Thực Trạng Giáo Dục Nếp Sống Văn Hóa Cho Học Sinh Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Hòa An, Tỉnh Cao Bằng

* Tổ chức khảo sát thực trạng:

Mục đích: nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về nếp sống văn hóa của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An. Đánh giá tình hình thực hiện các nội quy, quy định của các em học sinh. Xác định nguyên nhân mặt tích cực và hạn chế thực trạng nếp sống của các em.

Nội dung: Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nếp sống văn hóa của các em học sinh. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp chủ yếu để nâng cao nếp sống văn hóa cho học sinh.

Phương pháp khảo sát: Phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu, thu thập xử lí thông tin, phân tích tài liệu, kế thừa kết quả đã nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn, khảo sát ý kiến đánh giá của 226 học sinh và 20 cán bộ quản lí, giáo viên đã công tác trên 15 năm về vấn đề quản lý của ban giám hiệu nhà trường đối với việc chỉ đạo các tổ, trưởng phòng các bộ phận trong trường thực hiện mục tiêu giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.

2.2. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Thực trạng nếp sống của học sinh

Đánh giá chung về nếp sống của học sinh

Nếp sống văn hóa của học sinh được phản ánh thông qua những biểu hiện có văn hóa trong học tập, quan hệ sinh hoạt của học sinh với tư cách là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt. Để nghiên cứu thực trạng nếp sống nói chung của học sinh nội trú trường phổ thông DTNT Hòa An hiện nay chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh, kết quả thu như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá của học sinh về thực trạng nếp sống học sinh nội trú


Khối

Tiêu chí

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Chung

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1.Văn minh- lịch sự

6

10

3

6

2

3

4

6

15

7

2. Có cái tốt, có cái chưa tốt

50

83

41

82

50

91

51

86

192

84

3. Chưa thật tốt

4

7

6

12

4

6

5

8

19

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Hòa An, tỉnh Cao Bằng - 7

Kết quả bảng trên cho thấy đa số học sinh đánh giá thực trạng nếp sống học sinh nội trú có cái tốt, cái chưa tốt. Số ít cho rằng nếp sống học sinh nội trú văn minh lịch sự rất tốt và cũng có một số ít cho rằng nếp sống học sinh nội trú hiện nay chưa thật tốt.

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong hoạt động học tập

Hiện nay có ý kiến cho rằng: Đa số học sinh nói chung là lười học, thụ động, thiếu trung thực trong thi cử, rất ít tìm tòi, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức…ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng: học sinh ngày nay năng động, sáng tạo hơn, tự tin, có tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập … Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn, chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện nếp sống văn hóa của học sinh trong học tập hiện nay. Qua khảo sát thời gian tự học của học sinh kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Thời gian dành cho tự học của học sinh



Học sinh khối


Lớp 6


Lớp 7


Lớp 8


Lớp 9

Trung bình

chung

Thời gian tự học vào

ngày thường

2giờ 50

3giờ 10

3giờ 30

3giờ 10

3giờ 15

Thời gian tự học vào

thời điểm ôn tập, thi cử

8giờ 20

8giờ 40

9 giờ 10

8giờ 20

8giờ 40

Theo kết quả khảo sát trên nếu so với quy định thông thường cứ 1 giờ học trên lớp thì một giờ học ở nhà, thời gian học sinh nội trú dành cho việc tự học là chưa đủ.

Ngoài thời gian dành cho tự học,biểu hiện nếp sống học sinh trong học tập còn được thể hiện qua các mặt sau:

Bảng 2.3. Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong học tập


T T

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong học tập

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Trung bình

chung

1

Chăm học, chủ động tích cực trong

học tập

2.50

2.45

2.73

2.53

2.56

2

Tự giác học tập, trung thực trong

thi cử

2.55

2.70

2.81

2.65

2.69

3

Có hành vi gian lận trong thi cử

2.25

2.35

1.90

2.20

2.17

4

Chỉ học trong vở ghi chép

3.80

4.10

3.65

3.84

3.85

5

Đọc thêm tài liệu tham khảo

2.22

2.77

3.32

2.72

2.77

6

Giúp đỡ nhau trong học tập

2.92

3.10

3.75

3.25

3.26

7

Trao đổi, học hỏi bạn bè, thầy cô

2.25

2.82

2.65

2.55

2.58

8

Yêu thích việc học

4.05

3.87

4.20

3.97

4.04

(Học sinh Lớp 6 : 60; Lớp 7 : 50; Lớp 8 : 56; Lớp 9: 60 Tổng số: 226 )

Qua thăm dò và điều tra cho thấy học sinh còn chưa chăm chỉ học. Việc tự giác học tập còn thấp, tình trạng các em chỉ học ở vở ghi là phổ biến, ít đọc thêm tài liệu tham khảo. Qua theo dõi lưu lượng học sinh đến thư viện để đọc sách cũng rất ít. Các em lên thư viện chủ yếu để đọc sách, báo giải trí, chưa chịu tìm tòi đọc thêm tài liệu tham khảo để mở rộng kiến của mình.

