1995 và năm 2007 đạt 43,50% trong tổng vốn đầu tư phát triển, bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 36,38%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2007
Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng đầu tư phân theo ngành trong giai đoạn 2003 -2007
Đặc biệt từ năm 2003 tỉ trọng đầu tư vào ngành kinh tế thay đổi không nhiều. Tỉ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ. Tỉ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ khá cao.Tăng cường đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam còn chậm. Do tác động của thị trường, ngành dịch vụ cơ cấu đầu tư được chú trọng phát triển dựa vào thế mạnh của từng vùng, tỷ trọng ngành công nghiệp và nông nghiệp có xu hướng giảm. Cùng với việc tăng khối lượng và tốc độ tăng trưởng đầu tư phát triển xã hội, vấn đề tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với khu vực kinh tế nhà nước.
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo phân ngành của Liên Hợp Quốc
So sánh theo cách phân ngành của Liên Hợp Quốc có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô ở nước ta có sự thay đổi. Tính đến năm 2007, cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch, khu vực I còn quá cao
chiếm trên 30,05% GDP, khu vực II (công nghiệp chế biến) còn thấp đạt 21,38% và khu vực III là 48,57%. Mỗi năm, khu vực I giảm 0,68% chỉ bằng 1/2 mức tăng gộp chung của cả công nghiệp và xây dựng theo cách phân loại thống kê của Việt Nam; khu vực III tăng 0,24%/năm do sự gia tăng mạnh mẽ về cung cấp điện, nước và xây dựng trong thời gian qua (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Cơ cấu GDP ngành kinh tế của Việt Nam (%) theophân ngành của Liên Hợp Quốc
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | |
1990 | 43,95 | 12,26 | 43,79 |
1995 | 31,99 | 14,99 | 53,01 |
2000 | 34,18 | 18,56 | 47,25 |
2001 | 32,45 | 19,78 | 47,75 |
2002 | 31,64 | 20,58 | 47,77 |
2003 | 31,88 | 20,45 | 47,66 |
2004 | 31,93 | 20,32 | 47,75 |
2005 | 31,57 | 20,63 | 47,80 |
2006 | 30,63 | 21,25 | 48,12 |
2007 | 30,05 | 21,38 | 48,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam Trong Quá Trình Đổi Mới Từ Năm 1990 Đến Nay
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Khu Vực I Theo Phân Ngành Của Liên Hợp Quốc
- Cơ Cấu Gdp Toàn Ngành Công Nghiệp Và Xây Dựng Giai Đoạn 1996 - 2008 Của Nền Kinh Tế (Theo Giá Thực Tế)
- Tốc Độ Tăng Trưởng Trong Gdp Của Ngành Dịch Vụ Qua Các Năm
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2007
Thực tế, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam còn có sự chênh lệch lớn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện trạng cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong khu vực I còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP ở mức 31,57% năm 2005, trong khi tỉ trọng này ở các nước trong khu vực ở mức rất thấp như Trung Quốc chiếm 11,71%, một số nước NIC như Hàn Quốc 3,41%, Singapore là 0,09% và một số nước công nghiệp phát triển như Mĩ chiếm 1,19% và Nhật Bản 1,50%. Thực trạng trên đặt ra đối với khu vực I ở nước ta phải có chính sách và biện pháp giảm tỉ trọng khu vực I vào trong thời gian tới, đạt mục tiêu năm 2010 còn 15-16% (xem bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế theo GDP của một số nước trong khu vực và trên thế giới năm 2005(%)
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | |
Mỹ | 1,19 | 22,84 | 75,97 |
Nhật Bản | 1,50 | 29,88 | 68,61 |
Singapore | 0,09 | 33,77 | 66,14 |
Hàn Quốc | 3,41 | 40,27 | 56,32 |
Thái Lan | 9,83 | 41,18 | 45,85 |
Trung Quốc | 11,71 | 47,52 | 39,94 |
Việt Nam (2005) | 31,57 | 20,63 | 47,80 |
Việt Nam (2007) | 30,05 | 21,38 | 48,57 |
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007
