Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Đề Tài 69584


là nền công nghiệp với thị trường lao động ngày càng rộng lớn với những đòi hỏi ngày càng cao về quản lý học vấn, tay nghề của người lao động.

Nhận xét về vấn đề này, C.Mác viết: Tiếp theo sự phân chia, tách biệt những thao tác khác nhau trong lao động sản xuất, người công nhân cũng được phân chia, phân hóa, nhóm họp theo những năng lực mà họ có được, nhờ đó mà những đặc điểm tự nhiên của người công nhân đã được hình thành dựa trên mãnh đất tự nhiên của sự phân công lao động và về mặt khác, công trường thủ công sẽ phát triển lực lượng lao động theo chính bản chất tự nhiên vốn có của mình chỉ theo một chức năng chuyên biệt [48].

Ở giai đoạn tiếp theo, xuất hiện tổ chức và quản lý sản xuất theo quan điểm của Taylo. Theo Ông phải từ mô tả vị trí việc làm để xác định tiêu chuẩn tuyển chọn và huấn luyện nhân lực. Đây là một đóng góp quan trọng trong phương pháp quan sát và đánh giá công việc trong một hệ thống thống nhất về định mức lao động, trả công lao động, tổ chức chỗ làm việc theo nghề nghiệp.

Ở Nga, sau Cách mạng tháng Mười và những năm 20, 30 của thế kỷ XX, công tác hướng nghiệp đã được triển khai trên đất nước Xô viết nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá thông qua việc đào tạo và quản lý nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, đặc biệt là vấn đề tổ chức và quản lý lựa chọn nghề cho mỗi công nhân của đất nước.

Ở Nhật Bản, Quản lý hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực và hướng nghiệp ở nhà trường với chương trình cải cách giáo dục được xây dựng trên cơ sở 2 luận điểm quan trọng: Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong đánh giá hệ thống giáo dục và thực hiện cải cách giáo dục không chỉ đóng khung trong phạm vi nhà trường, trong hệ thống giáo dục mà còn phải mở rộng tầm nhìn ra phạm vi toàn xã hội theo quan điểm mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế.

Nhà trường phổ thông Nhật Bản tiến hành rèn luyện khả năng thích ứng của HS qua quản lý một số hoạt động như: Hoạt động nhóm nhỏ và “tinh thần doanh nghiệp Nhật Bản”; Giáo dục lòng trung thành của người lao động Nhật Bản tương lai trong trường phổ thông; Giáo dục quan hệ lãnh đạo trong trường phổ thông; Hình thành thói quen cần cù, tự giác của người lao động.

Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm ở Viện hàn lâm khoa học giáo dục - Cộng hòa dân chủ Đức như: Heiz Frankiewiez, Bernd Rothe,


Ulrich Viets, B.Germer, K.Jaritr, D.Marschneider đã đề cập đến các vấn đề cơ sở khoa học sư phạm của tổ chức và quản lý hoạt động dạy học lao động nghề nghiệp cho học sinh. Các tác giả đưa ra phương thức: “phối hợp, cộng tác chặt chẽ giữa trung tâm giáo dục KTTH và các trường phổ thông trong việc lập kế hoạch thực tập cho học sinh phổ thông ” [93, tr.197]. Các công trình của Wolfgang Schlz, Ulrich Johannes Kledzik đã làm sáng tỏ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức lao động nghề nghiệp. Như vậy, kể cả các công trình của các tác giả Cộng hòa liên bang Đức cũng nặng về cải cách nội dung, phương pháp của hoạt động dạy học lao động nghề nghiệp, chưa đề cập đến nội dung cơ bản của giáo dục phổ thông và hướng nghiệp góp phần phát triển nguồn nhân lực cho mỗi quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Các tác giả Rolf Oberliesen, Helmut Keim, Michael Schumann, Gehart Duismamn... (Cộng hòa liên bang Đức) đã có những công trình nghiên cứu về phương thức tổ chức và quản lý cho học sinh phổ thông thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ [93]. Quan điểm của họ là phải tiến hành phân loại học sinh dựa vào khả năng học tập của từng em để định hướng cho học sinh đi học để trở thành công nhân lành nghề song song với việc học hết lớp 12 và tiếp tục phân loại cho học sinh khá giỏi học lên lớp 13 thi tú tài toàn phần và thi vào Đại học... Vì thế, học sinh có thể học nghề ngay khi đang học phổ thông.

Các nhà khoa học sư phạm Heinz Frankiewiez, Bemd Rothe, B. Germer...ở Cộng hòa Dân chủ Đức đã nghiên cứu những vấn đề cơ sở khoa học sư phạm của tổ chức hoạt động dạy học lao động nghề nghiệp cho học sinh. Các tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải tổ chức cho học sinh thực tập thực tế tại các trung tâm hoặc các đơn vị sản xuất; tổ chức hoạt động lao động nghề nghiệp cho học sinh phổ thông bằng việc áp dụng phương thức phối hợp cộng tác chặt chẽ giữa trung tâm giáo dục KTTH và các trường phổ thông trong việc lập kế hoạch thực tập cho học sinh phổ thông [91]

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 5

Allan Walker trong công trình khoa học "Một số vấn đề về quản lý giáo dục ở Australia" đã chỉ ra: "Nhà trường hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết, mà phải cung cấp cho học sinh một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong tất cả học sinh, làm cho học sinh vừa có kỹ năng lao động, vừa có tri thức" [93].

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng và vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhằm đào tạo lớp người lao động mới.


Người đã chỉ ra: “Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: Học đi với lao động; Lý luận đi với thực hành; Cần cù đi với tiết kiệm” [24,tr.55].

Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 126/CP “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS phổ thông cơ sở, phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường” là một cơ sở pháp lý rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để quản lý công tác hướng nghiệp cho HSPT được phát triển, mở rộng [22]. Theo đó từ năm 1981 đến 1986 Ban GDHN Bộ giáo dục đã tổ chức biên soạn tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học.

Cũng thời gian này, công tác hướng nghiệp được chính thức đưa vào các trường phổ thông nước ta với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp cụ thể. Theo Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ Giáo dục về hướng dẫn thực hiện Quyết định 126/CP.

Để triển khai công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông theo qui định của Ngành, các công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh rất được quan tâm trong thời gian này.

Tác giả Hoàng Đức Nhuận đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp. Ông nhấn mạnh: Trong cơ chế đổi mới hiện nay vấn đề chuẩn bị nghề nghiệp là một yêu cầu nóng bỏng của thực tế xã hội. Học vấn phổ thông và học vấn nghề nghiệp có phần giao thoa ngày càng rõ theo hướng mô đun hóa ở mức phổ thông. Từ đó, tác giả khẳng định sự cần thiết phải tổ chức và quản lý hoạt động GDHN trong các trường phổ thông. Giáo dục trung học phổ thông không chỉ để cho thanh niên học lên mà còn phải chuẩn bị cho thanh niên đi vào thế giới lao động nghề nghiệp, đặc biệt cho những ai chỉ có thể học hết bậc trung học.

Các tác giả Hà Thế Truyền, Nguyễn Văn Lê, Bùi Văn Quân đã nghiên cứu sâu và trên bình diện rộng vào nội dung: Hướng nghiệp ở trường phổ thông [94]. Theo đó, tác giả Hà Thế Truyền đã khẳng định: Trong quản lý GDHN cho học sinh ở trường phổ thông cần biết quán triệt tinh thần hướng nghiệp trong các môn học chất lượng giảng dạy và học tập sẽ được nâng cao [94].

Tác giả Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền với công trình: “Hoạt động GDHN và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT” [35] đã đi sâu phân tích các cơ sở lý luận của GDHN, của việc quản lý và tổ chức các hoạt động GDHN và


giảng dạy kỹ thuật trong nhà trường THPT. Công trình đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận nền tảng về hướng nghiệp và quản lý GDHN, xây dựng hệ thống nguyên tắc, phương pháp và những hình thức giáo dục kỹ thuật trong trường THPT.

