Đánh Giá Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Của Nhtmcp Kỹ Thương Việt Nam Trong Thời Gian Qua‌‌


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA‌‌

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)

1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua 14 năm hoạt động, Techcombank đã đạt được nhiều thành công đáng kể, dưới đây là một số cột mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Techcombank 7:

Năm 1995 - 1999: Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng; Mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Năm 2001: Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng; Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống NH hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm NH GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Năm 2002 - 2003: Thành lập thêm 6 chi nhánh mới; Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.

Năm 2004: Có 3 đợt tăng vốn điều lệ trong năm này, đến thời điểm 26/11/2004 vốn điều lệ của Techcombank là 412 tỷ đồng; Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

7 Nguồn: http://www.techcombank.com.vn/modules.php?name=Introduction&op=detailsarticle&n=14

Năm 2005: Tiếp tục thành lập các chi nhánh cấp 1 tại nhiều tỉnh thành; Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5. Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Năm 2006: Nhận rất nhiều giải thưởng và sự công nhận của các tổ chức uy tín như giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia; cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao; Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, NH TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.

Năm 2007: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus của Temenos lên phiên bản mới nhất T24.R6; Được Financial Insights của IDC-IDG công nhận và trao tặng giải thưởng Sáng tạo trong hoạt động phát triển thị trường; Ra mắt sản phẩm internet banking - F@sti-Banking, trở thành NH đầu tiên được NHNN cho phép cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet. Khai trương chính thức cổng thanh toán điện tử F@st Vietpay, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến trên các website thương mại điện tử; Tăng vốn điều lệ lên 2524 tỷ đồng. Được Citibank trao giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006; Thành lập Công ty chứng khoán Kỹ Thương.

2. Các hoạt động chủ yếu của Techcombank


2.1 Hoạt động NH bán lẻ

Theo định hướng “chiến lược phát triển mới giai đoạn 2005-2010”, phân đoạn thị trường khách hàng cá nhân được Techcombank hết sức chú trọng. Techcombank luôn nỗ lực mở rộng mạng lưới, cải tiến quy trình nghiệp vụ, chuyên nghiệp hóa đội ngũ chuyên viên khách hàng cũng như liên tục hoàn thiện

và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Các sản phẩm được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, ngày càng đa dạng và nhiều giá trị gia tăng.

2.1.1 Huy động vốn từ khu vực dân cư

Tình hình cạnh tranh, thu hút khách hàng tiết kiệm hiện nay diễn ra vô cùng gay gắt giữa các NH thông qua các chương trình khuyến mại, tặng quàĐể có thể lôi kéo khách hàng gửi tiết kiệm tại NH mình, Techcombank liên tục thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt cũng như xác định rõ định hướng khách hàng để đưa ra những sản phẩm tiết kiệm đa dạng, đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Ngoài một số sản phẩm tiết kiệm truyền thống, Techcombank còn cung cấp nhiều sản phẩm đặc biệt như Tiết kiệm định kỳ vì tương lai, Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn F@stSaving...

2.1.2 Tín dụng bán lẻ

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng là thế mạnh của Techcombank. Những sản phẩm này đã đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn thị trường, phù hợp với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm của các NH Việt Nam. Một số sản phẩm tín dụng bán lẻ mà Techcombank cung cấp trên thị trường bao gồm: Nhà mới, Du học nước ngoài, Ô tô xịn, Cho vay hộ kinh doanh cá thể, Cho vay kinh doanh chứng khoán, Gia đình trẻ, Cho vay tiêu dùng trả góp...

2.1.3 Thẻ thanh toán

Với công nghệ hiện đại, Techcombank luôn có lợi thế trong công tác phát hành và triển khai hệ thống thanh toán thẻ. Tuy mới gia nhập thị trường thẻ từ cuối năm 2003 nhưng sản phẩm thẻ F@stAccess của Techcombank vẫn được khách hàng đánh giá là một trong những thẻ thanh toán tiện ích nhất trên thị trường. Tháng 12/2006, Techcombank phát hành thẻ ghi nợ quốc tế- thẻ Visa, chính thức tham gia vào thị trường thẻ toàn cầu. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng thẻ, Techcombank liên tục lắp đặt mới các máy ATM và POS. Với việc ứng dụng phần mềm tiên tiến của hãng Compass Plus, Techcomank đang

cung cấp nhiều dịch vụ thẻ hiện đại hơn các NH đối thủ và trong tương lai, tiếp tục đạt được nhiều thành công trên thị trường thẻ thanh toán.

