nghề ở trình độ trung cấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo của nhân lực cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Tình trạng nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp đại học không xin được việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, phải đào tạo lại gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Mục tiêu của hướng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu.
Nguyên nhân cơ bản là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các trường học của tỉnh Tuyên Quang chưa thật hiệu quả; Từ chủ trương của Tỉnh đến việc thực hiện chưa định hướng tốt cho việc đào tạo và sử dụng công nhân lành nghề,. Chất lượng hoạt động GDHN trong các trường phổ thông và nhất là các trường THPT vẫn còn nhiều bất cập. Chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về kiểm tra, đánh giá chất lượng GDHN; không có tổ chuyên môn chuyên trách về GDHN; sự dàn trải lồng ghép GDHN trong các hoạt động giáo dục khác, sự thiếu quan tâm về đánh giá chất lượng GDHN, chưa tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền nghề nghiệp cho học sinh ngay trong các nhà trường, chính là những vấn đề bất cập dẫn đến không đạt được kết quả GDHN cho học sinh trung học phổ thông như mong muốn. Là một tỉnh nghèo, kém phát triển, cơ cấu và trình độ lao động của Tuyên Quang hiện nay không đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng công nghiệp, hiện đại. Có thể nói, thiếu hụt lao động đang là rào cản của Tuyên Quang trên con đường phát triển nếu như Tuyên Quang không giải được bài toán việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong các trường phổ thông. Với những khó khăn, hạn chế đã nêu trên, việc đầu tư phát triển ngành giáo dục nói chung, trong đó, việc định hướng cho học sinh THPT vào các lĩnh vực nghề nghiệp hoặc tiếp tục học lên đang trở thành một trong những yêu cầu cấp bách để đáp ứng cho nhu cầu lao động về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì vậy, Tuyên Quang cần phải quan tâm nhiều hơn và có giải pháp hiệu quả hơn để thực hiện chủ trương hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THPT.
Nghiên cứu về GDHN và quản lý GDHN ở trường trung học phổ thông đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam, lý luận về GDHN và quản lý GDHN trong nhiều năm vẫn chưa có nhiều sự thay đổi và phát triển theo xu thế phát triển của xã hội. Nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông cho một khu vực có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn chưa được khai thác một cách phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, việc tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn GDHN và quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông là một trong những vấn đề khoa học rất có ý nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng cho tỉnh Tuyên Quang nhất là trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục” để triển khai nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về GDHN và quản lý GDHN, luận án đề xuất các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng GDHN, kiểm soát được hiệu quả giáo dục toàn diện, làm tốt công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực trong tỉnh cũng như cả nước.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 1
- Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Phổ Thông
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Liên Quan Đến Đề Tài
- Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Gíao dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang mặc dù đã tạo được nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp cho học sinh, phụ huynh học sinh và cả xã hội; góp phần cho sự dịch chuyển và những thay đổi tích cực về kết quả phân luồng học sinh trước và sau khi tốt nghiệp. Nhưng trong bối cảnh đổi mới giáo dục, vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu xác định được nội dung quản lý GDHN theo tiếp cận tích hợp các chức năng quản lý với các thành tố của quá trình GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục sẽ đánh giá rõ thực trạng quản lý GDHN và đề xuất được các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh THPT phù
hợp với thực tế của tỉnh Tuyên Quang, góp phần nâng cao chất lượng GDHN cũng như chất lượng giáo dục nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về GDHN và quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng GDHN và quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Đề xuất các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Khảo nghiệm các giải pháp và thử nghiệm một số giải pháp quản lý đã đề xuất.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì để quản lý GDHN ở các trường THPT, phát triển ở HS những năng lực hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân gắn kết với yêu cầu xã hội?
- Dựa vào nội dung quản lý GDHN được xác định theo tiếp cận tích hợp các chức năng quản lý với các thành tố của quá trình GDHN có thể xác định được thực trạng GDHN và quản lý GDHN cho HS ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang hiện nay như thế nào? Đâu là những vấn đề cần giải quyết trong quản lý GDHN cho HS ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục?