Đối với khu vực II chiếm tỷ trọng thấp so với các nước trong khu vực. Thực tế, nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển khu vực II, nhưng do chưa khai thác triệt để thế mạnh của các vùng miền trong nước nên chiếm tỉ trọng thấp năm 2005 là 20,36% so với Trung Quốc đạt 47,52%, Hàn Quốc 40,27%. Hiện trạng trên đặt ra phải có cơ chế, chính sách và biện pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến ở nước ta phát triển mạnh hơn; giảm tỉ trọng đối với khu vực I và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Khu vực III ở nước ta trong những năm đổi mới đã được cải thiện nhưng vẫn còn thua kém xa các nước trong khu vực và thế giới; mức tăng trưởng thấp qua năm 2005 đạt 47,80% đến năm 2007 đạt 48,57%. So với Nhật Bản là 68,61% và Hàn Quốc là 56,32% thì, khu vực III ở nước ta còn tụt hậu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta diễn biến chậm và lạc hậu, tỷ trọng của GDP trong khu vực nông nghiệp quá còn cao và trong công nghiệp chế biến quá thấp, ngành dịch vụ gia tăng chậm. Thực tiễn trên đặt ra thách thức với nền kinh tế nước ta, mục tiêu phấn đấu 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp trở nên khó khăn.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành trong nền kinh tế quốc dân
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
2.3.1.1. Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê
Trong những năm đổi mới, cơ cấu GDP trong nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục có những chuyển dịch tích cực, cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản đã có sự biến đổi giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thủy sản; từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện chất lượng tăng trưởng (xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Cơ cấu GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong nền kinh tế (%)
% GDP toàn ngành trong nền kinh tế | Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Thủy sản | |
1995 | 27,18 | 23,03 | 1,24 | 2,91 |
2000 | 24,53 | 19,82 | 1,34 | 3,37 |
2001 | 23,25 | 18,26 | 1,27 | 3,72 |
2002 | 23,03 | 18,02 | 1,21 | 3,80 |
2003 | 22,54 | 17,34 | 1,27 | 3,93 |
2004 | 21,81 | 16,65 | 1,32 | 3,84 |
2005 | 20,94 | 15,85 | 1,20 | 3,89 |
2006 | 20,40 | 15,36 | 1,11 | 3,93 |
2007 | 20,30 | 15,22 | 1,05 | 4,02 |
2008 | 21,99 | 16,98 | 1,07 | 3,94 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê từ 1995 đến 2008
Bảng 2.6: Cơ cấu GDP của toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (%)
GDP toàn ngành | Nông nghiệp | Lâm nghiệp | Thủy sản | |
1995 | 100 | 84,73 | 4,60 | 10,70 |
2000 | 100 | 80,80 | 5,50 | 13,70 |
2001 | 100 | 78,50 | 5,50 | 16,00 |
2002 | 100 | 78,25 | 5,25 | 16,50 |
2003 | 100 | 76,93 | 5,63 | 17,44 |
2004 | 100 | 76,34 | 6,05 | 17,61 |
2005 | 100 | 75,69 | 5,73 | 18,58 |
2006 | 100 | 75,30 | 5,44 | 19,26 |
2007 | 100 | 75,00 | 5,20 | 19,80 |
2008 | 100 | 77,21 | 4,87 | 17,92 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê từ 1995 đến 2008
Mặc dù, trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, từ năm 1995 đến nay tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm cụ thể năm 1995 là 23,03%, đến năm 2007 còn 15,22% nhưng năm 2008 tăng đạt 16,98%. Tỷ trọng lâm nghiệp giảm từ 1,24% năm 1995 đến năm 2007 còn 1,05% trong khi lâm nghiệp còn nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng. Trong khi đó, tỷ trọng thủy sản trong GDP tăng từ 2,91% năm 1995 lên 4,02% năm 2007 nhưng tốc độ tăng còn thấp.
Việc cơ cấu lại khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản theo hướng chuyển từ nuôi, trông cây, con có giá trị gia tăng thấp sang cây, con có giá trị gia tăng cao để tăng thu nhập; chuyển từ sản xuất những sản phẩm có cung vượt quá cầu sang các sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản cũng có sự dịch chuyển. Trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản, tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm từ 87,1%
năm 1991 xuống 78,3% năm 2002, cùng thời gian tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm từ 5,6% xuống còn 3,9%; tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 7,3% lên 17,8%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi tiếp tục được chú trọng phát triển và đưa lên lên thành ngành sản xuất chính. Tính đến năm 2008 giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 212 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007, trong đó nông nghiệp tăng 5,4%, lâm nghiệp tăng 2,2% và thủy sản tăng 6,7%. [31].
- Trong nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất những sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Sự phát triển của nông nghiệp và sự thay đổi trong cơ cấu của nó đã tạo cơ hội và điều kiện mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã đi vào chiều sâu, sản lượng và năng suất lúa gạo tăng liên tục qua các năm, không còn thuần túy do tăng diện tích, tăng lao động mà bắt đầu chuyển sang tăng sản lượng nhờ vào tăng năng suất.