Qua số liệu thăm dò, chúng tôi cũng nhận thấy học sinh năm cuối cấp lớp 9 có nhận thức về việc tự giác học tập cao hơn so với những học sinh đầu cấp lớp 6 mới vào trường. Học sinh còn quá lệ thuộc vào tri thức truyền thụ của người thầy, ít học sinh tự tìm cho mình thông tin, tri thức, kĩ năng một cách độc lập, sáng tạo. Năng lực tự học còn thấp.

Việc gian lận trong thi cử ở hình thức phôtô tài liệu thu nhỏ và đem ra sử dụng làm bài thi vẫn còn . Một số em cho rằng do bài vở nhiều nên không học kịp. Thực tế cho thấy là do các em không biết sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả, các em không rèn cho mình thói quen học thường xuyên mà chỉ chờ đến khi giáo viên ôn tập học sinh mới học. Do đó, học sinh vừa học không kịp, kiến thức bị nhồi nhét và các em lại thức khuya để học ảnh hưởng tới sức khỏe.

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong sinh hoạt

Ngoài thời gian tự học sau giờ lên lớp chính khoá, học sinh sử dụng thời gian rỗi của mình tham gia vào các sinh hoạt giải trí, văn nghệ, thể dục, thể thao và lao động.

Các hoạt động trên rất phong phú, đa dạng và tự nguyện. Nó thể hiện việc học sinh sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào và chính điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh cũng như nếp sống văn hóa lành mạnh ở học sinh.

Để đánh giá thực trạng nếp sống văn hóa học sinh trong sinh hoạt và lao động cũng như các công việc khác thực hiện vào thời gian rảnh rỗi, chúng tôi tiến hành khảo sát các biểu hiện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong sinh hoạt


TT

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong sinh hoạt

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Chung

1

Tập thể dục buổi sáng

1.85

1.95

2.01

2.31

2.03

2

Tham gia thể thao

3.65

3.94

3.79

3.83

3.80

3

Tham gia văn nghệ

4.08

3.62

3.79

3.80

3.83

4

Tham gia các công tác xã hội

3.62

3.50

3.33

2.90

3.34

5

Đọc báo, xem ti vi, nghe đài

2.33

2.75

2.20

1.60

2.23

6

Giữ gìn vệ sinh trong phòng ở

3.56

3.83

3.65

3.61

3.67

7

Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,

trong khuôn viên kí túc xá

2.25

3.22

2.51

2.15

2.54

8

Sắp xếp đồ đạc cá nhân ngăn nắp,

gọn gàng

3.34

3.36

3.50

3.90

3.53

9

Đùa nghịch gây mất trật tự

3.54

2.19

2.53

1.81

2.51

10

Ăn mặc chưa lịch sự ở ngoài

phòng , ra đường

2.24

2.32

1.96

1.30

1.97

11

Tiết kiệm giản dị

2.54

2.40

2.41

2.31

2.42

12

Tinh thần tương thân, tương ái

3.32

3.34

3.31

3.30

3.32

13

Tích cực nhiệt tình trong các hoạt

động tập thể

3.50

3.54

3.50

3.63

3.56

14

Tiếp khách không đúng giờ quy

định

2.50

2.60

2.61

2.71

2.60

15

Uống, rượu, bia

2.39

2.45

2.30

2.10

2.31

16

Gây gổ đánh nhau

2.20

2.42

2.19

2.02

2.21

17

Đi học đúng giờ

4.12

3.67

3.99

4.22

4.00

18

Vào lớp muộn

2.11

2.33

2.20

3.25

2.23

19

Giữ gìn bảo vệ của công

2.60

3.85

3.33

3.90

3.45

20

Tụ tập đánh bài

3.72

3.30

3.09

2.41

3.13

21

Đưa phụ huynh vào kí túc xá

không báo nhà trường

2.12

1.12

1.63

1.61

1.62

Như vậy có thể thấy học sinh ít tập thể dục, ít đọc sách báo, xem ti vi, nghe đài. Khi được hỏi thì các em cho biết ngại dậy sớm. Chỉ hôm nào nhà trường có trực ban đánh kẻng thì mới dậy tập thể dục buổi sáng. Hoạt động này chưa được ban quản lý kí túc xá thực hiện đều đặn và chưa giáo dục cho các em nhận thức đúng vai trò của việc tập thể dục sáng đối với việc giữ gìn sức khỏe.