2.1.4 Kinh doanh các dịch vụ NH bán lẻ

Ngoài các hoạt động huy động vốn từ dân cư, tín dụng bán lẻ và thẻ thanh toán, Techcombank còn cung cấp rất nhiều dịch vụ NH cá nhân như xác nhận số dư tài khoản, bảo quản tài sản, trung gian mua bán nhà, chuyển tiền, chiết khấu chứng từ có giáHoạt động NH điện tử của Techcombank hiện nay cũng nhắm vào đối tượng khách hàng cá nhân, với những dịch vụ Homebanking, Telebank, F@sti-Bank, F@stMobiPay, F@stVietpay, Techcombank thực sự trở thành NH tiên phong trong công cuộc mang đến sự tiện lợi nhất cho khách hàng cũng như trở thành cầu nối thương mại qua các kênh internet, điện thoại, website thương mại điện tử.

Techcombank cũng bắt đầu liên kết với các tổ chức bảo hiểm để phát triển những sản phẩm mới, phù hợp yêu cầu ngày càng cao của đối tượng khách hàng cá nhân. Ví dụ như sản phẩm Bancassurance là sản phẩm liên kết với Bảo Việt Nhân Thọ bao gồm “Tài khoản tiết kiệm giáo dục” và “Bảo hiểm tín dụng cho Nhà mới và Ô tô xịn”, đây là sản phẩm mới có lần đầu ở Việt Nam cho phép khách hàng được sử dụng đồng thời dịch vụ NH và dịch vụ bảo hiểm một cách thuận tiện.

2.2 Hoạt động NH doanh nghiệp

Đối tượng mục tiêu của Techcombank trong hoạt động NH doanh nghiệp là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các sản phẩm/ dịch vụ NH doanh nghiệp theo hướng đáp ứng nhanh và đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trọn gói từ khâu mua hàng đến khâu bán hàng. Các hoạt động NH doanh nghiệp của Techcombank gồm:

2.2.1 Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Ngoài hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư, một phần không nhỏ vốn huy động của Techcombank đến từ khu vực doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Việc huy động vốn từ khu vực này được thực hiện thông qua các sản phẩm: Dịch vụ tài khoản, Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn...

2.2.2 Tín dụng doanh nghiệp

Techcombank cung ứng vốn cho doanh nghiệp thông qua hai hình thức chính là tài trợ vốn lưu động và cho vay đầu tư dự án trung dài hạn. Đối với mỗi hình thức, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp, Techcombank sẽ cấp tín dụng theo món hoặc theo hạn mức. Đồng thời hướng tới cung cấp dịch vụ trọng gói nhằm hỗ trợ tối đa và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp mà Techcombank đang cung cấp bao gồm: Thấu chi doanh nghiệp, Ứng tiền nhanh, Cho vay kinh doanh nông sản (điều, hạt tiêu, cà phê, gạo, hồ tiêu), Bao thanh toán, Tài chính kho vận, Tài trợ dịch vụ trọn gói đối với dự án, Tài trợ nhà cung cấp.

2.2.3 Thanh toán trong nước và quốc tế

Techcombank là một trong ba NHTMCP có thị phần lớn nhất về thanh toán mậu dịch. Hệ thống thanh toán tại Techcombank được tự động hoá ngày càng cao, góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ và quản trị rủi ro. Hoạt động thanh toán là một trong những hoạt động mang lại thu nhập quan trọng, hiệu quả cao tại Techcombank và là cơ sở để thực hiện các dịch vụ NH khác. Các sản phẩm chính trong thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế bao gồm: uỷ nhiệm chi, lệnh chuyển tiền, séc, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thư tín dụng chứng từ...

2.2.4 Bảo lãnh và đồng bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ tín dụng, hoạt động bảo lãnh giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh thuận lợi hơn đồng thời mang lại thu nhập cho Techcombank thông qua phí bảo lãnh. Hiện tại, Techcombank có các

sản phẩm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành.

