Tài Trợ Dự Án Giúp Quá Trình Chuyển Giao Và Sử Dụng Công Nghệ Mới Ngày Càng Nhiều Hơn‌

67


khởi xướng không thể được các TCTD tài trợ bằng các phương thức cấp tín dụng truyền thống như: tỷ số nợ của người khởi xướng quá cao, tình hình tài chính của người khởi xướng không lành mạnh, v.v trong khi các DAĐT mới của những người khởi xướng là rất khả thi.

Ngoài những lý do này thì TTDA còn được thực hiện trên cơ sở chia sẻ rủi ro giữa các TCTD và những người khởi hướng dự án hay những lợi ích về thuế mà những người khởi xướng có thể nhận được, nhờ đó đã giúp cho những người khởi xướng dự án huy động được các nguồn tư bản đưa vào thực hiện DAĐT, tức tạo ra cầu đầu tư góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế trước mắt cũng như trong tương lai cho các quốc gia một khi các DAĐT được đưa vào giai đoạn hoạt động.

Mặt khác, TTDA cũng giúp cho nền kinh tế của quốc gia có thêm được nhiều cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị máy móc, bất động sản, trung tâm thương mại, v.v) và CSHT kỹ thuật quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển, nơi đang rất cần thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để cải thiện tình trạng CSHT đang xuống cấp, cũng như là cần phải đầu tư thêm nhiều công trình hạ tầng quan trọng khác để chuẩn bị cho quá trình cất cánh của nền kinh tế của các nước đang phát triển trong tương lai.

1.3.3.3. Tài trợ dự án giúp quá trình chuyển giao và sử dụng công nghệ mới ngày càng nhiều hơn‌

Với việc chính phủ các nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các DAĐT ở nước sở tại bằng phương thức TTDA sẽ giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ngày một nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, các nhà máy điện (nhiệt điện, điện hạt nhân), lĩnh vực chế tạo vật liệu và các nguồn năng lượng mới. Đi kèm với việc chuyển giao công nghệ mới là quá trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kỹ năng, kiến thức và kỷ luật lao động mang tính công


nghiệp, qua đó góp phần tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

1.3.3.4. Tài trợ dự án cung ứng các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và gia tăng phúc lợi cho người dân‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

TTDA cũng còn được xem là cách thức tốt nhất để chính phủ các nước khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực CSHT và các tiện ích công cộng cho xã hội (giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường, công viên giải trí, vận tải hành khách công cộng, v.v), từ đó giúp chính phủ giảm được áp lực đầu tư công từ ngân sách nhà nước và cho phép chính phủ có thêm nguồn lực để đầu tư nhiều hơn cho các chương trình an sinh xã hội nhắm đến mục tiêu gia tăng phúc lợi và nâng dần mức sống cho người dân.

1.3.3.5. Tài trợ dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy cải cách thể chế‌

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 13

Cuối cùng, với việc chính phủ các nước khuyến khích sự phát triển mô hình PPP (PPP được xem là một trong các hình thức của TTDA), sẽ đòi hỏi chính phủ các nước phải ngày càng hoàn thiện hơn về mặt thể chế, cũng như là cần phải thay đổi tư duy về quản lý và điều hành nền kinh tế, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh dấp dẫn, mang tính cạnh tranh, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư, tăng cường năng lực giải trình, cũng như là các hỗ trợ và đảm bảo cần thiết cho các nhà đầu tư, v.v. Mặt khác, nó cũng giúp cho chính phủ các nước có cơ hội để xây dựng các định hướng, quy hoạch, kế hoạch thu hút các DAĐT vào các lĩnh vực, ngành nghề, các vùng miền nhằm mục tiêu thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến một cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại và đảm bảo được sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng miền của đất nước là các yếu tố đo lường mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia.


Kết luận chương 1‌

Phần đầu của chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề mang tính tổng quan về DAĐT bao gồm khái niệm, các đặc trưng, các nội dung cơ bản của một DAĐT và các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT (cho vay theo DAĐT, cho vay hợp vốn và CTTC). Phần tiếp theo ở chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về phương thức TTDA cho các DAĐT bao gồm khái niệm TTDA, các đặc điểm của một khoản TTDA so với các khoản tài trợ truyền thống, các chủ thể tham gia, các cấu trúc TTDA, những lợi thế và bất lợi của phương thức TTDA đối với những người khởi xướng và các TCTD tham gia tài trợ, vai trò của các TCTD khi tham gia vào các khoản TTDA. Quan trọng nhất là tác giả đã cho thấy được sự cần thiết của việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD để góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia.

Những lý luận cơ bản được hệ thống hóa trên đủ nội hàm khoa học hình thành khung lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM


2.1. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM‌

2.1.1. Giới thiệu hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam‌

Hệ thống các TCTD ở Việt Nam hiện nay được thành lập và tổ chức hoạt động theo luật các TCTD năm 2010 bao gồm:

- NHTM trong nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần;

- NHTM nhà nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ;

- TCTD phi ngân hàng trong nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;

- TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Cũng theo số liệu tổng hợp được từ trang tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) thì tính đến ngày 30/06/2013, ở Việt Nam hiện đang có 5 NHTM nhà nước, 34 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 12 công ty CTTC, 18 công ty tài chính, 1 Ngân hàng chính sách xã hội và 1 Ngân hàng phát triển Việt Nam, 968 Quỹ tín dụng nhân


dân, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 49 văn phòng đại diện của TCTD ở nước ngoài.

