Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các công trình đó không phản ảnh mặt trái xã hội mà gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lỗ hổng công tác giáo dục. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây về giáo dục kỹ năng sống và phòng chống xâm hại tình dục như sau:
Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống được khẳng định và nhấn mạnh trong Kế hoạch hành động DaKar về giáo dục cho mọi người (Senegan 2000). Theo đó, mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp.
Khi đề cập đến đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã có một số chương trình hành động, tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau:
+ Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội;
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 1
- Quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 2
- Xâm Hại, Xâm Hại Tình Dục, Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở
- Nội Dung Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
+ Trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em;
+ Trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người.
+ Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (Nguồn: Unicef life skills).
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kỹ năng sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kỹ năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kỹ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống ở
giai đoạn này quan niệm về kỹ năng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kỹ năng xã hội.
- Nghiên cứu xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học
Quan tâm đến tác động của những cơ quan trong cơ thể là hướng nghiên cứu chính của các học giả nghiên cứu về xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học. Đó là việc giải thích về hành vi tình dục như lượng hooc - môn hay quá trình hình thành các nhiễm sắc thể trong cơ thể; bên cạnh đó là các kích thích tố nam thúc đẩy bản năng tình dục, khoái cảm tình dục và điều khiển tình dục, nhận thức, tình cảm và tính cách của nam giới. Khi nam giới đến tuổi dậy thì, lượng kích thích tố sinh dục nam tăng lên và động cơ tình dục sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này.
Để giải thích mang tính thuyết phục, các nhà khoa học Đức đã mổ xẻ não những người mắc chứng ấu dâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu ở bộ phận y học tình dục của Trung tâm Y khoa Trường Đại học Schleswig-Holstein (UKSH) tại thành phố Kiel (Kiel là thủ phủ bang Schleswig-Holstein của Đức) đã công bố những phát hiện mới nhất về bộ não của những người mắc chứng ấu dâm với kỹ thuật cộng hưởng từ (MRT). Thế nhưng, những công trình nghiên cứu các chức năng của não bộ còn quá ít.
Y học xếp ấu dâm là một chứng rối loạn về tình dục đối với trẻ vị thành niên. Theo hệ thống xếp hạng mới của khoa bệnh học tâm thần Mỹ, chỉ những người có ham muốn tình dục lâu dài và liên tục đối với trẻ em mới được coi là người mắc bệnh ấu dâm. Trái lại, theo bác sĩ Ponseti, nếu có ham muốn tình dục lệch lạc đó nhưng không thực hiện hành vi ấu dâm thì gọi là thiên hướng tình dục. “Kỹ thuật MRT cho phép chúng ta biết ai mắc chứng ấu dâm nhưng thật không may, nó không thể giải thích tại sao con người mắc bệnh đó” [21].
- Quan điểm của thuyết hành vi về xâm hại tình dục
Theo lý thuyết hành vi thì hành vi tình dục lệch chuẩn là kết quả của một quá trình học hỏi. Còn lý thuyết tình cảm gắn bó thì cho rằng, con người thường hình thành các mối quan hệ tình cảm chặt chẽ với người khác. Nếu bố mẹ quan tâm đầy đủ, giảng giải, hướng dẫn con trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ có nhận thức tốt để kiểm soát hành vi tình dục và tính cách của mình. Nam giới có quan hệ tình dục với
trẻ em thường có kỹ năng sống kém và không có sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ thân thiết với bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, những người này có thể tìm kiếm cảm giác tình dục với những người nhỏ tuổi [21].
- Lý thuyết nhận thức và hành vi về xâm hại tình dục
Lý thuyết này nghiên cứu suy nghĩ của người xâm hại tình dục trẻ em có tác động như thế nào đến hành vi của họ. Theo đó, khi một người có hành vi lệch chuẩn về tình dục, họ cố gắng xua đi cảm giác tội lỗi và xấu hổ bằng việc suy nghĩ lệch lạc hoặc méo mó về hành vi. Và thông thường, những người này sẽ chối bỏ hoàn toàn việc họ đã có hành vi đó, cho rằng người bị hại tự xây dựng nên câu chuyện hoặc đơn giản nói rằng họ không nhớ chuyện gì đã xảy ra hoặc chối bỏ phần nào trách nhiệm bằng việc cho rằng nạn nhân cố tình hoặc gợi ý có hành vi tình dục với họ, hoặc chống cự không theo cách là họ không đồng ý… bên cạnh đó, họ có xu hướng hiểu sai về lời nói hoặc hành động của trẻ em theo nhiều cách khác nhau. Họ coi đó là những hành động tình cảm tự nhiên có sẵn, chính trẻ em khuấy động, chính trẻ em tò mò về tình dục, muốn biết về tình dục và họ giảng dạy cho chúng bằng chính những trải nghiệm thực tế [21].
- Mô hình lý thuyết về xâm hại tình dục của David Finkelhor
Nội dung mô hình này cho rằng 4 yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự cản trở và việc mất đi phản xạ có điều kiện. Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhu cầu tình cảm của người xâm hại tình dục trẻ em với tính cách của đứa trẻ. Ví dụ, một người xem mình giống như một đứa trẻ hoặc có nhu cầu tình cảm như đứa trẻ nên anh ta muốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ. Và nếu anh ta không có đầy đủ các kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ bình thường, anh ta có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu anh ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm giác về quyền lực và kiểm soát. Yếu tố khoái cảm tình dục đánh giá nguyên nhân tại sao trẻ em lại gợi khoái cảm tình dục ở một người lớn (trích lại từ Tony Ward và Richard J.Seigert, 2002).
Để giải thích hiện tượng này, ông đã sử dụng thuyết học hỏi xã hội. Theo đó, người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã từng bị lạm dụng khi còn là một đứa trẻ và khi lớn lên người đó lại tìm đến trẻ em để lạm dụng. Yếu tố cản trở ở đây muốn nói đến khả năng của người xâm hại tình dục trẻ em cảm thấy nhu cầu tình cảm và tình dục
không được thỏa mãn trong mối quan hệ với người lớn. Ông sử dụng lý thuyết phân tích tâm lý và lý thuyết tình cảm gắn bó để giải thích về yếu tố này. Lý thuyết phân tích tâm lý mô tả những kẻ gạ gẫm trẻ em là những người bất hòa sâu sắc với mẹ khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với phụ nữ. Trong mối quan hệ với những người lớn, những người này không có đầy đủ các kỹ năng xã hội và sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ. Finkelhor chia sự cản trở thành 2 loại là sự cản trở về mặt phát triển và sự cản trở về mặt hoàn cảnh. Sự cản trở về mặt phát triển là việc một cá nhân bị cản trở về mặt tâm lý khi bước vào giai đoạn phát triển tình dục. Sự cản trở về hoàn cảnh muốn nói đến việc một cá nhân có những nhu cầu tình dục trưởng thành bị cản trở thể hiện tình dục bình thường do những mất mát trong một mối quan hệ, hoặc do một sự kiện nào đó xảy ra khiến họ bị khủng hoảng về tinh thần. Yếu tố cuối cùng của mô hình là mất đi phản xạ có điều kiện, ở đây có nghĩa là có những yếu tố thúc đẩy người xâm hại tình dục trẻ em vượt qua những suy nghĩ thông thường của mình và tự cho phép mình có hành vi gạ gẫm xâm hại tình dục trẻ em. Như vậy, với sự kết hợp của 4 yếu tố trong mô hình này có thể thấy người ta có thể có những suy nghĩ ủng hộ sự lạm dụng tình dục, và như vậy nó làm tăng nguy cơ gây ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em bởi vì hệ thống niềm tin của họ đã vượt qua được những chế ngự về tình cảm và đạo đức (trích lại từ Tony Ward và Richard
J. Seigert, 2002) (dẫn theo [21]).
Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT - một tổ chức hoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990 tại Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em - nỗi phẫn uất của cộng đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra trong xã hội châu Á. Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Cuốn sách của Grandy Ron”O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn lạm dụng tình dục. Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm. Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao… trong bất kỳ một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ đang bị
ép phải bán thân, phải trở thành gái mại dâm trong những “sex tour”, phải trở thành đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt của người lớn… Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục nếu không phải là HIV/AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinh thần. Trẻ em bị lạm dụng tình dục hầu như không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác. Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta một thông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là tất cả của chúng ta (dẫn theo [16]).
Năm 2002, nhóm tác giả người Mỹ: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland, MaryKay Rayens, Dawn Myers Christie đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về kỹ năng sống và chỉ ra hiệu quả của giáo dục và độ tin cậy của việc thực hiện những chương trình giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, chương trình mới chỉ dừng lại ở góc độ giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục kỹ năng sống chứ chưa có đánh giá về mức độ của từng kỹ năng cụ thể (dẫn theo [16]).
Một nhà trị liệu tâm lý trẻ em nổi tiếng của Mỹ là Natasha Daniels đã đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh về việc dạy con các kỹ năng cần thiết để tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục trước khi quá muộn (dẫn theo [9]).
Xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề toàn cầu. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới, nhất là tổ chức Unicef và Liên hiệp quốc đã rất quan tâm đến vấn đề này.
Ông Cornelius Williams, Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ em của UNICEF cho biết “Tổn hại đối với trẻ em trên toàn thế giới thực sự rất đáng lo ngại. Trẻ nhỏ bị tát vào mặt; trẻ em gái và trẻ em trai bị ép tham gia các hành vi tình dục; trẻ vị thành niên bị giết hại tại chính cộng đồng của các em - bạo lực đối với trẻ em không chừa một ai và không có ranh giới” [35].
“Một gương mặt quen thuộc: Bạo lực trong cuộc sống của trẻ em và trẻ vị thành niên” sử dụng những dữ liệu mới nhất để cho thấy trẻ em đang bị bạo lực trong tất cả các giai đoạn ấu thơ và trong mọi hoàn cảnh nói chung và bạo lực tình dục đối với trẻ em gái và trẻ em trai nói riêng là:
Trên toàn thế giới, khoảng 15 triệu trẻ em gái vị thành niên độ tuổi 15-19 từng bị ép quan hệ tình dục hoặc bị ép tham gia hành vi tình dục.
Chỉ 1% trẻ em gái vị thành niên từng bị bạo lực tình dục nói rằng các em đã tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp để được giúp đỡ.
Tại 28 quốc gia có dữ liệu, trung bình 90% trẻ em gái vị thành niên từng bị ép quan hệ tình dục nói rằng thủ phạm của vụ xâm hại đầu tiên là người quen của các em. Dữ liệu từ 6 quốc gia cho thấy thủ phạm của bạo lực tình dục với trẻ em trai vị thành niên thường là bạn bè, bạn cùng lớp và bạn tình.
Như vậy, qua tiến trình thời gian nghiên cứu về trẻ bị xâm hại trên thế giới, có thể thấy, nhìn chung, vấn đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ đều rất được quan tâm và được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, đưa ra những hướng giải quyết khác nhau nhằm hướng đến giải pháp cần quan tâm đó là phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em.
1.1.2. Ở Việt Nam
Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ em là một trong số các kỹ năng sống. Ở Việt Nam, các đề tài và các nghiên cứu về xâm hại tình dục, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa nhiều và chưa sâu, thường dừng lại ở các chuyên đề hoặc các tài liệu.
Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, theo đó hoạt động giáo dục kỹ năng sống được hiểu là “hoạt động giáo dục gúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội”. Ngày 28 tháng 01 năm 2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, theo đó nội dung giáo dục kỹ năng sống là “Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần”
Theo tài liệu trên trang web của Hệ thống trường tiểu học - THCS Gateway (Hà Nội), có nêu các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, cụ thể:
- Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm: Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể. Không cho ai chạm vào vùng kín của mình cũng như không chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Cần phải ghi nhớ cả 2 trường hợp này vì nhiều bậc phụ huynh bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên.
- Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng: Sẽ là quá khó với trẻ để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh xa. Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của con. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ. Nếu nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó.
- Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể: Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá non nớt. Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới khi lớn. Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ dạy sao cho phù hợp. Ví dụ như những trẻ còn nhỏ, không cần phải giải thích kỹ mà chỉ dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào,…
- Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm: Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thoát khỏi các tình huống nguy hiểm. Ở nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất. Ở trường học hiện nay cũng đã tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia và được hướng dẫn cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
- Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại: Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai. Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường giữ im lặng về việc bị xâm hại. Nói với trẻ rằng con sẽ không gặp phải bất kỳ rắc rối gì nói chuyện với bạn,
và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều con lên tiếng. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Một điều rất hiệu quả trong việc để con thông báo tình huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường xuất hiện ở nhà của trẻ.
Ngoài việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ, ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, không thích tiếp xúc hay tránh xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố mẹ và nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải.
- Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết: Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân, trường học,… Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình yêu thương và không nhận ra sự nguy hiểm. Cha mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thông báo nếu có bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy.
Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo [4], [5], tác giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em đã được nhiều tác giả tiến hành, chẳng hạn như Lương Thị Hằng (2010) (“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”); Lê Anh Tuấn (2011) (“Biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho trẻ ở trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất, Hà Nội”); Lê Thị Thanh Xuân (2014) (“Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”); Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội (Hoàng Thúy Nga, 2016)… Trong các công trình này, các tác giả đã làm rõ các khái