Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - 6

nhưng giảm trong 2 năm tiếp theo 2019 và 2020 do nhóm hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu tới EU chưa tháo bỏ được thẻ vàng IUU. Năm 2018 đạt 194,4 triệu USD tăng 3,82% so với năm 2017, tới năm 2020 trị giá còn 180,9 triệu USD giảm 3,73% so với năm 2019. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 14,6 nghìn tấn, trị giá 91,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Tôm các loại, cá ngừ các loại và cá tra, basa là 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Đức. Xuất khẩu tôm các loại và cá ngừ các loại tăng trưởng tốt, trong khi đó xuất khẩu cá tra, basa giảm mạnh. Tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá; cá ngừ các loại chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá; cá tra, basa chiếm 15,8% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức trong 6 tháng đầu năm 2021.

Tại thị trường Italia xuất khẩu thủy sản trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 giảm do nhu cầu tại thị trường này giảm trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2018 đạt 117,5 giảm 9,4% so với năm 2017. Tới năm 2020 trị giá còn 90,9 triệu USD, giảm 13,6% so với năm 2019. Còn trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Italia đạt 16,3 nghìn tấn, trị giá 62,9 triệu USD, tăng 56,7% về lượng và tăng 77,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong 6 tháng qua, xuất khẩu các nhóm hàng thủy sản lớn của Việt Nam sang thị trường Italia như cá ngừ các loại nghêu, mực,tôm, các loại cá đều tăng trưởng khả quan và bước đầu tận dụng tốt được Hiệp định EVFTA. Trong những thị trường nhập khẩu thủy sản ngoài EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Italia, với lượng đạt 10,14 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD. Thị phần thủy sản tính theo lượng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu thủy sản của Italia tăng từ 2,3% trong 4 tháng đầu năm 2020 lên 3,1% trong 4 tháng đầu năm 2021.

2.2.4 Về hiệu quả xuất khẩu

Qua số liệu thống kê cho thấy, trong suốt giai đoạn trước sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU của Việt Nam đều giảm qua các năm trừ năm 2021. Trung bình giai đoạn 2018 - 2020, tốc độ tăng về sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng về giá trị, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả xuất khẩu sang EU của Việt Nam là chưa cao.

Kết quả tính toán cho thấy, có lẽ đây là thị trường xuất khẩu thuỷ sản có hiệu không cao đối với ngành thuỷ sản Việt Nam, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trong nước phải đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đang chạy đua với việc sản xuất với khối lượng hàng hoá thuỷ sản ngày

một nhiều hơn để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ở các thị trường EU, điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang tập chung phát triển theo chiều rộng (cả về số lượng nhà máy chế biến lẫn công suất), chưa chú trọng đến công tác qui hoạch phát triển theo chiều sâu (đầu tư có trọng điểm các nhà máy chế biến thuỷ sản với công nghệ cao chế biến các mặt hàng giá trịgia tăng) để tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước lên theo hướng tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị nguyên liệu chế biến (có nghĩa là sản phẩm sản xuất ít hơn nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu mang lại nhiều hơn).

Để đảm bảo giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8.5 - 9 tỷ USD vào năm 2022 và vẫn phải song song với việc gia tăng sản lượng chế biến thuỷ sản như hiện nay là không có hiệu quả và không bền vững, việc làm này sẽ đặt các doanh nghiệp chế biến rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng, giảm tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Nếu làm tốt công tác quy hoạch phát triển ngành chế biến thuỷ sản theo chiều sâu sẽ giảm một phần áp lực thiếu nguyên liệu và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Eu tế trong thời gian tới.

Ngoài ra việc tiêu hao ít nguyên liệu hơn trong chế biến và chế biến ra các mặt hàng giá trị gia tăng mà vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu theo như kế hoạch và mục tiêu đề ra mà không khai thác quá mức nguồntài nguyên thuỷ sản trong nước cũng đồng nghĩa với việc chúng ta bảo vệ được nguồn tài nguyên thuỷ sản trong nước giúp phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong thời gian tới. Đây cũng là mục tiêu chung cần hướng tới của ngành thuỷsản nói riêng cũng như chiến lược xuất khẩu của Việt Nam nói chung đến năm 2030

2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản EU

2.3.1 Những kết quả đạt được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Thứ nhất, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh và chủ quyền trên biển.