- Có thể giải quyết các vấn đề đó bằng các giải pháp quản lý cơ bản nào?
7. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành theo thông tư số 32/2018/ TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2018: GDHN là một môn học nhưng không có kiểm tra đánh giá, GDHN được xem là một "Hoạt động giáo dục bắt buộc" của cấp trung học phổ thông, nên luận án tập trung nghiên cứu trong phạm vi quản lý hoạt động GDHN của nhà trường trung học phổ thông.
Về chủ thể quản lý: Phạm vi chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức trong nhà trường trung học phổ thông theo Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học quy định: Gồm hội đồng trường, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ chức trong nhà trường, các tổ chuyên môn, các lực lượng giáo dục liên quan.
Về địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT tỉnh Tuyên Quang.
Về khách thể điều tra, khảo sát: cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh, cựu học sinh của một số trường trung học phổ thông, công chức, viên chức là lãnh đạo ở một số phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc địa bàn nghiên cứu; công chức thuộc một số Vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, một số chuyên gia nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về thời gian, các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến năm 2017; Thử nghiệm được thực hiện làm hai lần: Lần thứ nhất vào đầu học kỳ II, năm học 2015 - 2016; lần thứ hai vào đầu học kỳ II, năm học 2016 - 2017; Quá trình đo kết quả được thực hiện hai lần trong khoảng thời gian thích hợp của năm học thứ nhất và năm học thứ hai.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, quản lý giáo dục; quan điểm xây dựng và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Phương pháp tiếp cận của đề tài: Để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý GDHN cho học sinh một cách toàn diện, luận án sử dụng phương pháp " tiếp cận tích hợp các chức năng quản lý với các thành tố của quá trình GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục". Mặt khác, GDHN trong nhà trường phổ thông bao gồm nhiều thành tố; các thành tố của quá trình giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác qua lại với nhau cho nên để đánh giá một quá trình giáo dục cần phải xem xét các thành tố của quá trình giáo dục. Chất lượng GDHN phản ánh rõ nét hiệu quả quản lý GDHN của chủ thể, trong đó quản lý GDHN được tiếp cận là một quá trình thực hiện các chức năng quản lý tác động lên đối tượng quản lý với phương tiện, công cụ và phương pháp phù hợp. Vì vậy tiếp cận theo hướng xem xét chủ thể quản lý thực hiện các chức năng quản lý như thế nào trong quá trình tác động vào các thành tố của quá trình GDHN sẽ cung cấp cơ sở để nghiên cứu về thực tiễn quản lý GDHN cho học sinh THPT. Lấy kết quả hoạt động GDHN làm thước đo hiệu quả quản lý và phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn vận dụng linh hoạt các quan điểm: phát triển, hệ
thống - cấu trúc, lịch sử - lôgíc, thực tiễn, mối quan hệ cung- cầu; mô hình hoá, khái
quát hoá,... trong xem xét, giải quyết vấn đề nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây:
Phân tích, tổng hợp, phân loại, khái quát hoá các tài liệu về hướng nghiệp; GDHN; quản lý GDHN cho học sinh phổ thông của các tác giả trong và ngoài nước để xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp hồi cứu, tổng hợp hoá trong việc phân tích các tài liệu khoa học về giáo dục và quản lý GDHN đã có nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu, từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu làm cơ sở để phát hiện những thành tựu lý thuyết đã có và tìm ra những khoảng trống trong vấn đề nghiên cứu để đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu.
8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu (cán bộ quản lý giáo dục các cấp; giáo viên; cán bộ các ban ngành địa phương; phụ huynh học sinh và học sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang), lựa chọn đối tượng được hỏi có tính đến vị trí trong xã hội, đảm bảo mỗi mẫu phiếu có số lượng thông tin đủ tin cậy. Phương pháp này được sử dụng để khảo sát đánh giá nhận thức của các bên liên quan về GDHN và quản lý GDHN; về thực trạng thực hiện các nội dung của quá trình GDHN và quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang
Phương pháp trao đổi, phỏng vấn sâu: Tổ chức tọa đàm với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên,... về GDHN và quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông . Trao đổi với lãnh đạo, chính quyền địa phương, với các phụ huynh học sinh và học sinh ở các trường trung học phổ thông, sinh viên một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn về vấn đề GDHN trong những năm qua để tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến quản lý GDHN cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh hiện nay. Gửi phiếu phỏng vấn đến một số Hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang để làm rõ thêm một số khía cạnh của thực trạng quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo tổng kết năm học, chương trình GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông của tỉnh Tuyên Quang; qua đó, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang một cách khách quan, chính xác và đầy đủ.
Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quá trình quản lý GDHN; tập trung vào các chức năng quản lý; phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GDHN, kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN cho học sinh của các trường, nhằm đánh giá thực trạng quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Tham gia dự một số hoạt động tổ chức GDHN cho học sinh ở một số trường trung học phổ thông, làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý GDHN vào học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Từ việc phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế của thực trạng quản lý GDHN, tác giả luận án khái quát thành những kinh nghiệm nhằm củng cố, phát triển lý luận và làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi xin ý kiến chuyên gia là các nhà giáo dục, quản lý giáo dục có kinh nghiệm để tư vấn một số nội dung, cách thức tiến hành nghiên cứu thực trạng; xin ý kiến đánh giá về các yếu tố tác động đến quá trình quản lý; đồng thời, xin ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục; trên cơ sở đó, hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
8.2.3. Nhóm phương pháp khác
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất trong luận án qua khảo nghiệm lấy ý kiến về các giải pháp và thử nghiêm 01 giải pháp đề xuất trong luận án tại 2 trường trung học phổ thông của tỉnh Tuyên Quang.
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát, lập biểu bảng, phân tích số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
9. Những luận điểm bảo vệ
- Sử dụng tiếp cận chức năng quản lý kết hợp với các thành tố của quá trình GDHN để xác định các nội dung quản lý GDHN cho học sinh THPT sẽ có cơ sở để làm rõ điểm mạnh, yếu, xác định các vấn đề cần giải quyết của quản lý GDHN trong các trường THPT tỉnh Tuyên Quang gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Những bất cập trong quản lý GDHN ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang thể hiện ở tất cả các khía cạnh của quá trình thực hiện các chức năng quản lý tác động đến các thành tố của quá trình GDHN đòi hỏi phải có các giải pháp quản lý để kịp thời khắc phục các khâu yếu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
- Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, với hệ thống các giải pháp bao quát các khâu Kế hoạch hóa hoạt động GDHN, Xây dựng mô hình tổ chức GDHN cho học sinh THPT phù hợp địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tổ chức tác động làm thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực về GDHN cho các lực lượng tham gia GDHN; xây dựng kênh thông tin phản hồi thông qua chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDHN cho HS sẽ khắc phuc được các khâu yếu, giải quyết được các vấn đề đặt ra cho GDHN và quản lý GDHN cho HS trường THPT của tỉnh Tuyên Quang.
10. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý GDHN cho học sinh THPT và thực tiễn của vấn đề quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang, cụ thể: khái quát và làm rõ khái niệm GDHN, quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông, chỉ rõ con đường thực hiện các chức năng quản lý và những yếu tổ tác động đến quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục; khái quát bức tranh toàn cảnh về GDHN và quản lý GDHN cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. Đặc biệt, luận án đã đề xuất các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
11.Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
11.1.Ý nghĩa lý luận: Luận án tổng hợp, hệ thống hoá cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục, góp phần bổ sung, phát triển làm phong
phú thêm lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông.
11.2.Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp các giải pháp quản lý GDHN cho các CBQL các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang để nâng cao chất lượng GDHN. Các giải pháp có thể vận dụng cho các trường THPT của các địa phương khác có điều kiện tương đồng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý GDHN cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Cung cấp cơ sở thực tiễn để đề xuất cho các cấp uỷ, chính quyền địa phương tỉnh Tuyên quang trong lãnh đạo và ban hành các chính sách của địa phương để hỗ trợ các trường THPT trong quản lý GDHN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
12. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương. Cụ thể là;
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 3. Một số giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.