Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Có Liên Quan


Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan


STT

Tác giả

Năm

Tên nghiên cứu

Mẫu

Phương pháp

Kết quả chính


1


Ngô Thị Thanh Tùng


2009

Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một só doanh nghiệp trên

địa bàn Hà Nội


150 mẫu được điều tra theo phương pháp thuận tiện


Sử dụng mô hình Rash, kết hợp phỏng vấn sâu bán cấu trúc và khảo sát bảng câu hỏi


-Mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế chỉ ở mức độ trung bình nhưng đa số doanh nghiệp vẫn hài lòng (chiếm 64%).

- Tác giả đề nghị cần gắn kết hơn giữa trường học và doanh nghiệp


2


Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến & Phạm Lê Đông Hậu


2012

Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại

học trở lên


98 doanh nghiệp, ngân hàng, cơ sở giáodục


Phương pháp thống kê mô tả cùng với kiểm định sự khác biệt độc lập t-test

Yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp tương đối cao; Các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá tương đối cao và thỏa mãn về mức độ đáp ứng so với kỳ vọng của nguồn lực được đào tạo tại trường học; Doanh nghiệp trong khu vực phần nào đánh giá chưa cao lắm đối với một vài tiêu chí như khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm

cũng như khả năng đàm phán của sinh viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân và yêu cầu của người sử dụng lao động - 6


STT

Tác giả

Năm

Tên nghiên cứu

Mẫu

Phương pháp

Kết quả chính


3


Vũ Thế Dũng &Trần Thanh Tòng


2009

Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội

dung


300 mẫu quảng cáo đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.


Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung


Chia ra 3 nhóm kỹ năng; Khoảng cách giữa các kiến thức được trang bị trong trường đại học với nhu cầu thực tế là rất lớn. Khoảng 50% sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm đúng chuyên môn vì thiếu những kỹ năng cần thiết.


4


Trương Đình Hải Thụy


2010

Năng lực của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh và như cầu của doanh nghiệp


Khảo sát 384; Chọn mẫuthuận tiện


Nghiên cứu định lượng qua bảng câu hỏi trực tiếp


-Sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng làm việc của doanh nghiệp kể cả sinh viên có trình độ đại học


5


Đỗ Nghiêm Thanh Phương


2009

Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt -

trường Đại học Sư

-100 cử nhân giáo dục đặc biệt

-150 cán bộ

quản lý tuyển dụng 100 cử

Bằng phương pháp định tính và định lượng, tác giả đã sử dụng công cụ

là phiếu thu


-Kiến thức và kỹ năng đạt mức đáp ứng được, còn thái độ đạt được mức độ đáp ứng tốt các yêu cầu của thi trường lao động


STT

Tác giả

Năm

Tên nghiên cứu

Mẫu

Phương pháp

Kết quả chính




phạm Hà Nội đối

với yêu cầu của thị trường lao động

nhân trên

thập thông tin và phỏng vấn



6


Shah & Chenicheri


2011

Employer satisfaction of university graduates

: key capabilities in

early career graduates

- Khảo sát bằng email, thu được 400 bảng khảo sát hợp lệ


Khảo sát bằng bảng câu hỏi


-Cho thấy một khoảng cách giữa những kiến thức, kỹ năng của sinh viên mới tốt nghiệp mà nhà tuyển dụng xem là quan trọng nhất đối với sự hài lòng của doanh nghiệp


7


Hagan


2004


Employer Satisfaction with ICT Graduates


- 196 người sử dụng lao động


Khảo sát bằng bảng câu hỏi

Các trường học cần:Giảm bớt lý thuyết, cần đào tạo thực tế hơn; Chú trọng đến nền tảng cơ bản; Cần nắm được cái gốc của vấn đề để áp dụng cho những ngôn ngữ lập trình khác nhau, chứ không chi tập trung thực hành với một ngôn ngữ lập trình cụ thể; Các bài học nên tập trung vào những vấn đề hiện tại của xã hội, những phần mềm, thuật toán mới nhất

nên được đưa vào giảng dạy


STT

Tác giả

Năm

Tên nghiên cứu

Mẫu

Phương pháp

Kết quả chính


8


Ranasinghe & Herath


2011


Employer Satisfaction towards Business Graduates in Sri Lanka


65 nhà tuyển dụng khu vực tư nhân


Nghiên cứu định lượng dạng mô tả có sử dụng công cụ thống kê đơn giản và phổ

-Cử nhân kinh doanh đạt dưới trung bình các kỹ năng bao gồm các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mềm, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế.

-Cử nhân kinh doanh chưa biết kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng để đáp ứng yêu cầu việc làm.

-Mức độ hài lòng của người sử dụng lao đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh là tương đối

thấp, đặc biệt là về kỹ năng mềm


9


Musyafa, A


2009


Stakeholders satisfaction with civil engineering graduates

-Ngẫu nhiên

- Người sử dụng lao động: 17; Kỹ sư xây dựng: 39; Nhà khoa học: 45; Giáo sư: 14


-Nghiên cứu mô tả so sánh sự khác nhóm đối tượng

-Hồi quy tuyến tính

-Xác định được các năng lực mạnh và yếu của các tân kỹ sư xây dựng tại nơi làm việc; - Xác định được kỳ vọng về năng lực của các bên liên quan đối với kỹ sư xây dựng; - Mối quan hệ giữa hiệu quả công việc và mức độ hài lòng của các bên liên quan dùng để chỉ ra các đặc trưng của mức độ hài lòng của các bên liên quan; - Nghiên cứu phát triển được mô hình đo lường mức độ hài lòng của các bên liên

quan đối với kỹ sư xây dựng.