Từ các loại hình TCTD nói trên, có thể chia thành các nhóm loại hình TCTD ở Việt Nam hiện nay như sau:

- Các TCTD là ngân hàng thương mại;

- Các TCTD phi ngân hàng;

- Các TCTD nước ngoài;

- Các TCTD hợp tác;

- Các TCTD của chính phủ.

Sau đây là quy mô vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của từng loại hình TCTD ở Việt Nam:

2.1.1.1. Các ngân hàng thương mại‌

Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của các NHTM thì loại hình NHTM ở Việt Nam được hiểu là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật.

Cũng theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP thì các NHTM ở Việt Nam bao

gồm:


Ngân hàng thương mại nhà nước

Là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. NHTM

Nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo số liệu thống kê cập nhật đến ngày 30/06/2013 từ trang tin điện tử của SBV cho thấy Việt Nam hiện có 5 NHTM nhà nước là: NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agriabank). Trong đó, có 2


NHTM nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB). Ba NHTM nhà nước do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ bao gồm: NHTM cổ phần công thương Việt

Nam (Vietinbank), NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)3.

Về vốn điều lệ thì tính đến thời điểm ngày 30/06/2013 cả 5 NHTM nhà nước nói trên có tổng số vốn điều lệ lên đến 111.055 tỷ đồng. Các NHTM nhà nước đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn vốn tín dụng trung dài hạn chủ yếu cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước.

Ngân hàng thương mại cổ phần

Là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Đây là loại hình TCTD hiện đang chiếm số lượng nhiều nhất trong khối NHTM của Việt Nam.

Cũng theo số liệu chính thức từ trang tin điện tử của SBV, tính đến ngày 30/06/2013, Việt Nam có đến 34 NHTM cổ phần. Các NHTM cổ phần của Việt Nam đang sở hữu tổng vốn điều lệ lên đến 177.773 tỷ đồng và đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn vốn tín dụng trung dài hạn chủ yếu cho thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, v.v.

Ngân hàng thương mại liên doanh

Là NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHTM


3 Cụ thể là cho đến thời điểm cuối năm 2012, Nhà nước vẫn đang nắm giữ cổ phần chi phối tại Vietcombank là 77,11%, BIDV là 95,76% và Vietinbank là 64,2% [74]

73


liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm ngày 30/06/2013 Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh được cấp phép với tổng vốn điều lệ khoảng 458,5 triệu USD bao gồm: Ngân hàng liên doanh VID PUBLIC Bank, INDOVINA BANK LIMITTED, VINASIAM BANK và Vietnam-Russia Joint Venture Bank. Các ngân hàng liên doanh cũng hoạt động chủ yếu trong việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng đã tham gia đồng tài trợ hoặc hợp vốn cho vay các DAĐT với các TCTD khác tại Việt Nam chẳng hạn như Indovina Bank và Vinasiam Bank.

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài

Là NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm ngày 30/06/2013, SBV đã cấp phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty TNHH bao gồm: HSBC, Standard Chartered, Shinhan Vietnam, ANZ và Hong Leong. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đang sở hữu tổng vốn điều lệ khoảng 19.547,1 tỷ đồng. Định hướng chiến lược hoạt động của các ngân hàng này tại thị trường Việt Nam là những ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, họ cũng đã tham gia cấp tín dụng hoặc tài trợ cho các DAĐT lớn tại Việt Nam chẳng hạn như HSBC và ANZ.

2.1.1.2. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng‌

Theo luật TCTD năm 2010 của Việt Nam thì TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung

74


ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các TCTD phi ngân hàng ở Việt Nam hiện nay bao gồm các công ty tài chính và các công ty CTTC:

Các công ty tài chính

Theo nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 14/10/2002 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính thì công ty tài chính là loại hình TCTD phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.

Tính đến ngày 30/06/2013 cả nước có 18 công ty tài chính với tổng vốn điều lệ là 20.317,9 tỷ đồng. Các công ty tài chính đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, tuy nhiên, họ cũng đang tham gia vào các khoản cho vay trung dài hạn cho các DAĐT, đặc biệt là công ty tài chính Dầu khí (PVFC) đã thực hiện cho vay hoặc hợp vốn cho vay rất nhiều DAĐT thuộc lĩnh vực dầu khí và bất động sản.

Các công ty cho thuê tài chính

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là CTTC. Nếu như các NHTM được thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT của khách hàng bằng phương thức cho vay theo DAĐT và cho vay hợp vốn thì các công ty cho thuê tài chính (CTTC) ở Việt Nam được cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT của khách hàng thông qua nghiệp vụ CTTC.

Hiện nay, theo thống kê chính thức từ trang tin điện tử của SBV thì tính đến ngày 30/06/2013 Việt Nam đang có 12 công ty CTTC hiện đang hoạt động với tổng vốn điều lệ khoảng 3.650 tỷ đồng và 13 triệu USD. Các công ty CTTC Việt Nam đang đóng vai trò là nơi cung cấp nguồn vốn tín dụng trung

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí