3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 88
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 89
3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp 90
3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91
Kết luận chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Khuyến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
vii
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 1
- Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 3
- Xâm Hại, Xâm Hại Tình Dục, Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KSN : Kỹ năng sống
PCXHTD : Phòng chống xâm hại tình dục PTDTBT : Phổng thông dân tộc bán trú THCS : Trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy ước xử lý thông tin thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 47
Bảng 2.2. Nhận thức về xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở 47
Bảng 2.3. Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (tính theo %) 49
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai về tầm quan trọng của
giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh 51
Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 52
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Phổ
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) 56
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của những hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở (theo đánh giá của CBQL, GV) 58
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa (theo đánh giá của CBQLGD, GV) 59
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học
cơ sở 61
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung
học cơ sở huyện Sa Pa 64
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học
cơ sở huyện Sa Pa 66
Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc
bán trú trung học cơ sở 68
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán
trú trung học cơ sở 70
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Sa Pa 90
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường phổ
vi
thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 92
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lứa tuổi học sinh THCS (tuổi thiếu niên) có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em. Trước tiên, lứa tuổi này có sự phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, làm xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới, đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của các em từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đồng thời, đây cũng là giai đoạn phát triển đầy khó khăn, phức tạp và chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Do đó, mọi tổn thương về thể chất và tinh thần ở lứa tuổi này có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ.
Theo số liệu từ thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, từ 2014 - 2016, có tới hơn 4.000 trẻ em tại Việt Nam bị xâm hại tình dục. Trong đó, 80% nạn nhân là trẻ em nữ, các trẻ từ 13 - 16 tuổi chiếm nhiều nhất trong tổng số này. Theo thống kê của Bộ công an, riêng năm 2016 cơ quan công an đã phát hiện 1.641 vụ gồm 1.807 đối tượng, xâm hại 1.627 em. Trong đó xâm hại tình dục trẻ em là
1.248 vụ, chiếm 76,5% số vụ xâm hại trẻ em nói chung. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, cơ quan công an phát hiện 696 vụ với 716 đối tượng, xâm hại 710 em. So với cùng kỳ năm 2016 tăng 43 vụ (7%), 56 đối tượng (8 vụ) và 22 nạn nhân (3%). Năm 2018 toàn quốc phát hiện 1269 vụ xâm hại tình dục 1141 trẻ em. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là 21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%, người lạ là 12,6%. Nhiều nạn nhân là trẻ em dưới 10 tuổi, còn quá non nớt, không có khả năng tự vệ, dễ dàng bị đối tượng lợi dụng dụ dỗ, cưỡng bức xâm hại.
Tháng 4 năm 2019, dư luận cả nước chấn động trước vụ việc một thầy giáo ở tỉnh Lào Cai xâm hại tình dục học sinh lớp 8 nhiều lần dẫn đến mang thai. Trước báo động về nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, hầu hết các trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều đã lồng ghép chủ đề phòng, chống xâm hại tình dục trong các bài học, hoạt động ngoại khóa, các buổi học về kỹ năng sống. Tại các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, thông qua các tiết chào cờ, học ngoại khóa, kỹ năng sống, nhà trường đều chú trọng lồng ghép chủ đề về trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, phòng chống xâm hại tình
dục... cho học sinh. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia tâm lý, Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa giá đình về nói chuyện, trả lời những thắc mắc của các em về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường nào cũng chủ động triển khai vấn đề này một cách bài bản, khoa học và hiệu quả. Với văn hóa phương Đông truyền thống, đối với nhiều người, thậm chí cả giáo viên và phụ huynh còn xem công tác giáo dục giới tính, phòng, chống xâm hại tình dục là vấn đề “nhạy cảm”. Khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính, trong đó có phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, nhất là bậc tiểu học, không ít phụ huynh vẫn còn lảng tránh.
Hiện nay trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở các huyện vùng cao nói chung và huyện Sa Pa nói riêng là mô hình được đánh giá là phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng học sinh. Bên cạnh đó việc huy động các em về ở tại trường từ đầu tuần tới cuối tuần cũng đặt ra thực trạng học sinh dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục.
Việc tìm ra các biện pháp để phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa là rất cần thiết, nhằm góp phần giúp các em có thêm kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần giúp các em tự biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ và thoát hiểm khi bị xâm hại tình dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THCS.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường học trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường phổ thông dân tộc bán trú, phù hợp đặc điểm học sinh người dân tộc thiểu số các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, góp phần phòng tránh và giảm thiểu việc học sinh bị xâm hại tình dục.
6. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa theo cách tiếp cận nội dung: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS PTDTBT THCS.
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 06 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bao gồm các trường PTDTBT THCS: Bản Phùng, Sa Pả, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải, Bản Hồ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để nghiên cứu các văn bản, tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi để khảo sát trên CBQL, GV và HS các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại:Trò chuyện với một số CBQL, GV và học sinh với nội dung xoay quanh vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, những nhà giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục học sinh về các biện pháp quản lý hoạt động GDKNPCXHTD cho HS.
7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu
Sử dụng công thức tính tỷ lệ, tần suất để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh các trường PDTBT THCS huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.