Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 11


hoạt động thư viện. Đẩy mạnh phong trào “văn hóa đọc” trong xã hội nhất là trong giới trẻ, học sinh.

Dành nguồn lực để đầu tư, tôn tạọ các khu di tích đã được công nhận.

3.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm; sơ kết tổng kết thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách ấy đúng mấy cũng vô ích”. Theo Người: “Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chung ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm”.

Trong hoạt động văn hóa cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra; tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, rút ra được những tồn tại, hạn chế để đảm bảo hoạt động văn hóa đạt hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, tránh chạy theo thành tích trong thực hiện.

Hoạt động đánh giá, kiểm tra không chỉ là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước mà cần khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội. Các địa phương phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin công khai, minh bạch. Đây là yêu cầu kiên quyết để đảm bảo sự chủ động tham gia của người dân vào kế hoạch thực hiện.

Thực hiện chế độ báo cáo là một trong những điều thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước về giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó cơ quan quản lý nhà nước phân tích, đánh giá đưa ra quyết định, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, quan tâm thực hiện sơ kết, tổng kết: hàng tháng, hàng quý nên tổ chức họp chuyên đề về giảm nghèo, 6 tháng nên tổ chức Hội nghị sơ kết, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá thực hiện chương trình, nội dung đánh giá cụ thể những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

việc đã làm được, chưa được, đề ra biện pháp cho thời gian tới, tham luận, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo tiếp theo.

3.3. Khuyến nghị đối với Trung ương và địa phương

Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 11

3.3.1. Đối với Trung ương

- Có Đề án, Chiến lược dài hạn định hướng về bảo tồn, phát huy và làm giàu di sản văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nói riêng, để các tỉnh trong vùng và tỉnh Đắk Nông xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương.

- Có chính sách hỗ trợ, trợ cấp hàng tháng hoặc hàng quý cho các “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để động viên các nghệ nhân có thêm tinh thần đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng trong những năm tới.

3.3.2. Đối với địa phương

- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2021- 2025.

- Xây dựng và ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên, khích lệ đối với nghệ nhân để tiếp tục cống hiến, gìn giữ, bảo tồn, phát huy và làm giàu di sản văn hóa dân tộc và cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, giảm dần phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội. Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với phong trào xây dựngd nông thôn mới.

- Cần có những quyết sách hợp lý trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa để phong trào thực sự đem lại quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân, tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, mang lại sự ổn định, môi trường sống thân thiện, kéo giảm tệ nạn xã hội, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống đạo đức. Trước mắt, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, mọi nguồn lực của xã hội tập trung vào hai lĩnh vực là đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đoàn kết xây dựng văn hóa phong phú, lành mạnh.


- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đưa văn hoá về cơ sở để vận động toàn dân xây dựng cuộc sống văn hoá mới. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá. Đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo, giữ gìn phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời khai thác và phát huy có hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ giáo dục truyền thống cũng như tham quan nghiên cứu, học tập và gắn kết hiệu quả với việc tham quan du lịch. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa và huy động các nguồn vốn để xây dựng thiết chế văn hóa, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là cấp cơ sở; khai thác có hiệu quả toàn bộ các cơ sở vật chất đã có góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển của ngành.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa dữ liệu, hồ sơ khoa học, lập danh mục hệ thống cho tất cả các di tích lịch sử văn hóa đã xác định và những cơ sở có dấu hiệu di tích trên địa bàn huyện. Nâng cao chất lượng chương trình truyền thanh huyện, xã; tập trung thông tin hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với nông nghiệp và nông thôn; tham gia đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, động viên phong trào thi đua sản xuất, xây dựng nếp sống gia đình văn hoá.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông hiện nay và yêu cầu của việc thực hiện có hiệu quả chính sách trong giai đoạn mới, đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo, phương hướng và những giải pháp sáng tạo, cụ thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện chính sách phát triển văn hóa: Phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn; Phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhằm đáp ứng quá trình CNH, HĐH và xây dựng đời sống văn hóa hiện nay; Phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm; Phải gắn liền với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Từ quan điểm đó mà tác giả đề xuất các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về thực hiện chính sách phát triển văn hóa và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách phát triển văn hóa;


Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về thực hiện chính sách văn hóa; Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm; sơ kết tổng kết thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông; Tăng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ xã hội hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa.

Trên cơ sở đặc điểm, tình hình, thực trạng của thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, tác giả luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác trên trên địa bàn huyện Tuy Đức nói riêng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.


KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về văn hóa như: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự tồn tại”[13, tr.16].

Từ vai trò quan trọng của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách phát triển văn hóa. Bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Việc triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa trong thời gian quan đã có nhiều có gắng, nỗ lực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa phù hợp với địa phương. Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa hằng năm tăng. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến thôn, bon đã được quan tâm đầu tư xây dựng, các trang thiết bị, thiết chế văn hóa cơ bản hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, bất cấp. Việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng còn chậm, thiếu cụ thể, chưa sát với điều kiện thực tiễn. Tình hình hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Đắk Nông nói chung, huyện Tuy Đức nói riêng còn có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Hệ thống cơ chế, chính sách tuy số lượng văn bản được ban hành nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, chưa có hướng dẫn cụ thể trong triển khai thực hiện được áp dụng phù hợp với đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nguồn lực thực hiện chưa đủ mạnh. Việc bố trí cán bộ văn hóa chưa phù hợp. Công tác thanh kiểm tra chưa được chú trọng, công tác đánh giá sơ kết, tổng kết chưa được thực hiện.


Với thực trạng trên, tác giả đã đề ra một số giải pháp, trong đó có một số giải pháp quan trọng như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về thực hiện chính sách phát triển văn hóa và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách phát triển văn hóa; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách phát triển văn hóa phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về thực hiện chính sách văn hóa; Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm; sơ kết tổng kết thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông; Tăng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất từ xã hội hóa các nguồn lực cho phát triển văn hóa. Các giải pháp trên xuất phát từ thực tế tại địa phương, đảm bảo các điều kiện thực hiện. Vì vậy, việc nghiên cứu triển khai đồng bộ nhóm giải pháp đã được trình bày tại chương 3 sẽ đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Chi cục Thống kê khu vực Đắk R’Lấp, Tuy Đức (2020), Biến động dân số, Báo cáo số 03/CCTK-DS, Tuy Đức.

7. Chính phủ (2006), Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, huyện; thành lập xã thuộc huyện Đắk R’Lấp, Đăk Song, Đăk Mil và thành lập huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông, Nghị định số 142/2006/NĐ-CP, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Giáo (2020), Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa từ sau đổi mới đến nay - thành tựu và những vấn đề đặt ra. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/816918/quan- diem-cua-dang-ve-xay-dung-nen-van-hoa-tu-sau-doi-moi-den-nay---thanh-tuu-va- nhung-van-de-dat-ra.aspx. Ngày truy cập: 28/9/2021.

10. Lê Thị Hiền, Lương Hồng Quang, Phạm Bích Huyền, Nguyễn Lâm Tuấn Anh (2009), Chính sách văn hoá (giáo trình), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, (2016), Xây dựng Đảng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

12. Học viện Chính trị Quốc gia (2018), Tôn giáo và tín ngưỡng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.


13. Học viện Chính trị Quốc gia (2018), Văn hóa và Phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Thế Nghĩa và các cộng sự (2006), Văn hóa M’Nông và vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa M’Nông ở Đắk Nông.

16. Phòng Văn hóa và Thông tin (2020), Kết quả thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, Báo cáo số 56/BC-VHTT, Tuy Đức.

17. Phòng Văn hóa và Thông tin (2020), Kết quả hoạt động Văn hóa, Thể thao và Truyền thông trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV, Báo cáo số 39/BC- VHTT, Tuy Đức.

18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông (2020), Bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư, Mẫu số 03/QTDA, Đắk Nông.

19. Cao Thanh Sơn (2009), Nghiên cứu vấn đề di cư tựu do trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

20. Trần Đình Thanh (2016), Thực hiện chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Chính sách Công, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Trương Thông Tuần (2012), Xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị trên địa bàn Thị xã Gia Nghĩa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông.

22. Thủ tướng Chính phủ (2016), Phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1755/QĐ-TTg, Hà Nội.

23. Đoàn Minh Thuận (2017), Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Tây Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022