Bảng 2.7: Diện tích và sản lượng lúa giai đoạn 1995 - 2008
Đơn vị tính: nghìn tấn, nghìn ha
1995 | 1996 | 2000 | 2002 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Sản lượng | 24963,7 | 26396,7 | 32529,5 | 34447,2 | 35849,5 | 35876,5 | 38000,6 |
Diện tích | 6765,6 | 7003,8 | 7666,3 | 7504,3 | 7324,8 | 7201,0 | 7400,5 |
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007, tr 239
Kể từ những năm 1991 đến năm 2000 sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng diện tích và tăng lao động. Năm 2002 đến nay, sản lượng lúa tăng năng suất lao động, diện tích trồng lúa giảm từ 7666,2 nghìn ha năm 2000 xuống
còn 7201,0 nghìn ha năm 2007. Năng suất lúa tăng cao là nhờ chuyển diện tích cấy lúa bấp bênh, năng suất thấp, chi phí cao sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có hiệu quả. Ở Tây Nguyên, diện tích đất trồng lương thực năng suất và hiệu quả thấp đã chuyển sang trồng cây công nghiệp phát huy thế mạnh có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, hồ tiêu...
Năm 2007, sản lượng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm như đay, mía, lạc, đậu tương đều tăng cả về diện tích và năng suất so với năm trước. Những loại cây trồng này đã và đang trở thành cây trồng mũi nhọn, phát triển ổn định và có thị trường xuất khẩu. Sản lượng cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, hồ tiêu, điều, chè tăng từ 8,3 đến 14,4% do mở rộng diện tích và tăng năng suất. Riêng cà phê, tuy diện tích tăng 1,9% nhưng do sâu bệnh nên năng suất thấp, kéo theo sản lượng giảm 2,4%.
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là nước có vườn tiêu năng suất cao nhất thế giới hiện nay ở mức phổ biến 4-5 tấn/ha so với mức chung của thế giới khoảng 0,8-1,2 tấn/ ha. Nước ta hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm này, đã xuất khẩu khoảng 16.000 tấn và đạt kim ngạch 55 triệu USD.
Tuy nhiên, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, sản lượng và tốc độ tăng trưởng vẫn nhanh bắt đầu phát triển theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa và hướng vào xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt không đều, có xu hướng giảm về lương thực và cây công nghiệp, tăng ở cây ăn quả và rau đậu.
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1996 - 2007
Tæng gi¸ trÞ s¶n xuÊt (tû ®ång) | Tèc ®é t¨ng tr•ëng gi¸ trÞ s¶n xuÊt (%) | |||||
Tæng sè | L•¬ng thùc | Rau, ®Ëu | C©y CN | C©y ¨n qu¶ | ||
1996 | 66183,4 | 6,9 | 6,0 | 2,1 | 14,9 | 2,0 |
1997 | 70778,8 | 7,0 | 5,1 | 6,9 | 13,2 | 7,8 |
2000 | 90858,2 | 5,2 | 8,3 | 2,5 | 9,4 | - 0,4 |
101786,3 | 3,8 | 2,4 | 3,3 | 8,7 | 1,8 | |
2004 | 106422,5 | 4,6 | 4,2 | 3,2 | 5,9 | 4,8 |
2006 | 111613,0 | 3,4 | 0,5 | 5,1 | 11,1 | 0,8 |
2007 | 114333,2 | 2,4 | 0,8 | 8,2 | 2,6 | 8,8 |
Nguån: Niªn gi¸m thèng kª 2007
Sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt rò nét ở tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp, năm 2006 đạt 11,1%, năm 2007 giảm xuống còn 2,6%; đối với rau, đậu từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng qua các năm tương đối đều và đặc biệt cây ăn quả năm 2007 tăng trưởng đạt 8,8%, các vùng cây ăn quả có giá trị cao gắn với công nghiệp chế biến và phục vụ xuất khẩu phát triển nhanh: vải thiều ở Hải Dương, xoài ở Nam Bộ, Vĩnh Long, bưởi da xanh…Qua bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, tăng đều hàng năm và cao hơn ngành thủy sản.
- Lĩnh vực chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày trong xã hội và còn là nguồn thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay. Hiện nay, chăn nuôi vẫn chưa phát triển với qui mô lớn; vì vậy, chất lượng và chủng loại sản phẩm chăn nuôi còn thấp, giá cả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang từng bước khôi phục sau những thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh. Nước ta, tính đến năm 2006 các đàn gia súc, gia cầm đa dạng nhưng nguồn thực phẩm từ đàn gia súc, gia cầm này chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng hiện nay 24,5kg/người/năm. Vì vậy, Đảng và Chính phủ đề ra chính sách phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa,