Thúc Đẩy Hợp Tác Giữa Các Nhà Hát Và Các Công Ty Du Lịch, Các Trường Học


Phát triển năng lực quản lý văn hoá nghệ thuật là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nó có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau như tổ chức đào tạo, toạ đàm, hội thảo,... trong đó phát triển hợp tác quốc tế là một trong những kênh hiệu quả giúp các đơn vị văn hoá nghệ thuật nói chung và các nghệ sĩ, các nhà quản lý nói riêng có điều kiện học hỏi, cập nhật kiến thức và kỹ năng, đồng thời giao lưu, trao đổi với bạn bè quốc tế.

Phát triển hợp tác quốc tế đem lại nhiều lợi ích. Các nhà hát cần chủ động trong việc tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế, không chờ đợi các cơ quan quản lý cấp trên.

3.2.6.2. Đẩy mạnh hợp tác giữa các nhà hát


Hiện nay các nhà hát trên địa bàn Hà Nội chưa có sự phối kết hợp hiệu quả trong việc xây dựng các chương trình nghệ thuật cũng như phát triển khán giả. Một số ít các nhà hát mới chỉ dừng lại ở việc thuê địa điểm của nhà hát khác để biểu diễn, hoặc kết hợp biểu diễn một vài chương trình phục vụ khán giả dịp lễ tết như dịp tết thiếu nhi.

Mỗi năm có một số cuộc họp do cơ quan chủ quản, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hay Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức. Ban Giám đốc các nhà hát có cơ hội gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động và đề xuất kế hoạch, phương hướng cho thời gian tiếp theo. Tuy vậy, những cuộc họp này chưa mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các nhà hát với nhau.

Có thể thành lập Hiệp hội marketing văn hoá nghệ thuật, thành viên là những người làm marketing, tổ chức biểu diễn của các nhà hát. Thông qua hiệp hội này các nhà hát có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lựa chọn kịch bản, dựng vở, định giá vé, lựa chọn kênh bán vé, nghiên cứu khán giả, truyền thông và đặc biệt kết hợp để điều phối lịch biểu diễn sao cho đáp ứng nhu cầu khán giả tốt nhất. Ví dụ, thay vì hai nhà hát đều diễn vào tối thứ bảy hàng


tuần, hai nhà này có thể làm việc với nhau về lịch diễn để một nhà hát thường xuyên diễn vào tối thứ bảy và một nhà hát diễn vào tối chủ nhật hàng tuần, sau đó hoán đổi lịch cho nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Ngoài việc dựng vở và các chương trình biểu diễn theo chỉ tiêu được giao, các nhà hát cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong việc dàn dựng các chương trình nghệ thuật phục vụ khán giả. Ví dụ, xây dựng các chương trình tổng hợp tiểu phẩm, rối, xiếc phục vụ thiếu nhi, hoặc kết hợp đội ngũ nghệ sĩ của một số nhà hát để dàn dựng một số vở kịch kinh điển có nhiều vai.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Vương quốc Anh, Úc,... các nhà hát chỉ có biên chế là một số người quản lý, đội ngũ nghệ sĩ ký hợp đồng theo từng vai diễn, không có biên chế cố định như Việt Nam. Cơ chế này tạo nên môi trường lành mạnh khiến các nghệ sĩ không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời luôn đem đến cho công chúng những gương mặt mới trong các chương trình biểu diễn của các nhà hát. Ở Việt Nam, các nhà hát đều có biên chế đội ngũ các nhà quản lý và nghệ sĩ. Rất nhiều nghệ sĩ gắn bó và cống hiến trọn đời cho một nhà hát. Điều này cũng đã tạo ra những hạn chế nhất định. Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, NSƯT Trần Quang Hùng cho rằng, một trong những hạn chế của nhà hát là đội ngũ diễn viên có hạn, trong khi đó có dựng nhiều vở mới thì vẫn là những nghệ sĩ của nhà hát đóng vai, điều này có thể tạo nên sự nhàm chán cho khán giả. Khán giả đến với nhà hát họ không chỉ muốn được thưởng thức những vở mới mà còn muốn được xem những gương mặt nghệ sĩ mới, vừa đẹp về hình thức, vừa tài năng [PL4, tr.168-170]. Vì vậy, trong điều kiện cho phép các nhà hát có thể trao đổi nghệ sĩ để tạo nên diện mạo mới, làm cho những tác phẩm nghệ thuật không chỉ mới về nội dung mà với những gương mặt nghệ sĩ mới cũng có thể tạo nên sức hút khán giả.

Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội - 17


3.2.6.3. Thúc đẩy hợp tác giữa các nhà hát và các công ty du lịch, các trường học

Đối với các nhà hát trên địa bàn Hà Nội, việc thu hút khán giả bỏ tiền ra mua vé đến xem các chương trình biểu diễn của nhà hát là điều hết sức khó khăn. Nhiều nhà hát đều trong tình cảnh biểu diễn miễn phí rất đông khán giả, bán vé rất vắng. Một số nhà hát có số lượng khán giả lớn như Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam, thì khán giả chủ yếu là người nước ngoài. Khán giả nước ngoài đến với hai nhà hát hày chủ yếu thông qua đối tác là các công ty du lịch, lượng khách lẻ chiếm số lượng rất nhỏ.

Tuy rằng hầu hết các nhà hát trên địa bàn Hà Nội được bao cấp, chức năng và nhiệm vụ chính của các nhà hát không chỉ phục vụ khách du lịch, nhưng du khách là một trong những nguồn khán giả quan trọng đem lại thu nhập cho một số nhà hát. Vì vậy, phát triển khán giả là khách du lịch nước ngoài cũng cần được chú trọng đúng mức. Để phát triển đối tượng khán giả là khách du lịch, việc xây dựng và phát triển hợp tác giữa các nhà hát với các công ty du lịch là vấn đề then chốt.

Trong bản báo cáo tổng kết công tác hàng năm, nhà hát Tuồng Việt Nam đều đề nghị “lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quan tâm, tác động tích cực đến các công ty du lịch, Vụ Lữ hành đẩy mạnh việc giới thiệu nghệ thuật Tuồng với khách du lịch” [18, tr.6]. Cần xác định việc các nhà hát chủ động tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác với các công ty du lịch là rất quan trọng. Các mối quan hệ đối tác này nên được xác định là một trong những chiến lược phát triển của nhà hát. Cần có những đầu tư xứng đáng cho việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ đối tác này. Ngoài việc tổ chức các hội nghị khách hàng dành cho các công ty du lịch, các nhà hát cần có những kỹ thuật xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác phát triển với các công ty du lịch như phân công nhân sự phụ trách các mối quan hệ cụ thể,


giữ liên lạc với các công ty du lịch, cập nhật thông tin về hoạt động của nhà hát, gửi các ấn phẩm truyền thông của nhà hát cho các công tu du lịch, mời các công ty du lịch xem miễn phí các chương trình biểu diễn của nhà hát, mời dự tổng kết cuối năm,... Kết hợp với các công ty du lịch đưa các chương trình văn hoá nghệ thuật vào gói sản phẩm du lịch.

Bên cạnh việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các công ty du lịch để phát triển khán giả là khách du lịch, các nhà hát cần quảng bá tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng khán giả trẻ, học sinh, sinh viên. Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác với các trường học cũng cần được xác định là một trong những chiến lược của các nhà hát. Hiện tại, đội ngũ học sinh, sinh viên chỉ là thị trường tiềm năng của nghệ thuật sân khấu, nhưng trong tương lai họ sẽ trở thành thị trường mục tiêu. Vì vậy, tiếp cận các trường học, thực hiện các chương trình sân khấu học đường, giáo dục nghệ thuật, xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing dành riêng cho nhóm đối tượng này là rất cần thiết.

3.2.7. Tận dụng môi trường văn hoá và ứng xử văn hoá trong marketing

3.2.7.1. Tận dụng môi trường văn hoá


Mọi hình thức hoạt động của các đơn vị nghệ thuật đều được diễn ra trong môi trường văn hoá và chịu tác động của môi trường văn hoá. Mỗi hình thức thể loại của sân khấu, âm nhạc, múa,... đều thích hợp với những môi trường văn hoá nhất định mà ở đó, hình thức thể loại có thể được công chúng ưa thích, tán thưởng, có điều kiện phát triển cao.