Qua trao đổi chúng tôi thấy học sinh luôn có nhu cầu cao với các hoạt động văn hóa. Điều đó thể hiện rõ những mong muốn nhu cầu của học sinh trong các hoạt động văn hóa. Nếu quan tâm đến việc thỏa mãn hợp lý các nhu cầu hoạt động của học sinh sẽ giúp các em sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách có ý nghĩa, tạo tác động tích cực đến việc giáo dục nếp sống văn hóa lành mạnh cho các em. Số lượng học sinh tham gia văn nghệ và thể thao khá nhiều. Việc xem và tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ như thi “Tiếng hát học sinh”, thi đấu cờ vua, bóng đá… được đa số học sinh hưởng ứng do nó phù hợp với lứa tuổi của các em.

Học sinh cũng ít đọc sách báo, xem ti vi, nghe đài. Chính điều này dẫn đến nhận thức của các em về hiểu biết xã hội còn hạn chế. Phần nhiều học sinh không theo dõi các vấn đề thời sự để nắm bắt thông tin cập nhật và mở rộng tầm hiểu biết của mình. Trong nhà để xe của giáo viên có một cái ti vi 34 inch. Học sinh thường mở và xem nó vào tối thứ bảy và ngày chủ nhật. Còn những buổi khác các em thường xem phim, lên lớp tự học.

Học sinh nội trú có một số mặt tốt tích cực trong nếp sống như phần nhiều các em đi học đúng giờ, ăn mặc lịch sự, tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội, đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng.

Việc giữ gìn vệ sinh trong phòng ở là khá tốt và được nhiều học sinh thực hiện nhưng việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng trong khuôn viên kí túc xá lại kém, theo như chính đánh giá của học sinh là ít người thực hiện (2.54 điểm). Điều này cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở học sinh chưa cao.

Các hiện tượng hút thuốc, gây gỗ đánh nhau vẫn còn diễn ra. Mặc dù kí túc xá đã có nội quy cấm học sinh không được hút thuốc nhưng thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng học sinh đùa nghịch quá đà dẫn đến gây gổ đánh nhau gây mất trật tự trong kí túc xá.

Việc người nhà đến thăm học sinh không đúng giờ quy định vẫn còn diễn ra. Điều này cũng cho thấy công tác quản lý kí túc xá còn chưa chặt chẽ. Một điều đáng quan tâm là tình trạng học sinh sử dụng thời gian rỗi vào việc đánh bài là khá phổ biến (3.13 điểm). Hiện tượng này chủ yếu ở các học sinh nam. Khi được hỏi thì các em trả lời là “chỉ chơi cho vui chứ không chơi ăn tiền, rảnh rỗi nhớ nhà chẳng biết làm gì chơi bài để giải trí”. Tuy không chơi ăn tiền nhưng chơi bài cũng là một hình thức tiêu tốn nhiều thời gian làm ảnh hưởng tới thời gian học tập, gây ồn ào, mất trật tự làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Như vậy trong kí túc xá nếp sống của học sinh biểu hiện trong sinh hoạt tập thể, cá nhân, trong lao động bên cạnh một số mặt tốt, tích cực còn có những biểu hiện lệch lạc không lành mạnh. Những học sinh có biểu hiện chưa tốt này là những học sinh không có hướng phấn đấu rõ ràng, thiếu ý chí vươn lên, học tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến việc học hành và rèn luyện bản thân để có nếp sống tốt.

Nếp sống của học sinh không những được biểu hiện trong học tập, sinh hoạt, lao động mà còn thể hiện trong các quan hệ ứng xử với mọi người. Với thầy cô, bạn bè…

Biểu hiện nếp sống của học sinh trong quan hệ và ứng xử

Trên thực tế khảo sát các biểu hiện của nếp sống học sinh trong quan hệ ứng xử bằng phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Các biểu hiện nếp sống của học sinh trong quan hệ và ứng xử

Biểu hiện nếp sống học sinh

trong quan hệ và ứng xử

Lớp

6

Lớp

7

Lớp

8

Lớp

9

TB

chung

1

Quan tâm, có trách nhiệm với mọi

người trong quan hệ

3.02

3.90

3.68

4.10

3.67

2

Thái độ tôn trọng, khiêm tốn với

mọi người, giúp đỡ bạn bè

3.50

4.02

4.01

4.31

3.94

3

Có quan hệ nam nữ trong sáng lành

mạnh

3.72

3.82

4.02

4.34

3.96

4

Kết bạn tràn lan

2.58

2.04

2.39

2.60

2.41

5

Có lối sống thực dụng

3.50

3.86

3.88

4.34

3.90

6

Bất bình trước hành vi thiếu văn

hóa

3.68

3.80

3.92

4.31

3.93

7

Quan tâm đến công việc chung của

tập thể

2.83

3.77

3.11

2.82

3.14

8

Lễ phép với thầy, cô giáo. Chào

hỏi khi gặp thầy cô

2.86

3.73

3.49

2.56

3.05

9

Chỉ quan tâm chào hỏi trực tiếp

thầy, cô giảng dạy

2.84

2.60

3.27

4.32

3.25

10

Rộng lượng, vị tha trong quan hệ

3.53

4.02

3.95

4.33

3.96

11

Vô lễ với thầy cô và cô chú cán bộ

công nhân viên

1.32

1.11

1.15

1.06

1.16

12

Có hành vi gây gổ, đe dọa cán bộ,

bảo vệ đang làm nhiệm vụ

1.18

1.22

1.12

1.02

1.14

TT

(Học sinh Lớp 6 : 60; Lớp 7 : 50; Lớp 8 : 56; Lớp 9: 60 Tổng số: 226 )