Việc khai thông thị trường đã thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất và năng lực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, năng lực hậu cần dịch vụ, tạo việc làm với thu nhập ngày càng cao cho hàng ngàn lao động, bảo đảm đời sống của hơn 3 triệu người, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển, đặc biệt là của các cộng đồng ngư dân và nông ngư dân. Từ chỗ là một bộ phận không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, với trình độ lạc hậu, thuỷ sản đã trở thành một ngành kinh tế công nông nghiệp có tốc độ phát triển cao, qui mô ngày càng lớn, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - 6

Thứ hai, Về việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về tiêu chuẩn kĩ thuật

Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lí thực phẩm EU được cụthể hóa

bằng luật IUU nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, hoạt động đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP-là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu đổi mới đó đã tạo uy tín trên thị trường EU. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản đã tăng cường việc áp dụng các hệthống tiêu chuẩn kĩ thuật phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của EU

Thứ ba, Về vấn đề bán phá giá hàng thủy sản

Khác so với thị trường Mỹ, hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU gặp rất ít và hầu như không có vụ kiện bán phá giá nào. Một phần là do nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU lớn nên EU thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như một biện pháp trả đũa thương mại hay mang tính chính trị. Bên cạnh đó hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức giá hợp lí và nhiều chủng loại có lợi thế cạnh tranh khá cao đặc biệt tôm và cá. Hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hầu như không gây ảnh hưởng cho hàng nội địa của EU nên thường không bị kiện bán phá giá. Đây cũng là một lợi thếcho hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

Thứ tư, Xây dựng và đào tạo được một đội ngũ các nhà doanh nghiệp thuỷ sản. Xuất hiện nhiều tấm gương, nhiều mô hình sản xuất xuất sắc, đầy tính năng động, sáng tạo.

Ngoài đội ngũ doanh nghiệp thuỷ sản có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường còn có hàng trăm kỹ sư giỏi và nhiều công nhân lành nghề. Đội ngũ này có nhiệt tình và ý chí vươn lên mạnh mẽ, là lực lượng có vị trí quan trọng trong giai đoạn phát triển sắp tới. Trong 15 năm qua cũng đã xuất hiện một thế hệ ngư dân mới, đông đảo, có tri thức kỹ thuật và kinh nghiệm góp phần tích cực vào sản xuất và bảo quản nguyên liệu.

Các doanh nghiệp đã đầu tư cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh phù hợp với yêu cầu thị trường thế giới. Cho đến nay, toàn ngành thuỷ sản đã có trên 250 nhà máy chế biến công nghiệp, công suất chế biến theo thiết kế vào khoảng 1000 tấn thành phẩm mỗi ngày và hơn nữa là đã có 68 doanh nghiệp được EU cấp mã số xuất khẩu. Điều này đã góp phần lớn tạo nên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của ngành

Thứ năm, Thành công trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản nói riêng và góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước nói chung.

Trong chế biến thuỷ sản, đã từng bước khắc phục tình trạng lao động thủ công là

chính sang sử dụng máy móc công nghệ khá hiện đại và đồng bộ. Một số khoa học công nghệ mới được đưa vào sản xuất, nhờ đó kéo dài thời gian giữ chất lượng và độ tươi sống của hàng thuỷ sản; tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá, trọng lượng, mẫu mã với chất lượng tốt, số lượng nhiều, giá thành hạ phục vụ nhu cầu ăn ngay, nấu ăn rất tiện dụng của người tiêu dùng

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển khá mạnh mẽ và vững chắc, từng bước đẩy lùi nuôi trồng manh mún, tự phát theo lối thủ công truyền thống dựa vào thiên nhiên sang nuôi trồng có quy hoạch với khoa học công nghệ hiện đại hơn, đưa diện tích từ 295.000 ha lên 535.000 ha.

Trong dịch vụ hậu cần nghề cá, nhờ có trang thiết bị hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ mới đã mở ra nhiều ngành nghề mới phục vụ các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến với chất lượng tốt hơn; cung cấp nhiều phương tiện phục vụ nuôi trồng công nghiệp, công nghệ sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ phát triển, hệ thống cảng cá được đầu tư nâng cấp hiện đại hơn.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

Mặc dù thị trường EU là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của nước ta nhưng hiện tại chúng ta vẫn còn có những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này.

Thứ nhất, thiếu nhân lực trầm trọng. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ chiếm tỷ trọng trên 11%. Trong đó, những thị trường chi phối trong khối này là Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy là những thị trường chính tiêu thụ tôm và cá ngừ của Việt Nam. Cùng với đó kinh tế các nước EU đang hồi phục nhờ những chuyển biến tích cực sau chương trình tiêm phòng vắc xin chống Covid và các gói hỗ trợ sau Covid. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3 năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm. Thế nhưng, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp. Các công ty thủy sản rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Hàng trăm công nhân đã phải đi cách ly tập trung khiến nhiều công ty không đủ nhân lực để đảm bảo hoạt động sản xuất. Đồng thời, nhiều công nhân lo ngại bị lây nhiễm nên không dám đi làm. Do đó, nhiều doanh nghiệp có đến 30%, thậm chí tới 50% số công nhân xin nghỉ việc khiến hoạt động sản xuất rơi vào tình trạng “nghỉ Tết” sớm.