Xác định tầm quan trọng của GDHN và trách nhiệm của HT trường học trong quản lý hoạt động này, trong tài liệu bồi dưỡng CBQL trường trung học, đã dành hẳn một chương 6 để đề cập đến Quản lý hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề. Các tác giả tài liệu khẳng định Quản lý HĐGD LĐ, HN và DN là một trong những nội dung quản lý của người hiệu trưởng. Ở mỗi hoạt động có nội dung, nguyên tắc, hình thức và biện pháp quản lý khác nhau. Đối với hoạt động giáo dục lao động đòi hỏi người hiệu trưởng cần có biện pháp quản lý từ làm chuyển biến nhận thức cho các đối tượng quản lý đến xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch… để lao động vừa có tác dụng giáo dục, vừa có thể gắn lý luận với thực tiễn xã hội đồng thời góp phần rèn luyện những phẩm chất của người lao động. Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề thì các con đường hướng nghiệp cần được coi trọng và đánh giá đúng mức nhất là con đường hướng nghiệp qua dạy học các môn văn hoá và hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông.Các biện pháp quản lý hướng nghiệp được xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn. Một biện pháp quản lý hướng nghiệp được nhấn mạnh và đi sâu là biện pháp tổ chức tư vấn nghề cho học sinh, đây là biện pháp đang được các lực lượng giáo dục cũng như học sinh quan tâm và mong đợi [95]

Tác giả Bùi Việt Phú, năm 2009 đã nghiên cứu luận án với đề tài: “Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo tinh thần xã hội hoá”. Ở nghiên cứu này, tác giả Phú đã khẳng định GDHN nếu để một mình nhà trường THPT thực hiện kết quả không cao, do đó tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận của QLGDHN theo tinh thần XHH, đánh giá thực trạng quản lý GDHN trên địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh để đề xuất các giả pháp quản lý GDHN cho HS THPT bao gồm: tổ chức nhận thức, tổ chức nội dung, cung ứng nhân lực, cung ứng vật lực, tài lực và tổ chức cơ chế phối hợp GDHN[55]

Tác giả Hồ Văn Thống, năm 2011 hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho HSTHPH theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”. Trong nghiên cứu này tác giả Thống đã phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu nhân lực và hoạt động


hướng nghiệp; đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và QLGDHN cho học sinh THPT theo tiếp cận quản lý các thành tố của quá trình GDHN, phân tích nhu cầu nhân lực của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đề làm cơ sở đề xuất 03 nhóm giải pháp quản lý GDHN cho HS THPTở vùng này.[77]

Năm 2016, tác giả Phạm Đăng Khoa thực hiện đề tài luận án “Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho HSTHPH theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh” Trong nghiên cứu này, tác giả Khoa cũng phân tích nội dung quản lý GDHN cho HS THPT theo tiếp cận quản lý các thành tố của quá trình GDHN; đề xuất các giải pháp cho CBQL các trường THPT trên địa bàn thành phố HCM để quản lý GDHN cho học sinh gắn với nhu cầu nhân lực của Thành phố này[41]...

Có thể thấy, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDHN và quản lý GDHN cho HS. Dưới các hình thức và cách gọi khác nhau các công trình nghiên cứu đều nhằm chuẩn bị cho đa phần học sinh trung học sau khi tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập với cuộc sống lao động nghề nghiệp trong nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Từ các nghiên cứu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Các nghiên cứu đều khẳng định: quản lý GDHN cho HSPT là xu thế chung được nhiều nước trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Điểm chung của các nghiên cứu về quản lý GDHN đều chú ý đến việc quản lý đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả dạy học lao động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở những năm cuối cấp học PT. Các nghiên cứu đều đề cập đến mối quan hệ giữa GDHN và phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương. Trong trường học, việc quản lý GDHN thuộc trách nhiệm của BQL dứng đầu là HT; Muốn thực hiện tốt cần quản lý các thành tố của quá trình GDHN trong mối quan hệ với các lực lượng xã hội.

Rất ít công trình nghiên cứu về quản lý GDHN cho học sinh THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Như vậy, cần thiết phải có sự tiếp nối những nghiên cứu về quản lý GDHN theo hướng khai thác tiềm năng của các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm hoàn thiện mục tiêu, nội dung của công tác GDHN trong nhà trường. Quản lý GDHN cho học sinh ở trường phổ thông cần được nghiên cứu tiếp một cách cụ thể và khoa học. Những kết quả nghiên cứu của


các công trình khoa học ở trong và nước ngoài trên đây là những gợi ý và tiền đề thiết thực giúp tác giả kế thừa, xác định đối tượng nghiên cứu và hướng đi cho công trình của mình về quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang- một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để có các giải pháp quản lý phù hợp, khắc phục các bất cập hiện nay trong hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả GDHN trong các trường THPT của Tỉnh, .

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1. Quản lý‌

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và có nhiều cách định nghĩa

khác nhau.

Mary Parker Follett cho rằng Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua phối hợp nỗ lực của người khác [59]. Theo định nghĩa này, những nhà quản lý đưa tổ chức đạt được các mục tiêu bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác để phối hợp thực hiện chứ không phải tự mình hoàn thành công việc.

James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra [60]. Định nghĩa này cho thấy quản lý là thực hiện một quy trình tác động đến không chỉ các thành viên trong tổ chức mà còn các yếu tố bên ngoài để đạt được mục tiêu đã vạch ra từ trước.

Cùng quan điểm với James Stoner và Stephen Robbins, song các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo lại quy mối quan hệ của nhiều thành phần về thành mối quan hệ giữa 2 thành phần là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra[34, tr12]

Trong khi đó, khái niệm mà tác giả Nguyễn Ngọc Quang đưa ra lại cụ thể hóa quy trình và mối quan hệ trong quản lý hơn so với các khái niệm trên. Ông cho rằng: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định[60].

Từ các khái niệm trên, trong luận án này sử dụng cách hiểu quản lý là một

quá trình tác động có chủ định của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua


thực hiện các chức năng quản lý để đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp‌

Lý luận về GDHN trong nhà trường phổ thông đã được nghiên cứu tương đối cơ bản và hệ thống. Khái niệm GDHN đã được truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế ở Bácxơlon năm 1921. Từ năm 1925 trở đi, những cơ quan chuyên môn về GDHN đã được thành lập ở nhiều nước (Đức, Anh, Pháp, Ý, Nga).

Tài liệu GDHN trong trường học của Australia quan niệm như sau: Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm nhằm giáo dục HS lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong sự lựa chọn đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề [dẫn theo 58].

Hoyt (1987) cho rằng: GDHN là một quá trình giúp HS đạt được các kiến thức về nghề, biết sử dụng kiến thức, kĩ năng, và thái độ cần thiết trong quá trình làm việc, trong quá trình sản xuất và hài lòng với các hoạt động khác trong cuộc sống.

Các nhà GDH Việt Nam quan niệm: GDHN là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lí của cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường [3, tr121].

Các nhà TLH Việt Nam cho rằng: GDHN là hệ thống các biện pháp tâm lí - sư phạm và y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân [3, tr. 121].

Tác giả Nguyễn Minh Đường (2005) đã định nghĩa:“GDHN là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác nhằm giúp HS, sinh viên định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn để có thể lựa chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lí cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để có thể phát triển đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân” [28, tr.51]


Tác giả Đặng Danh Ánh (2010): “GDHN là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp HS chọn nghề trên cơ sở khoa học” [3, tr.122].

Tác giả Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006): “GDHN là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp HS chọn nghề trên cơ sở phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lí cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người [35,tr 156].

Như vậy có rất nhiều quan niệm khác nhau về GDHN của các nhà khoa học, dù ở khía cạnh nào thì các quan niệm trên cũng đã nhấn mạnh đến những vấn đề sau đây:

- Thứ nhất: GDHN là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần, đồng thời giúp HS chọn nghề phù hợp với năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội.

- Thứ hai: GDHN là một hệ thống các biện pháp tác động: các biện pháp TLH, sinh lí học, GDH, xã hội học và nhiều khoa học khác để GDHN cho HS

- Thứ ba: Trong nhà trường phổ thông, GDHN vừa là hoạt động dạy của GV, là công việc của tập thể sư phạm vừa là hoạt động học của HS, HS lĩnh hội được những thông tin về nghề trong xã hội, đặc điểm yêu cầu của từng nghề… và kết quả cuối cùng của GDHN là HS có năng lực hướng nghiệp để chọn được nghề phù hợp.

Trên cơ sở các quan niệm trên, có thể xác định: GDHN là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho HS trên cơ sở đó HS lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Các quan niệm trên cho thấy GDHN được thực hiện thông qua rất nhiều hoạt động, nhiều con đường khác nhau, với các mục tiêu và nội dung khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là giúp HS có năng lực hướng nghiệp nhằm chọn được nghề phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023