Trong môi trường văn hoá, sinh hoạt văn hoá cộng đồng theo phong tục, tập quán như lễ hội, liên hoan tổng kết, mừng khen thưởng thi đua (đón huân chương, cờ thưởng, danh hiệu tôn vinh cho tập thể, địa phương,...) chính là mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật. Trong những dịp này, người ta thường


đón mời các đơn vị nghệ thuật hoặc nhóm nghệ sĩ tới biểu diễn chào mừng trên sân khấu nhỏ của hội trường hoặc trong không gian lễ hội, hoặc sân khấu lớn với vở diễn chương trình dài. Trên thực tế, nhiều đoàn nghệ thuật nhất là các nhà hát, đoàn nghệ thuật sân khấu, ca nhạc dân tộc đã tồn tại và phát triển được nhờ có các mùa lễ hội hàng năm. Chỉ riêng một tỉnh Bắc Ninh, nơi có nhiều lễ hội truyền thống và nhiều làng nghề thủ công truyền thống có khả năng tổ chức lễ hội lớn trong đó không thể thiếu những đêm diễn Chèo, Tuồng, Cải lương, ca múa nhạc, thì đã có tới hàng chục đơn vị nghệ thuật lưu diễn suốt mùa xuân.

Liên hệ “xin đám” (như các phường gánh Chèo xưa) tìm địa bàn tổ chức biểu diễn trong mùa lễ hội là một việc phải coi là trọng tâm đối với nhiều đơn vị nghệ thuật. Các nhà hát trên địa bàn Hà Nội không thể chỉ chăm lo cho việc “đỏ đèn” tại rạp của mình mà cần phải tiến hành marketing ở những vùng quê có mùa lễ hội để tìm “đầu ra” cho “sản phẩm”.

Liên hoan mừng công, đón mừng danh hiệu được tôn vinh hay đón mừng phần thưởng thi đua do Nhà nước trao tặng cũng đã thành một phong tục, tập quán mới, gần như một lễ hội trong quy mô nhỏ và hẹp của những cộng đồng nhỏ thuộc đơn vị, địa phương, ngành, giới... Trong những dịp này, ngoài văn nghệ không chuyên “cây nhà lá vườn”, nhiều nơi đã mời các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đến biểu diễn. Hà Nội sau khi sáp nhập Hà Tây đã trở thành một địa bàn rộng lớn cả về diện tích, dân số cho đến vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế của đất nước. Đồng thời Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước, là nơi tập trung nhiều cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các trường đại học... Hàng năm không biết bao nhiêu cuộc “mừng đón” được tổ chức. Nếu các nhà hát ở Hà Nội biết chủ động tìm đến chắc chắn sẽ có nhiều “cơ may” cho hoạt động biểu diễn của mình.


Hàng chục năm qua, rất nhiều lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc gia và cấp tỉnh, thành phố tổ chức như lễ hội đền Hùng, lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc, lễ hội Thiên Trường, lễ hội Trường An – Hoa Lư... Trong các lễ hội lớn này, các chương trình nghệ thuật thường huy động tới hàng nghìn người tham gia mà lực lượng chính là các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Chủ động liên hệ để tìm được một phần đóng góp cho các chương trình nghệ thuật này cũng là một việc rất cần thiết đối với các nhà hát ở Hà Nội.

3.2.7.2. Ứng xử văn hoá trong marketing

Trên chương 1, về mặt lý luận, luận án đã đề cập tới vấn đề ứng xử văn hoá trong marketing văn hoá nghệ thuật. Ở đây, về giải pháp, luận án tiếp tục đề cập tới ứng xử văn hoá trong thực tiễn của công việc marketing văn hoá nghệ thuật.

Trong nhiều năm qua ứng xử văn hoá trong marketing văn hoá nghệ thuật của nhiều đơn vị nghệ thuật đã không được coi trọng đúng mức. Nhiều đơn vị còn có những biểu hiện thiếu tôn trọng khán giả, thiếu trung thực trong tuyên truyền quảng cáo, biểu diễn thiếu nghiêm túc (như cắt xén chương trình, nghệ sĩ không diễn hết mình,...). Xtanixlapxki, nhà đạo diễn sân khấu người Nga từng nói đại ý “nghệ thuật bắt đầu từ người đón khán giả ở cửa nhà hát”. Ứng xử thiếu văn hoá còn xảy ra từ người xé vé với thái độ “cửa quyền” đến người nhắc nhở trật tự vệ sinh trong rạp hát với những ngôn từ khiếm nhã làm cho mối quan hệ thẩm mỹ giữa nhà hát với khán giả không thường xuyên tốt đẹp.