Thứ hai, Doanh nghiệp đối mặt với chi phí tăng giảm nguyên liệu. Từ khi dịch COVID-19 xảy ra, hàng loạt chi phí đều tăng cao, mức tăng 1,5-2 lần so với trước. Khi dịch bệnh lây lan mạnh hơn tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, DN phát sinh thêm các chi phí cho công nhân ăn ở, sinh hoạt, phụ cấp, xét nghiệm COVID-19…Vì

thế, nhiều DN rơi vào cảnh khốn khó.

Thứ ba, chưa xây dựng được cơ chế quản lý hiệu quả từ TW đến địa phương để thực thi các chính sách chống khai thác IUU. Thẻ vàng của EC đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU và thậm chí có thể gây ra hiệu ứng domino ở các thị trường nước ngoài khác. Ngoài ra, trong thời gian cảnh báo thẻ vàng, tất cả các container thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam có thể bị hải quan kiểm tra từ 3 đến 4 tuần, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí lớn hơn, chưa kể các container có thể bị đưa về Việt Nam. Về lâu dài, các khách hàng từ EU có thể ngừng đặt hàng từ Việt Nam, đồng thời các thị trường nước ngoài khác có khả năng áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các nước bị thẻ vàng như Việt Nam.

Thứ tư, chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, chưa hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, vẫn còn nhiều tàu mất tín hiệu kết nối với hệ thống. Việc xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là các hành vi vi phạm nghiêm trọng theo Nghị định số 42/2019, các lực lượng chức năng chưa thật sự kiên quyết. Ngoài ra kinh phí chi cho các nhiệm vụ về phòng, chống khai thác IUU vẫn chưa được bố trí kịp thời.

Thứ năm, công nghệ chế biến thủy sản vẫn còn lạc hậu cho nên thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng còn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, cá mực cá ngừ. Mẫu mã còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thủy sản chưa cao chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe về số lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang EU.

Thứ sáu, sức cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu còn thấp. Tuy hàng thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thi trường EU nhưng vẫn thấp so với đối thủ: Trung Quốc, Ấn Độ… có thể thấy điều này qua thị phần của Việt Nam còn nhỏ hơn so với các nước này. Sức cạnh tranh hàng thủy sản tăng nhưng không ổn định, tốc độ tăng còn chậm. Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao.

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Do nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chính sụt giảm bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong hai năm trở lại đây tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng không ít tới nhu cầu nhập khẩu tại các nước của thị trường EU.

Các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, biện pháp kiểm soát xuất

nhập khẩu, kiểm dịch…đối với xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang thị trường EU. Trong đó, mặt hàng cá tra và tôm còn bị áp lực bởi kết quả xem xét hành chính POR8 thuế chống bán phá giá và mặt hàng tôm đứng trước nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp. Hàng thủy sản Việt Nam trong thời buổi hiện nay chưa thể đáp ứnghết được các tiêu chuẩn hết sức khắt khe đó cho nên sản lượng xuất khẩu thủysản của Việt Nam vào thị trường EU chưa thể hiện rõ được tiềm lực thủy sảncủa Việt Nam

Thị trường EU có một hệ thông kênh phân phối phức tạp. Do các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa hàng ở thị trường EU không mua hàng trực tiếp từcác nhà xuất khẩu nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn của EU hay các công ty xuyên quốc gia do đó các mặt hàng muốn vào thị trường EU phải thông qua các công ty này. Do đó đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, cũng như việc đa dạng hoá và nâng giá bán.

Nguyên nhân chủ quan

Nguồn cung nguyên liệu không ổn định. Theo đó, d đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm là do vi khuẩn Vibrio, nhưng diện tích nuôi tôm ở 7 tỉnh trọng điểm ĐBSCL Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang đã bị giảm và thiệt hại đáng kể, đặc biệt là tôm sú, dẫn đến nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt. Đối với các sản phẩm khai thác, dù sản lượng thực tế tăng nhưng thiếu sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho XK do bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa tốt, nhất là với mặt hàng cá ngừ.

Nhiều DN ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do đơn đặt hàng thấp, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng và thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnhtranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyênnhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.

Nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đổi thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyển lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hường không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn.

CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU

3.1.1 Quan điểm phát triển

Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.

3.1.2 Định hướng phát triển

a) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản, nguồn lợi hải sản biển sâu làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi.

Thành lập mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Quan tâm bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.

Tổ chức quản lý, bảo vệ các khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các giống loài thủy sản.

Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen; nghiên cứu sinh sản giống, ưu tiên thả bổ sung các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học;

loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào v ng nước tự nhiên.

Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển. Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với các vùng biển ven bờ, v ng nước nội địa.

b) Khai thác thủy sản

Phát triển khai thác hải sản v ng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, cơ cấu lao động chuyên ngành, kiêm nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

c) Chế biến và thương mại thủy sản

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu.

Hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ngang tầm thế giới, sản xuất các sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023