STT

Tác giả

Năm

Tên nghiên cứu

Mẫu

Phương pháp

Kết quả chính


10


Jane Andrews & Helen Higson


2007


The MISLEM

Project: Education, employment and graduate employability: Project manual


4000 người sử dụng lao động và 4000 người lao động là các tân cử nhân kinh doanh

- Nghiên cứu trải qua hai gia đoạn: nghiên cứu khám phá để hoàn thiện bảng câu hỏi và nghiên cứu định lượng

sau đó


- 78% người được khảo sát hài lòng với tân cử nhân kinh doanh; - Xác định 8 năng lực làm việc chủ yếu: Kỹ năng giao tiếp; Khả năng làm việc nhóm và xây dựng mối quan hệ; Quản lý cá nhân và quản lý thời gian; Khả năng nhìn tổng quát vấn đề; Khả năng ảnh hưởng và thuyết phục; Khả năng giải quyết vấn đề; Khả năng lãnh đạo; Kỹ năng thuyết trình

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

2.7. Nhận xét các nghiên cứu trước


Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy được giữa yêu cầu trong công việc và năng lực thực tế của tân cử nhân có khoảng cách. Các nghiên cứu trong nước nghiên cứu ở các ngành đặc thù hoặc một mảng của năng lực thực tế của các tân cử nhân.

Về phương pháp, cách thiết kế mô hình và bảng câu hỏi của Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến & Phạm Lê Đông Hậu (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010) phù hợp với trường hợp đo lường khoảng cách.

Về thang đo, bộ thang đo về năng lực của tân cử nhân được phát triển trong nghiên cứu của Musyafa (2009) bao quát nhiều mặt hơn các nghiên cứu khác, tuy nhiên thang đo này dùng để khảo sát đối với kỹ sư xây dựng. Bộ thang đo Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến & Phạm Lê Đông Hậu (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010) sử dụng có nhiều điểm tương đồng với thang đo của Musyafa nhưng chưa phân ra các đặc tình cụ thể.

Nghiên cứu “Khoảng cách giữa năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động tại Tp.HCM” sẽ kế thừa phương pháp của Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến & Phạm Lê Đông Hậu (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010); về thang đo, nghiên cứu này sử dụng một phần thang đo của Musyafa (2009) và tổng hợp các thang đo của nhóm tác giả Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yến & Phạm Lê Đông Hậu (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010) theo khung thang đo năng lực của Musyafa (2009). Điểm mới của luận văn này là xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực của tân cử nhân được đào tạo tại Tp.HCM thông qua ý kiến người sử dụng lao động tại Tp.HCM.

2.8. Tóm tắt


Trong chương này đã trình bày tóm tắt các khái niệm cũng như trình bày các quan niệm về năng lực của tân cử nhân, mối quan hệ giữa trường học và doanh nghiệp. Chương cũng đã khái quát các nghiên cứu trước đây có liên quan. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, kiểm định đánh giá thang đo.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan. Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần về quy trình nghiên cứu, khung phân tích và thang đo của nghiên cứu.

3.1. Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành qua các bước: Tổng hợp cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định lượng; đề xuất các giải pháp.

Quy trình nghiên cứu


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu



Bảng câu hỏi

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng

- Nghiên cứu định lượng (N=200)

- Khảo sát 200 người sử dụng lao động là tân cử nhân

- Mã hoá, làm sạch dữ liệu

- Phân tích dữ liệu

- Nhận xét và đánh giá kết quả

Cơ sở lý thuyết

Nguồn: Tác giả tổng hợp


3.2. Khung phân tích


Nghiên cứu của Shah & Chenicheri (2011) gặp phải hạn chế chỉ nghiên cứu đối với nhà tuyển dụng và điều tra chung cho tất cả các ngành. Tuy nhiên, nghiên cứu của Musyafa (2009) trước đó đã thể hiện đầy đủ ở nhiều đối tượng khảo sát và chỉ nghiên cứu đối với kỹ sư xây dựng. Điểm chung của các nghiên cứu này điều nhìn nhận người sử dụng lao động quan tâm đến kiến thức và kỹ năng của sinh viên.

Nghiên cứu của Trương Đình Hải Thụy (2010) có khung phân tích để đo khoảng cách giữa đánh giá của người sử dụng lao động và kỹ năng của người lao động.

Do vậy nghiên cứu đã kế thừa và điều chỉnh khung phân tích nghiên cứu phù hợp hơn với đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào người sử dụng lao động (doanh nghiệp) và các cử nhân khối ngành kinh doanh – quản lý. Tác giả sử dụng thang đo năng lực điều chỉnh của Musyafa (2009) và khung phân tích Trương Đình Hải Thụy (2010).

Hình 3.2. Khung phân tích nghiên cứu


Khoảng cách

Khảo sát mức yêu cầu của người sử dụng lao động về năng lực của tân cử nhân

Điều tra nhu cầu của doanh nghiệp về mức độ cần thiết về năng lực để hoàn thành nhiệm vụ

Khảo sát về năng lực thực tế của các tân cử nhân

Điều tra đánh giá của doanh nghiệp về năng lực thực tế của tân cử nhân trong công việc

1. Kiểm định thang đo bằng Cronbach Anpha, EFA

2. Xác định yêu cầu của người sử dụng lao động về năng lực của tân cử nhân và xác định đáp ứng của tân cử nhân về năng lực

3. Xác định khoảng cách về năng lực giữa yêu cầu của doanh nghiệp và năng lực của tân cử nhân

4. Kiểm định sự khác biệt khoảng cách về năng lực của tân cử nhân khối ngành kinh doanh - quản lý và yêu cầu của người sử dụng lao động ở các đặc tính: trường tốt nghiệp, ngành tốt nghiệp, giới tính, địa phương, ....


Đề xuất giải pháp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí