ yếu ở sự tác động của xã hội, ảnh hưởng của gia đình và hệ thống văn bản hướng dẫn.
Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động giáo dục GTS và các hoạt động TNST và định hướng hoạt động giáo dục GTS mang tính trải nghiệm, sáng tạo chưa đồng bộ và còn thiếu, chưa rõ ràng. Các cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước về giáo dục GTS và hoạt động TNST chưa phù hợp, chậm bổ sung, sửa đổi. Đặc biệt Bộ GD&ĐT chưa ban hành quy chế về các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông, trong đó có quy chế hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST và cơ chế phối hợp lực lượng.
Các chỉ đạo của cấp trên, của Sở GD&ĐT Bắc Giang về giáo dục GTS và hoạt động TNST chưa thường xuyên và thiếu tính chiều sâu, mang nặng tính hình thức, không chú trọng vào phát triển các hoạt động giáo dục GTS và hoạt động TNST cho học sinh.
Do thiếu các văn bản chỉ đạo của cấp trên nên chưa có bộ chuẩn kiến thức kỹ năng phục vụ hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST. Khi triển khai các hoạt động này tại các trường học người quản lý và giáo viên gặp rất nhiều lúng túng.
Cơ chế tài chính không đi đôi với yêu cầu giáo dục như hiện nay, gây khó khăn rất nhiều cho Hiệu trưởng trong quá trình quản lý điều hành nhà trường, đặc biệt là tổ chức các hoạt động HĐTNST.
CBQL, Giáo viên thiếu năng lực, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tập thể, kỹ năng quản lý nội dung, hình thức giáo dục; một số còn có nhận thức coi nhẹ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục GTS và HĐTNST-NGLL. Khi được giao nhiệm vụ chỉ thực hiện hời hợt, thiếu sự đầu tư, mang tích chất đối phó khi lãnh đạo hoặc cấp trên kiểm tra. Trong khi đó kế hoạch tập huấn, đào tạo CBQL và giáo viên về lĩnh vực này chưa được cấp trên tổ chức.
Do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, xu thế hội nhập cạnh tranh khu vực và toàn cầu hóa; do cách đánh giá nhà trường, đánh giá CBQL, GV, đánh giá học sinh của ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến mặt giáo dục GTS hay tổ chức hoạt động TNST cho học sinh.
Kết luận chương 2
Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST của CBQL trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, tác giả có một số kết luận như sau:
Về nhận thức của giáo viên: Cơ bản đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn giáo viên chưa quan tâm và xem nhẹ hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST, chỉ coi việc dạy học các môn học trên lớp là nhiệm vụ chính của nhà trường.
Về nội dung giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST đã được giáo viên, và học sinh nhận thức và xác định rõ tầm quan trọng, song bên cạnh đó còn một số GTS vẫn chưa được quan tâm như : Giá trị sống Hạnh phúc, Tôn trọng, Trách nhiệm, Tự do. Đặc biệt là giá trị sống “Tự do” được giáo viên đánh giá rất thấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
Đa số giáo viên các nhà trường đều lựa chọn được các hình thức giáo dục GTS phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS. Tuy nhiên còn một số hình thức do điều kiện nhà trường còn hạn chế (như kinh phí và nguồn nhân lực,...) nên chưa được quan tâm, ví dụ như hình thức Tham quan dã ngoại.
Với cán bộ quản lý, đa số đều có nhận thức đúng đắn, có năng lực thực hiện, tổ chức chỉ đạo sát sao, kịp thời và có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục GTS thông quan hoạt động TNST. Tuy nhiên, các trường THCS huyện Hiệp Hòa còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, làm cho hiệu quả của hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST ở các nhà trường chưa cao.
Về sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các tổ chức và lực lượng xã hội tuy đã có nhưng còn chung chung, chưa cụ thể, chưa quyết liệt, đặc biệt quy chế phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng này trong công tác giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST còn chưa hiệu quả.
Những khó khăn vướng mắc cơ bản đến từ nhận thức của một số giáo viên, của phụ huynh học sinh và hệ thống văn bản chỉ đạo của ngành, sự vào cuộc của đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức lực lượng xã hội đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST ở các nhà trường hiện nay.
Những khó khăn, thuận lợi đó cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác, làm cơ sở để tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST đạt được kết quả tốt hơn, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác tổ chức, quản lý hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GTS THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG THCS, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Trong một chừng mực nhất định, việc đề xuất các biện pháp giáo dục GTS cho học sinh THCS thông qua hoạt động TNST được xem như một sự thay đổi trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THCS theo hướng phát triển tích cực. Sự thay đổi và phát triển đòi hỏi phải có sự kế thừa vì trong nền văn minh của xã hội loại người hiện nay, không có sự phát triển nào bắt đầu từ con số không. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa trong đề xuất các biện pháp giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh THCS đòi hỏi:
- Tôn trọng nội dung chương trình hoạt động giáo dục đã được quy định để thực hiện tích hợp nội dung giáo dục GTS.
- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục và kinh nghiệm giáo dục GTS nói chung, giáo dục GTS cho học sinh THCS nói riêng đề khái quát thành lí luận nhằm vận dụng vào thực tiễn tổ chức giáo dục GTS thông qua HĐTNST.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hoạt động giáo dục và giáo dục GTS, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp giáo dục GTS, các nghiên cứu về giáo dục GTS qua lồng ghép các hoạt động TNST. Những kết quả nghiên cứu này cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục GTS cho học sinh THCS thông qua HĐTNST.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Giáo dục nói chung, giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST tồn tại và phát triển với tư cách là một hệ thống. Vì vậy, giáo dục GTS thông qua hoạt
động TNST cho học sinh THCS là một hệ thống cả về phương diện lí thuyết và thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của việc đề xuất các biện pháp giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh THCS đòi hỏi:
- Xác định rõ các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và các yếu tố cấu trúc của giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh THCS.
- Mô tả cụ thể các yếu tố cấu trúc của hệ thống mới được thiết lập từ sự tích hợp các yếu tố cấu trúc của giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST thông qua hoạt động TNST cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục.
Các nguyên tắc nêu trên là những xuất phát điểm để đề xuất các biện pháp giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh THCS với các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, việc giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường mà còn phải có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường. Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác GD GTS, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Biện pháp được xác định là biện pháp có tính khả thi khi nó thỏa mãn được các yếu tố ràng buộc nó. Có rất nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đối với việc thực thi một biện pháp như: pháp luật, quyền hạn, đạo đức, văn hóa, thời gian, con người, tài chính,... Dễ dàng nhận thấy, nếu một biện pháp nào đó được đề xuất vượt quá quyền hạn của người thực thi biện pháp đó hoặc không phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ là những biện pháp không khả thi. Trường hợp còn lại, mức độ khả thi của các biện pháp cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thương thuyết của chủ thể đối với các yếu tố còn lại như thế nào trong quá trình thực thi biện pháp.
Để các biện pháp giáo dục GTS cho học sinh THCS có tính khả thi và khả thi cao đòi hỏi:
- Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THCS, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.
- Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp. Trong đó cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi đối với các biện pháp như thế nào. Cụ thể, phải xác định được:
+ Nhân lực để thực hiện biện pháp.
+ Thời gian và không gian thực hiện biện pháp.
+ Các hoạt động cơ bản phải triển khai.
+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần khai thác, huy động để thực hiện các hoạt động.
+ Các rào cản của phong tục, tập quán,...
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các chủ thể tham gia công tác giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh là cán bộ quản lý, GVCN, GV bộ môn, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, PHHS và các cơ quan đoàn thể địa phương… Mỗi chủ thể giáo dục có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình GD. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho Hs, qua đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh THCS.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống ở trường THCS huyện Hiệp Hòa
3.2.1. Xây dựng nội dung chương trình và lập kế hoạch giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3.2.1.1. Mục tiêu cần đạt
Xây dựng nội dung, chương trình và lập kế hoạch giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST là công cụ để quản lý, giúp Hiệu trưởng tập trung vào
mục tiêu đã xác định, đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.
Kế hoạch giáo dục GTS thông qua HĐTNST giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.
Trên thực tế các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục GTS lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động TNST. Tuy nhiên cần tăng cường quản lý nội dung này để đạt hiệu quả cao hơn. Bằng kế hoạch cụ thể và chi tiết, cần tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đưa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST được linh hoạt, nhịp nhàng hơn.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
- Khi xây dựng nội dung chương trình cần đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính phù hợp giữa các hoạt động TNST với các giá trị cần lồng ghép để giáo dục cho học sinh, nội dung phải bám vào 12 giá trị sống cốt lõi mang tính phổ quát trên toàn thế giới, bên cạnh đó nội dung còn phải phù hợp với hệ giá trị cần đạt được đối với lứa tuổi học sinh THCS.
- Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ điểm tháng, đặc điểm tình hình trường, thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp và tránh dồn dập hoặc rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, mang tính trải nghiệm, sáng tạo thì
càng thu hút và kích thích tính hiếu kỳ của học sinh, khi đó hoạt động giáo dục GTS càng mang tính thuyết phục, hiệu quả.
- Bản kế hoạch cần được đưa ra bàn bạc thống nhất trong Ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung: Làm gì? Đối tượng: dành cho đối tượng học sinh nào? Thời gian thực hiện: Vào lúc nào? Phân công các bộ phận tổ chức thực hiện: Ai? Chịu trách nhiệm công việc gì? Biện pháp cụ thể: Cách thức thực hiện? Kinh phí bao nhiêu?
Bảng 3.1. Mẫu xây dựng kế hoạch giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST
Trường THCS………. ………………………….Năm học…………………………..………. Lớp………………….. Người soạn kế hoạch………………………………………………….
9 | 10 | 11 | 12 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6,7,8 | |
Chủ điểm HĐ | ||||||||||
Tên chủ đề | ||||||||||
Mục tiêu GD | ||||||||||
Nội dung HĐ | ||||||||||
Hình thức HĐ | ||||||||||
Lực lượng tham gia | ||||||||||
Lực lượng tổ chức | ||||||||||
Thời gian | ||||||||||
Địa điểm | ||||||||||
Kinh phí |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
- Nhận Thức Về Mức Độ Cần Thiết Cần Giáo Dục Giá Trị Sống Của Học Sinh Trường Thcs Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang
- Thực Trạng Quản Lí Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Ở Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang
- Mẫu Kế Hoạch Tổ Chức Giáo Dục Gts Thông Qua Hoạt Động Tnst
- Khảo Nghiệm Về Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm
- Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 13