2.2.5 Kinh doanh các dịch vụ NH khác

Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, hoạt động của Techcombank còn mở rộng sang những lĩnh vực khác như tư vấn tài chính, cam kết bảo lãnh và tín dụng, đặc biệt nổi trội là các sản phẩm ngoại hối tiền tệ (Treasury) bao gồm các hợp đồng mua bán ngoại tệ và các hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai. Việc tham gia vào thị trường hàng hoá tương lai đánh dấu sự phát triển của Techcombank nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, giúp họ có thể tiếp cận thị trường hàng hoá quốc tế một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Techcombank cũng đã xây dựng một website riêng để phục vụ khách hàng có mong muốn ký kết các hợp đồng mua, bán hàng hoá tương lai.

2.3 Hoạt động liên NH

Techcombank là một trong những NH có hoạt động tích cực trên thị trường liên NH. Đây là thị trường mang lại vốn cho NH cũng như cơ hội sinh lời mà độ rủi ro thấp hơn. Các hoạt động liên NH mà Techcombank tham gia gồm:

2.3.1 Huy động vốn trên thị trường liên NH

Là hoạt động huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Với uy tín ngày càng cao, số tiền gửi và tiền uỷ thác của các NH tại Techcombank ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số tiền huy động của Techcombank.

2.3.2 Hoạt động tiền gửi trên thị trường liên NH

Ngoài việc huy động vốn trên thị trường liên NH, Techcombank cũng tích cực nâng số dư tiền gửi của mình tại các tổ chức tín dụng để mở rộng phạm vi hoạt động. Số tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tăng lên

chứng tỏ Techcombank đã tham gia vào nhiều nghiệp vụ thanh toán, đại lý... tạo được chỗ đứng vững chắc trong thị trường tiền tệ.‌

2.3.3 Hoạt động tín dụng liên NH

Tổng dư nợ của Techcombank đối với các tổ chức tín dụng thường không cao, nhìn chung không đáng kể so với dư nợ tín dụng trên thị trường 1 (là thị trường giữa Techcombank và các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng). Nhìn chung, hoạt động tín dụng liên NH chỉ là một hoạt động nhỏ, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hoạt động tín dụng chung của Techcombank.


II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TECHCOMBANK


1. Thực trạng hoạt động của Techcombank trong thời gian qua


1.1 Những kết quả đạt được

Techcombank là một trong những NH có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong khối các NHTM cổ phần ở Việt Nam. Hiện nay Techcombank đang thuộc nhóm NH cổ phần dẫn đầu về quy mô và vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động trên 110 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên toàn quốc với tổng số cán bộ nhân viên đã vượt 2.000 người [13].

Sau 14 năm hoạt động, từ 20 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, tính tới thời điểm 8/2007 Techcombank đã phát triển nhanh chóng, mở rộng quy mô hoạt động nâng vốn điều lệ lên tới 2524 tỷ đồng, gấp 126,2 lần số vốn ban đầu. Dự kiến đến cuối năm 2007, Techcombank dự kiến nâng vốn điều lệ lên 2700 tỷ đồng 8.

Techcombank luôn là NHTMCP tiên phong trong lĩnh vực áp dụng công nghệ NH hiện đại và phát triển sản phẩm mới. Năm 2003, Techcombank triển khai thành công phần mềm Globus của hãng Temenos và đến đầu năm 2007, trở thành NH đầu tiên ứng dụng phiên bản mới nhất T24.R6 của Temenos tại Việt


8 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, 1/3/2007, số 5, tr 5

Nam. Nhờ phương châm ưu tiên phát triển công nghệ, hiện đại hóa NH nên Techcombank đã có những sáng tạo, cải tiến đột phá về mặt đa dạng hóa sản phẩm, quản trị dữ liệu khách hàng, quản trị rủi ro, phát triển thị trường... Techcombank là NH đầu tiên được NHNN cho phép cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng internet, NH đầu tiên gia nhập Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế Factors Chain International (FCI). Ngoài ra, Techcomabank còn giành được rất nhiều giải thưởng và được nhiều tổ chức uy tín thế giới công nhận những thành tựu đạt được trong quá trình hoạt động. Tiêu biểu, Techcombank đã vượt quan gần 70 ứng cử viên là các tổ chức tài chính, NH lớn trong khu vực châu Á được Financial Insights- một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ IDG công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Đồng thời, Techcombank cũng là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.

Những giải thưởng mà Techcombank được trao tặng thể hiện phần nào hiệu quả hoạt động của Techcombank trong 14 năm tồn tại và lớn mạnh. Hiện nay, Techcombank vẫn trên con đường phát triển mạnh mẽ và bền vững, thể hiện ở các kết quả khả quan trong 4 tháng đầu năm 2007:

- Tổng tài sản đạt 23.122,059 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm, và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2006

- Tổng doanh thu trong riêng tháng 4 năm 2007 đạt 216 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng 3/2007 (16 tỷ đồng), nâng tổng doanh thu lũy kế 4 tháng đầu năm 2007 đạt trên 721 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ khu vực thanh toán quốc tế chiếm khoảng 44% tổng doanh thu dịch vụ, đạt lũy kế khoảng 22 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế có sự tăng trưởng đáng kể, trên 80 tỷ đồng trong riêng tháng 4 (tăng 30% so với tháng 3). Theo đó lợi nhuận trước thuế lũy kế cho 4 tháng đầu năm đạt 188,747 tỷ đồng, vượt 66 tỷ đồng và bằng 154% so với mức lợi nhuận kế hoạch.

- Tổng nguồn vốn huy động tính đến 30/4/2007 đạt 20.566 tỷ đồng, tăng khoảng 37% so với đầu năm và tăng khoảng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, huy động từ khu vực dân cư đạt 8.907 tỷ đồng, tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất (43%) trong tổng vốn huy động, huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 4.351 tỷ đồng, chiếm khoảng 21% trong tổng vốn huy động.

- Dư nợ tín dụng tăng 32% so với đầu năm, đạt 11.656 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, dư nợ tín dụng cũng có mức tăng trưởng mạnh, gần gấp đôi dư nợ tín dụng thời điểm tháng 4/ 2006.

- ROE trong riêng tháng 4 đạt 5,17% và đạt lũy kế khoảng 12,1% cho 4 tháng đầu năm.

- Tỷ lệ tài sản có sinh lời tháng 4/ 2007 đạt 88,68% cao hơn so với tháng 3 (87,74%) và cao hơn nhiều so với mức 85,81% và 84,92% trong tháng 1 và tháng 2. [12]

Kết thúc tháng 8/2007, Techcombank đã có tổng tài sản đạt 27.535 tỷ đồng. Lợi nhuận tám tháng đầu năm đạt gần 434 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 23.137 tỷ đồng, trong đó 51% là huy động từ khu vực dân cư, đạt 11.837 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng đạt 13.134 tỷ đồng 9.

So với tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống NH Việt Nam thì Techombank có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Toàn ngành đã tăng trưởng 17%, khối TMCP 30%, các NH nước ngoài 25%. Riêng Techcombank, tốc độ phát triển ở mức 30% đến 40% về tổng tài sản, huy động, dư nợ và lợi nhuận 10.

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vốn điều lệ của Techcombank giai đoạn 2001 - 2006 đều tăng qua các năm nhưng với tốc độ không đều (xem chi tiết tại phụ lục 1). Doanh thu tăng cao nhất năm 2001 (117%), thấp nhất là năm 2003 (24%), tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 2001 - 2006 là 64%, là mức tăng trưởng khá cao. Về


9 http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Doanh-nghiep/OTC/2007/09/3B9AFEB4/

10 Biên bản họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2007 của Techcombank

quy mô hoạt động, tổng tài sản và vốn điều lệ không ngừng được tăng lên, tốc độ tăng tài sản tương đối ổn định, trung bình giai đoạn 2001-2006 là 51%. Trong khi đó, Techcombank vẫn tiếp tục tăng vốn điều lệ qua các năm, từ 102,71 tỷ đồng năm 2001 đến 1500 tỷ đồng năm 2006, tăng gần 15 lần so với năm 2001, chứng tỏ hoạt động của Techcombank không ngừng lớn mạnh và phát triển tích cực. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu tăng mạnh qua các năm, thể hiện hiệu quả hoạt động ngày càng cao của Techcombank, với một đơn vị doanh thu, Techcombank ngày càng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ta có thể thấy tính bất ổn trong tốc độ tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, năm 2002 chỉ tăng 2% so với năm 2001, nhưng đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt 326%. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do năm 2002 Techcombank phải trích lập dự phòng rủi ro một khoản tiền khá lớn (trên 42 tỷ) trong khi năm 2001 chỉ phải trích lập gần 7 tỷ, vì thế lợi nhuận sau thuế của năm 2002 không cao hơn năm 2001 trong khi lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng năm 2002 cao hơn 40 tỷ so với năm 2001. Trong những năm tiếp theo, từ 2003 đến 2006, số tiền dự phòng rủi ro ngày càng giảm so với lợi nhuận trước thuế, chứng tỏ hoạt động tín dụng của Techcombank đang được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm, dẫn đến quy mô quỹ dự phòng rủi ro cũng giảm theo. Đây thực sự là tín hiệu tốt đối với hoạt động chung của Techcombank.

1.2 Những tồn tại trong hoạt động của Techcombank

Tuy Techcombank có tốc độ phát triển tương đối ổn định và đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong những năm gần đây nhưng trong hoạt động của mình vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Những tồn tại đó là:

Thứ nhất, quy mô vốn điều lệ của Techcombank vẫn còn nhỏ bé. Mặc dù vốn điều lệ của Techcombank luôn tăng qua các năm nhưng đến cuối năm 2006, vốn điều lệ mới chỉ đạt 1500 tỷ, tương đương 90 triệu USD. Về quy mô vốn, tính

trên lãnh thổ Việt Nam, khối NHTM nhà nước có vốn điều lệ cao nhất, đứng đầu là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với 5.190 tỷ đồng, tương đương 325 triệu USD; lần lượt đến NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 4.279,1 tỷ đồng; NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 3.970,9 tỷ đồng; NH Công thương Việt Nam (Incombank) 3.328 tỷ đồng; Đối với khối NHTM cổ phần, các NH có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 2.089 tỷ đồng, Kỹ Thương (Techcombank) 1.500 tỷ đồng, An Bình (ABBank) 1.319 tỷ đồng, Phương Nam (Southern Bank) 1.290 tỷ đồng, Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 1.212 tỷ đồng, Á Châu (ACB) 1.100 tỷ đồng,

Đông Nam Á (SeABank) 1.100 tỷ 11. Xét về mặt tương quan giữa các NHTM

trong nước, năm 2006 Techcombank có quy mô vốn đứng thứ 2 trong các NHTMCP nhưng nếu so sánh với số vốn bình quân của các NHTM trong khu vực lên tới 500 triệu USD thì rõ ràng quy mô của Techcombank còn quá nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chiến lược đa dạng hóa danh mục tài sản có, tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank một cách vững chắc.

Thứ hai, khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế chưa cao. Thông thường cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu các NHTM có thể huy động được 15-20 đồng vốn từ nền kinh tế, nhưng tại Techcombank con số này chỉ đạt một nửa, tức là tỷ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 8 đến 9 lần 12. Khả năng huy động vốn không cao khiến Techcombank bị hạn chế quy mô hoạt động của mình và không đạt được mức lợi nhuận tối đa.

Thứ ba, bộ máy nhân sự bị thiếu hụt cả về lượng và chất, số nhân viên có kinh nghiệm và khả năng quá ít so với mạng lưới được mở rộng. Số lượng nhân viên mới nhiều quá và chưa kịp đào tạo, một số cán bộ mới làm mất khách hàng do không hiểu khách hàng... Rất nhiều phòng ban, chi nhánh thiếu hụt cán bộ nghiệp vụ dẫn đến hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng. Ví dụ như phòng Tiếp thị


11 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, 1/3/2007, số 5, tr 29

12 Biên bản họp giao ban tháng 1 năm 2007 của Techcombank

khách hàng, do lực lượng chuyên viên khách hàng còn mỏng nên việc chăm sóc khách hàng chưa được thực hiện đầy đủ, chưa có thời gian để nắm vững hết bản chất của các sản phẩm nên hiệu quả công việc chưa cao, chưa truyền đạt hết những ích lợi mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Do đó việc gặp gỡ và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của NH chủ yếu vẫn cần đến sự trợ giúp của các cán bộ lãnh đạo, dẫn đến việc kéo dài quá trình cấp tín dụng hoặc bán sản phẩm/ dịch vụ. Nguồn nhân lực cao cấp của Techcombank cũng luôn trong tình trạng bị đe dọa khi số lượng nhân viên cấp cao đi khỏi Techcombank hàng năm vẫn còn nhiều. Thông thường, những nhân viên trưởng thành trong môi trường làm việc tại Techcombank được các NH khác đánh giá cao và tìm cách lôi kéo về phía mình. Đã có người nói rằng Techcombank là cái nôi đào tạo nhân viên cho các NH khác hưởng. Đó thực sự là một hạn chế mà Techcombank buộc phải tìm cách khắc phục nếu muốn hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ tư, chính sách của Techcombank còn chưa linh hoạt. Theo đánh giá của IFC, mặc dù được xếp vào hàng những NHTMCP hàng đầu ở Việt Nam về thị phần cũng như tốc độ tăng trưởng, Techcombank hiện vẫn cần phát triển một chiến lược tổng thể, tập trung phát triển các kỹ năng cũng như các sản phẩm đặc thù cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi chiến lược hiện nay của Techcombank hướng vào phân đoạn thị trường NH bán lẻ, đối tượng mục tiêu là các cá nhân (cụ thể là dân cư đô thị) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng các chính sách về lãi suất, về điều kiện tín dụng của Techcombank chưa thật gần gũi và phù hợp với tất cả các thành phần trong thị trường mục tiêu này. Techcombank đưa ra những gói sản phẩm tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng chưa phân biệt cho từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, việc thực hiện quá cứng nhắc các quy trình thẩm định, cấp tín dụng khiến cho hoạt động tín dụng của Techcombank ít nhiều bị ảnh hưởng. Thời gian thẩm định, xét duyệt khoản vay quá dài khiến cho Techcombank không ít lần mất đi những khách hàng thực sự tốt và tiềm năng.

1.3 Nguyên nhân của những tồn tại

Những tồn tại trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Techcombank thành lập từ năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu chỉ là 20 tỷ đồng, qua 14 năm hoạt động Techcombank đã nỗ lực nâng cao số vốn điều lệ của mình nhưng vẫn bị hạn chế do điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam chưa cho phép. Chỉ trong những năm gần đây, khi Việt Nam tích cực tham gia vào xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì khu vực tài chính tiền tệ mới thực sự phát triển theo cơ chế thị trường. Chỉ khi có sự tham gia của các TCTD nước ngoài vào lĩnh vực này, các NHTM Việt Nam mới phải chịu sức ép cạnh tranh và hoạt động theo những tiêu chuẩn về an toàn kinh doanh của quốc tế. Đó là lý do vì sao các NHTM trong nước nói chung và Techcombank nói riêng thường xuyên tăng vốn điều lệ trong mấy năm qua. Nhưng nhìn chung, tiềm lực tài chính có hạn, thị trường chứng khoán mới thực sự sôi động từ năm 2005 nên việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua phương thức bán cổ phần cho công chúng và các cổ đông chiến lược mới đang trong giai đoạn đầu phát huy tác dụng. Đó là lý do quy mô vốn hiện nay của Techcombank vẫn còn khá nhỏ bé so với NHTMNN và các NHTM trong khu vực.

Thứ hai, khả năng huy động vốn của Techcombank chưa cao do uy tín và thương hiệu Techcombank mới chỉ được khẳng định trong lòng khách hàng. Nguồn vốn huy động chủ yếu của Techcombank đến từ khu vực dân cư, nhưng tâm lý của người dân Việt Nam thường ưa chuộng các NHTM nhà nước nên số lượng tiền gửi vào NHTMCP thường chiếm tỷ trọng ít. Bên cạnh đó, cạnh tranh về lãi suất giữa các NHTMCP lại quá gay gắt, đặc biệt là trong năm 2005 và 2006, khiến cho việc thu hút vốn từ nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính NH đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đón đầu hội nhập, các NHTM trong nước đã mở nhiều mạng lưới chân rết để cạnh tranh với các NH nước ngoài. Từ đó, dẫn đến nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong những

năm gần đây. Đã có sự cạnh tranh khốc liệt, sự dịch chuyển nguồn cán bộ từ NH này sang NH khác mạnh mẽ trong hai năm 2005 - 2006. Do đó, để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực bổ sung vào các chi nhánh, phòng giao dịch mới thành lập, Techcombank buộc phải hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng, chấp nhận những nhân viên mới ra trường hoặc thiếu kinh nghiệm vào những vị trí mà ngày trước yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm khá cao. Hiện tượng cán bộ lâu năm của Techcombank liên tục xin thôi việc, đầu quân sang các NH khác có nguyên nhân từ chế độ lương bổng và đãi ngộ của Techcombank. Theo ý kiến của các cán bộ NH, Techcombank có hệ thống lương và chế độ đãi ngộ kém ưu đãi hơn so với các NHTM khác, tuy môi trường làm việc khá tốt và năng động, nhưng vấn đề lương thưởng là lý do khiến nhiều nhân viên phải suy nghĩ và quyết định rời bỏ Techcombank.

Thứ tư, Techcombank bị các NHTM khác giành mất nhiều dự án và khách hàng tốt ngoài lý do lãi suất và điều kiện tín dụng ưu đãi, còn là vì thời gian thẩm định khoản vay của Techcombank quá dài, không thỏa mãn tiến độ triển khai kế hoạch kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nếu như một số NHTM lớn sẵn sàng mở cuộc họp hội đồng tín dụng khẩn cấp để xét duyệt cho những khoản vay lớn và đặc biệt khả thi chỉ trong vòng 1 ngày thì ở Techcombank vẫn phải thực hiện theo lịch họp đã được quy định. Quy trình thẩm định kéo dài vì lý do thiếu cán bộ có năng lực và kinh nghiệm cũng khiến khách hàng không thể chờ đợi và chuyển sang các NH khác.

Thứ năm, đó là những khó khăn do yếu tố khách quan đem lại như:

- Hệ thống Pháp luật và thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh, còn bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về hoạt động tài chính - NH. Luật các TCTD, Luật NHNN hiện hành còn có một số điểm chưa thực sự phù hợp.

- Xuất phát điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng còn thấp, công nghệ, tổ chức và trình độ quản lý còn non yếu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán chưa được áp dụng rộng rãi. Niềm tin trong dân chúng vào sự ổn

định của đồng tiền chưa cao nên các khoản huy động trung và dài hạn còn bị hạn chế. Vì vậy các NHTMCP Việt Nam nói chung, Techcombank nói riêng sẽ bị đặt vào tình thế hết sức khó khăn.

- Mặc dù điều kiện cạnh tranh giữa các NH đang ngày càng trở nên bình đẳng, lành mạnh nhưng các NHTM quốc doanh vẫn luôn được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với các NHTMCP. Cơ chế điều hành hệ thống NHTM và các TCTD của NHNN Việt Nam đôi khi vẫn mang nặng tính bao cấp, cơ chế xin cho, chưa có sự phân định rạch ròi và bình đẳng trong quan hệ của NHNN với các NHTM thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Techcombank

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một NHTM, các nhà quản trị, phân tích có thể sử dụng rất nhiều hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá hiệu quả khác nhau tùy vào từng mục tiêu phân tích, trên cơ sở hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do giới hạn cho phép của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả xin được phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của Techcombank giai đoạn 2001-2006 trên cơ sở một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đã được trình bày tại chương 1.

2.1 Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và rủi ro trong huy động vốn


a) Phương pháp đánh giá

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chính của NHTM, tạo nguồn vốn kinh doanh cho NH. Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn, các nhà phân tích thường sử dụng các phương pháp phân tổ, so sánh, tỷ lệ để xác định cơ cấu vốn huy động cũng như tốc độ tăng trưởng của từng loại vốn huy động, để từ đó xác định được khả năng cho vay của NH từ nguồn vốn này và nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản.

b) Các chỉ tiêu phân tích

* Khả năng huy động vốn của vốn chủ sở hữu (xem bảng 1)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2022