NVXH khi thực hiện đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ” đã thể hiện rò vai trò tác nhân khi triển khai một mô hình “ Lớp hỗ trợ hòa nhập” cho trẻ tự kỷ và những trẻ có nhu cầu đặc biệt khác tại huyện Gia Lâm - huyện giáp ranh của huyện Văn Giang – Hưng Yên. Mô hình này không chỉ là cầu nối giúp gia đình trẻ tự kỷ có định hướng trong việc can thiệp cho trẻ mà đây còn chính là nguồn hỗ trợ trực tiếp giúp khắc phục nhiều khó khăn cho những gia đình có trẻ tự kỷ tại địa bàn nghiên cứu và các địa bàn lân cận. Qua phỏng vấn các phụ huynh của trẻ tự kỷ đã theo học tại mô hình này thấy được sự hài lòng và hiệu quả bước đầu thể hiện đó là nhiều trẻ tự kỷ được can thiệp, gia đình có trẻ tại địa bàn huyện Văn Giang và các địa phương lân cận không còn phải lo gánh nặng trong việc di chuyển hay chi phí can thiệp vì chi phí can thiệp đề xuất tại mô hình này đã được tham khảo và điều chỉnh thấp hơn so với những cơ sở can thiệp khác ở khu vực trung tâm thành phố. Đây không chỉ là một địa chỉ gần gũi với các gia đình có trẻ tự kỷ tại địa bàn nghiên cứu mà còn cho cả những gia đình ở địa bàn lân cận “Giá mà lớp học này được triển khai sớm hơn thì tốt quá, bây giờ có nơi để M theo học vừa gần, chi phí lại vừa phải bà thấy vui quá vì bố mẹ cháu đều là công nhân nên nếu có muốn thì cũng khó cho cháu theo học nếu chi phí cao quá. Bà cảm ơn các cô nhiều lắm!” (trường hợp PV sâu số 5)
3.3 Xác định vai trò của NVXH thông qua việc triển khai mô hình công tác xã hội với việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của gia đình có trẻ tự kỷ.
3.3.1 Xác định đối tượng và mục đích hỗ trợ
3.3.1.1 Đối tượng
Đối tượng hỗ trợ trực tiếp là trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ. Với trẻ, việc trợ giúp mà trẻ nhận được là sự can thiệp trực tiếp để cải thiện các lĩnh vực còn hạn chế. Với gia đình trẻ, việc trợ giúp được cụ thể háo
bằng các hoạt động như: Tham vấn, đánh giá học sinh, tập huấn can thiệp cho trẻ tại nhà, cung cấp mô hình can thiệp ở địa điểm gần nơi trẻ và gia đình sinh sống. Đặc biệt là trẻ ở xa trung tâm như địa bàn huyện Văn Giang và các khu vực lân cận.
3.3.1.2 Mục đích hỗ trợ
Tạo thêm một nguồn lực hỗ trợ cần thiết và hữu ích cho trẻ tự kỷ và gia đình trẻ ở địa bàn nghiên cứu và địa bàn lân cận. Cùng với gia đình có trẻ tự kỷ tại địa bàn nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong tiến trình can thiệp cho trẻ. Đồng thời, bằng kiến thức và kinh nghiệm của người làm CTXH mang đến cho cho gia đình có trẻ tự kỷ một sự hỗ trợ thiết thực bằng việc xây dựng và triển khai mô hình lớp hỗ trợ hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ và các trẻ có nhu cầu đặc biệt khác.
3.3.1.3 Xác định mục tiêu
Khi tìm hiểu được các nhu cầu, nguyện vọng của gia đình trẻ, NVXH tiến tới việc xác định các mục tiêu từ mục tiêu ưu tiên đến mục tiêu thứ cấp nhằm hướng tới việc đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng đó. Mục tiêu ưu tiên ở đây chính là liên kết được những nguồn lực hỗ trợ hữu ích cho các gia đình có trẻ tự kỷ. Việc xây dựng mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” là một mô hình hướng tới mục tiêu đó. Khi mô hình được triển khai và đưa vào hoạt động thì coi như những mục tiêu đó được hiện thực hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 5
- Hầu Hết Các Gia Đình Đều Phải Trải Qua Giai Đoạn “Sốc” Tinh Thần Khi Con Có Chẩn Đoán Tự Kỷ.
- Hiện Trạng Mạng Lưới Các Cơ Sở Bảo Trợ Xã Hội Chăm Sóc Người Khuyết Tật
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 9
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 10
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 11
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
3.4 Giới thiệu mô hình Lớp hỗ trợ hòa nhập
3.4.1 Lý do triển khai mô hình
Dựa trên những thông tin tìm hiểu được qua nghiên cứu về những khó khăn, những vấn đề nan giải chưa có hướng giải quyết của các gia đình có trẻ tự kỷ tại địa bàn nghiên cứu cùng với kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình làm việc trực tiếp trong lĩnh vực can thiệp cho trẻ tự kỷ người viết nhận thấy cần có một động thái thiết thực cùng với các gia
đình có con tự kỷ dần tháo gỡ những khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Hơn thế, việc có một mô hình để cùng chung tay hỗ trợ các gia đình về chuyên môn, rút ngắn khoảng cách, giảm nhẹ chi phí và cung cấp thông tin trên nhiều khía cạnh là một sự nỗ lực hết sức có ý nghĩa với không chỉ riêng đối tượng ở địa bàn nghiên cứu mà còn cho cả những đối tượng có nhu cầu tại khu vực lân cận. Hơn cả rất nhiều lời nói, đó là sự hỗ trợ cần thiết và cần được duy trì, mở rộng hơn nữa để thêm nhiều trẻ có nhu cầu đặc biệt và gia đình các trẻ được hưởng lợi từ mô hình này. Vì vậy, người viết đồng thời cũng là người có quá trình làm việc trực tiếp với trẻ và gia đình trẻ xây dựng và triển khai mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” với sự ủng hộ và tham gia của nhóm những nhà can thiệp có kỹ năng làm việc với trẻ tự kỷ. Đây là nhóm giáo viên với các chuyên ngành: Công tác xã hội, giáo dục đặc biệt, mầm non…. có quá trình tìm hiểu và làm quen với trẻ có nhu cầu đặc biệt liên kết với nhau tạo nên một hệ thống đa chức năng. Với mục tiêu lấy sự tiến bộ của trẻ làm kim chỉ nam hoạt động, đội ngũ giáo viên cũng là một hệ thống hay nói đúng hơn là một nguồn lực hỗ trợ hết sức hữu ích cho hầu hết các nhu cầu của đối tượng.
3.4.2 Chức năng của mô hình
Với sự tập hợp đội ngũ có thế mạnh là kinh nghiệm và kỹ năng đa dạng ở nhiều lĩnh vực, mô hình có chức năng can thiệp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ em có nhu cầu đặc biệt nói chung: trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, trẻ có khó khăn về học tập và giao tiếp, trẻ rối loạn hành vi……. Mô hình là cầu nối giữa trẻ, gia đình và các trường mầm non để tạo môi trường thuận lợi cho trẻ được hòa nhập, cũng là sự kết hợp can thiệp để việc can thiệp chuyên biệt và việc học ở lớp có sự thống nhất, quá trình can thiệp đạt được kết quả cao.
3.4.3 Các dịch vụ trợ giúp
3.4.3.1 Tham vấn
Khi tiếp nhận trẻ, phụ huynh được tham vấn về những vấn đề liên quan đến tình trạng của trẻ, hướng can thiệp và được giải đáp tất cả những thắc mắc của gia đình về chương trình can thiệp hay thủ tục để tham gia quá trình can thiệp. Những gia đình có khó khăn trong việc cho con học hòa nhập sẽ có những gợi ý về các hệ thống trường mầm non để các gia đình có thể cho đăng ký cho con học kết hợp. Ngoài ra, một điều hết sức hữu ích cho phụ huynh có con tự kỷ đó là các gia đình được tập huấn các phương pháp kết hợp can thiệp tại nhà theo định kỳ. Tại đây, gia đình được cung cấp thêm thông tin, được thực hành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên để có được sự thống nhất trong việc tiếp cận trẻ. Giáo viên sẽ hướng dẫn các kỹ năng hỗ trợ trẻ theo từng nội dung cụ thể. Ngoài buổi tập huấn, những gia đình có nhu cầu dự giờ trực tiếp sẽ được sắp xếp để trực tiếp quan sát các giáo viên thực hành với trẻ. Về chính sách cho các gia đình, mô hình cố gắng tạo điều kiện tối đa về mức phí can thiệp cho con em của gia đình khó khăn. Tài liệu, dịch vụ tham vấn, hướng dẫn là hoàn toàn miễn phí.
3.4.3.2 Đánh giá tình trạng trẻ
Ban đầu, trước khi bước vào tiến trình can thiệp trẻ sẽ được nhóm giáo viên đánh giá về tình trạng hiện tại: điểm mạnh, điểm yếu, mức độ phát triển so với lứa tuối để làm cơ sở xây dựng chương trình can thiệp phù hợp. Trong suốt quá trình can thiệp, trẻ sẽ có hồ sơ theo dòi riêng và được đánh giá mức độ tiến triển theo định kỳ có thể là hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
3.4.3.3 Can thiệp chuyên biệt
Ngoài việc tham vấn cho gia đình, đánh giá tình trạng trẻ thì can thiệp chuyên biệt cũng là một trong những hoạt động chính giúp đỡ trực tiếp cho trẻ theo các mục tiêu can thiệp đề ra cho từng trẻ. Việc này gắn với các nội dung cụ thể: rèn tính kỷ luật cho trẻ, rèn các kỹ năng tự phục
vụ bản thân, kỹ năng vận động, tăng cường nhận thức, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi, cải thiện giao tiếp… hướng tới việc khắc phục những điểm yếu của trẻ, phát huy những điểm mạnh và hơn cả là sự hòa nhập tối thiểu của trẻ với bạn bè cùng chang lứa và môi trường sống xung quanh trẻ.
Có hai hình thức can thiệp được áp dụng tại mô hình đó là: Can thiệp tập trung và can thiệp tại nhà. Can thiệp tập trung là hình thức can thiệp áp dụng cho những trẻ mà gia đình có khả năng đưa trẻ đến lớp học, phụ thuộc vào sự tự sắp xếp của gia đình. Hầu hết những học sinh học tập trung cần một lượng thời gian can thiệp nhiều hơn vì mức độ của trẻ nặng hơn và độ tuổi lớn hơn, có trẻ không đủ điều kiện để đi học lớp mầm non hòa nhập. Hình thức can thiệp tại nhà áp dụng theo nhu cầu của những gia đì
nh ở những địa bàn khác của Hà Nội. Mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” có sự liên kết với đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, có kinh nghiệm nên khi gia đình có nhu cầu đội ngũ cộng tác viên sẽ trực tiếp đến làm việc với trẻ ngay tại gia đình. Hình thức này đáp ứng được nhu cầu của những gia đình không có điều kiện đưa trẻ đến lớp học hoặc sức khỏe của trẻ không đáp ứng được. Đội ngũ cộng tác viên bao gồm những thành viên nhiệt huyết với các chuyên môn được đào tạo: Công tác xã hội, mầm non, giáo dục đặc biệt…. Đội ngũ cộng tác viên này sẽ được những giáo viên nhiều kinh nghiệm hơn bổ trợ kiến thức và kỹ năng định kỳ và có sự trao đổi kinh nghiệm can thiệp thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn chung của tất cả đội ngũ.
Quy trình can thiệp
Đánh giá
đầu vào
Tham vấn
phụ huynh
Đánh giá và trao đổi định kỳ về tình hình của trẻ
Tiến hành
can thiệp
Xây dựng
chương trình can thiệp
Tiếp nhận trẻ
Tiếp nhận trẻ: Người chịu trách nhiệm quản lý mô hình cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận trẻ sẽ là người tiếp nhận khi có trẻ mới. Nhiệm vụ mà người tiếp nhận trẻ phải đảm nhận đó là việc hướng dẫn các bước đăng ký nhập học cho phụ huynh, giải đáp tất cả các thắc mắc của phụ huynh liên quan đến quá trình can thiệp cũng như nguyên tắc hoạt động của mô hình.
Đánh giá đầu vào về tình trạng trẻ: Sau khi tiếp nhận trẻ, người trực tiếp tiếp nhận trẻ sẽ tiến hành quan sát, phỏng vấn phụ huynh, tương tác với trẻ để đưa ra những đánh giá cụ thể nhất về tình trạng và mức độ của trẻ bổ sung cho phiếu kiểm tra lâm sàng mà trẻ đã được thực hiện tại các cơ sở công lập (nếu có), phiếu kiểm tra này chủ yếu được thực hiện tại Khoa Tâm Bệnh – Bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả đánh giá đầu vào sẽ là định hướng cho việc xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ dựa trên những hạn chế mà trẻ đang gặp phải. Đồng thời cho phụ huynh cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về mức độ của trẻ, từ đó có những can thiệp phù hợp cho trẻ tại gia đình
Tham vấn phụ huynh: Sau khi, NVXH đưa ra đánh giá về tình trạng của trẻ, định hướng can thiệp, một số hình thức can thiệp cụ thể
để phụ huynh tham khảo. Phụ huynh sẽ là người cân nhắc và đưa ra lựa chọn theo nhu cầu và nguyện vọng của gia đình. Đối với những gia đình khó khăn, NVXH hướng dẫn thủ tục hỗ trợ miễn giảm học phí cho trẻ. Tất cả những băn khoăn, thắc mắc của gia đình sẽ được NVXH giải đáp và có hướng dẫn cụ thể nhất.
Xây dựng chương trình can thiệp: Bước này được thực hiện sau khi có kết quả đánh giá về tình trạng của trẻ. Chương trình can thiệp dựa trên những yếu kém, hạn chế của trẻ nhằm mục đích cải thiện tất cả những hạn chế, yếu kém đó và quá trình xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ là sự làm việc nhóm của cả nhóm giáo viên can thiệp để chương trình can thiệp cho trẻ có sự phong phú về hoạt động, thống nhất về nội dung và phương pháp. Đồng thời, các giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau và đảm bảo cả giáo viên can thiệp và trẻ không gặp khó khăn khi làm việc với nhau.
Tiến hành can thiệp: Sau khi xây dựng và đưa ra được chương trình can thiệp trẻ sẽ bước vào quá trình can thiệp chính thức dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Quá trình can thiệp có sự giám sát của người đứng ra quản lý mô hình và thực hiện nghiêm túc nhằm tiến đến đạt những mục tiêu từ nhỏ nhất. Tiến trình can thiệp với nội dung và các hoạt động triển khai được thể hiện qua nhật ký can thiệp – phương tiện liên lạc giữa giáo viên can thiệp và gia đình.
Đánh giá và trao đổi về tình hình của trẻ theo định kỳ: Quá trình đánh giá tình hình của trẻ sau can thiệp được tiến hành thường xuyên, định kỳ có thể theo ngày, tuần, tháng tùy vào việc lượng giá mức độ tiến bộ của trẻ hoặc theo nhu cầu của gia đình. Thông thường tiến trình này trải qua hai giai đoạn. Đầu tiên là sự lượng giá của giáo viên sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá và trao đổi trực tiếp với gia đình về những ưu điểm và hạn chế của trẻ sau thời gian can thiệp nhất định. Việc đánh
giá và trao đổi về tình hình của trẻ là kênh liên lạc để phụ huynh nắm bắt được mức độ của trẻ và đồng thời có những hỗ trợ phù hợp, kịp thời hoặc có phản hồi phục vụ cho việc can thiệp đạt hiệu quả tốt hơn, tạo sự thống nhất giữa giáo viên và gia đình.
3.4.4 Kinh phí hoạt động
Khi bắt đầu triển khai mô hình, người viết dựa trên tính cấp thiết của việc trợ giúp các đối tượng là gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ tại địa bàn nghiên cứu. Mục tiêu đầu tiên hướng tới đó là việc triển khai mô hình càng sớm thì nỗ lực trợ giúp càng có ý nghĩa. Tuy nhiên, với bất kỳ một ý tưởng nào để hiện thực hóa chúng cần đảm bảo những điều kiện nhất định và nguồn vốn là kim chỉ nam trong hầu hết các hoạt động. Nguồn vốn để hoạt động ban đầu của mô hình này được huy động từ 100% vốn tự có của các thành viên tâm huyết, ủng hộ tính ứng dụng của mô hình. Dù nguồn vốn hoạt động ban đầu chưa lớn nhưng bằng tất cả tình yêu với trẻ, kỹ năng nghề nghiệp, các thành viên đã bước đầu gây dựng được nền tảng hoạt động nhất định giúp nhiều trẻ tiến bộ, nhiều gia đình tháo gỡ được những khó khăn và bế tắc tưởng chừng như không thể tháo gỡ. Để duy trì và phát triển mô hình trong giai đoạn tiếp theo, chắc chắn sẽ cần huy động sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực khác và cần một kế hoạch cụ thể cho bước này hướng tới mục tiêu ngày càng có thêm nhiều trẻ tự kỷ và gia đình trẻ được hưởng lợi từ mô hình này.
3.4.5 Đánh giá mô hình
3.4.5.1 Ưu điểm
Sau thời gian 6 tháng triển khai mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” và dựa trên sự phản hồi của các gia đình, nhận thấy việc triển khai mô hình đã có những thành công ban đầu trong việc giúp trẻ cải thiện được các kỹ năng: ngôn ngữ, giao tiếp,điều chỉnh các hành vi…. Với việc lựa chọn