Ứng xử thiếu văn hoá còn biểu hiện ở sự kênh kiệu làm cao khi có vở diễn, chương trình hay, hoặc coi thường những khách hàng là đại diện cho những làng xã không đáp ứng được yêu cầu kinh phí để có thể ký kết hợp đồng biểu diễn gây mất thiện cảm với công chúng. Vì vậy, đến khi có đủ điều kiện người ta cũng không tìm đến nhà hát đó nữa.


Ứng xử văn hoá trong marketing văn hoá nghệ thuật không chỉ là đòi hỏi đối với các cán bộ chuyên trách mà phải được thực hiện trong tất cả các cán bộ, nghệ sĩ của toàn đơn vị nghệ thuật. Mỗi người trong đơn vị đều phải có ý thức đầy đủ và thực hiện ứng xử văn hoá đối với công chúng của mình. Ứng xử văn hoá với các đối tượng khán giả trong công chúng chẳng những giúp cho công việc marketing tốt hơn mà còn tăng thêm uy tín cho đơn vị, tạo nên tình cảm thân thiện, yêu mến của công chúng đối với các nghệ sĩ, từ đó công chúng sẽ hưởng ứng, nhiệt tình tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật của đơn vị.

Tận dụng môi trường văn hoá và ứng xử văn hoá trong marketing văn hoá nghệ thuật là giải pháp ngoài nghiệp vụ marketing nhưng hết sức quan trọng đối với hiệu quả của công việc marketing. Do đó, các nhà hát không thể xem nhẹ từ nhận thức cho đến thực hành.

Tiểu kết


Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực hành marketing của các nhà hát


trên địa bàn Hà Nội cho thấy một số đặc điểm và xu hướng phát triển của marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát này như sau. Về đặc điểm: marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội chủ yếu mới dừng lại ở những nỗ lực bán vé, tìm kiếm hợp đồng biểu diễn, vì vậy marketing chưa phải là quá trình quản lý thực sự tham gia vào vận hành các nhà hát. Về xu hướng phát triển: cho đến nay marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội mới chỉ phát triển qua hai giai đoạn, cụ thể, giai đoạn tập trung vào sản phẩm và giai đoạn tập trung vào bán hàng. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ưu tiên phát triển marketing điện tử là một xu hướng tất yếu.

Dựa trên những đặc điểm và xu hướng này, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing cho các nhà hát trên địa bàn Hà Nội, cụ thể:


Thứ nhất, hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô. Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cũng như đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Bên cạnh đó các nhà hát cũng cần xây dựng những quy chế nội bộ cụ thể làm chỉ dẫn cho việc tổ chức thực hiện những hoạt động của nhà hát, đặc biệt những quy định về ngân sách, nhân sự,... cho hoạt động marketing.

Thứ hai, xây dựng cơ chế tài chính, hoàn thiện cơ chế cấp phát và kiểm soát hiệu quả của việc sử dụng ngân sách bao cấp. Các quy định về quản lý tài chính cần cho phép các nhà hát được sử dụng một phần ngân sách sự nghiệp nhất định đảm bảo chi cho các hoạt động marketing, ngoài ngân sách tự thu của các nhà hát. Ngoài ra, các chính sách tài chính liên quan đến nghệ thuật cũng cần được ưu tiên hơn như chính sách tiền lương, thanh sắc, đặc thù nghề nghiệp,...

Thứ ba, kiện toàn bộ máy tổ chức của các nhà hát, đặc biệt cần có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác marketing với đội ngũ nhân sự đủ năng lực thực hiện các hoạt động marketing của nhà hát trong điều kiện hiện nay.

Thứ tư, phát triển các chương trình nâng cao năng lực về quản lý văn hóa nghệ thuật cho các nhà hát. Các cơ quan chủ quản và các nhà hát cần xây dựng mục tiêu, xác định các nguồn lực và lộ trình thực hiện.

Thứ năm, xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, đặc biệt chú trọng phát triển marketing hỗn hợp. Công tác marketing trong các đơn vị văn hoá nghệ thuật cần được triển khai một cách sáng tạo, ngoài hiệu quả về mặt kinh tế còn phải chú trọng hiệu quả tư tưởng, hiệu quả cảm xúc thẩm mỹ nhằm xây dựng một lực lượng đông đảo khán giả cho các chương trình nghệ thuật xuất sắc cả về nội dung và hình thức.

Thứ sáu, đẩy mạnh quan hệ hợp tác. Các nhà hát cần chủ động tìm kiếm, xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế và hợp tác giữa các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022