Học sinh tự nhận định: đa số có quan hệ rộng rãi, quan hệ nam nữ trong sáng lành mạnh. Các biểu hiện kết bạn tràn lan, có lối sống thực dụng tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy bộ phận học sinh này ảnh hưởng bởi những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường nên các em có nhận thức sai trong cuộc sống dẫn

đến sự ngộ nhận trong tình yêu và lối sống. Điều này cho thấy chúng ta cần phải có chương trình giáo dục giới tính sâu và rộng, nâng cao nhận thức cho học sinh, tạo phương tiện, hình thức giao lưu vui chơi bổ ích.

Trên thực tế quan sát và hỏi trực tiếp một số thầy cô trong trường thì thấy nhiều học sinh gặp thầy cô trong trường không hoặc ít chào hỏi nhưng khi gặp các em ở ngoài đường thì các em lại lễ phép chào hỏi. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao thì các em nói rằng trong trường chào thầy cô cứ có cảm giác ngại. Khi ra khỏi trường thì thấy thầy cô rất gần gũi là người quen đã được học, được gặp rồi.

Có một số biểu hiện khác đáng chú ý là khá nhiều học sinh chỉ quan tâm tới thầy, cô trực tiếp giảng dạy. Tuy số lượng rất ít nhưng vẫn còn học sinh vô lễ với thầy, cô, các cô chú cán bộ công nhân viên trong trường. Có hành vi đe dọa, gây gổ đánh lại cán bộ bảo vệ khi đang làm nhiệm vụ. Những biểu hiện này rất ít. Song cần có biện pháp uốn nắn và giáo dục kịp thời. Một số biểu hiện tích cực của học sinh là có thái độ bất bình trước hành vi thiếu văn hóa ( 3.93 điểm ).

Nhìn chung học sinh đều có ý thức tôn trọng, lễ phép với người trên, quan tâm giúp đỡ bạn bè song vẫn có những biểu hiện về suy thoái đạo đức, có lối sống thực dụng, có biểu hiện quan hệ nam nữ không trong sáng, không lành mạnh không phải ở mức độ trầm trọng nhưng vẫn còn xuất hiện trong một số học sinh. Những biểu hiện lệch lạc trong quan hệ giao tiếp, ứng xử của học sinh cần được khắc phục, cần có biện pháp hiệu quả hơn để giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn cho các em.

2.2.2. Thực trạng giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Đánh giá chung về các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh

Để đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh chúng tôi khảo sát ý kiến của khảo sát 20 cán bộ quản lý, giáo viên và 226 học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Hiệu quả các biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho học sinh

TT


Hoạt động giáo dục nếp sống cho học sinh

Mức độ hiệu quả

Khối HS

Khối

CBQL&GV


1

Phổ biến đầy đủ những điều cần biết về quy định, quy chế của trường (quy chế công tác học sinh-sinh viên,

quy chế kiểm tra, đánh giá, khen thưởng…)


4.12


4.50


2

Tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện cho học sinh

tham gia các hoạt động sinh hoạt, giao lưu


3.25


3.50

3

Hỗ trợ đời sống vật chất cho học sinh

3.12

3.65

4

Có chính sách khen thưởng và hình thức kỉ luật kịp thời

3.31

3.80


5

Tạo phong trào thi đua giữa các phòng về nếp sống

văn hóa

3.10

3.45


6

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,phương tiện cho học

sinh học tập và lưu trú

3.11

3.50

7

Tạo điều kiện về thông tin văn hóa

3.14

3.50


8

Phổ biến nội quy kí túc xá đầu năm học cho học sinh

khối 6

4.15

4.85


9

Đặt hòm thư góp ý để lấy ý kiến đóng góp , nguyện

vọng của học sinh

3.74

4.05

10

Kết hợp với gia đình để giáo dục thêm

3.32

3.95


11

Ban quản lý kí túc xá phối hợp với các bộ phận khác

trong trường để giáo dục học sinh

3.42

3.70

12

Tổ chức quản lý giờ tự học của học sinh

3.00

3.45

13

Tổ chức sinh hoạt văn thể mỹ

3.22

3.70

14

Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường

2.96

3.35

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 09/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí