Trường Thầy Cô Có Lập Kế Hoạch Gdhn Cho Hs Riêng Không? Nếu Không Thì Vì Sao? Nếu Có Thì Thầy Cô Có Thể Mô Tả Hoặc Cung Cấp Bản Kế Hoạch Gdhn Của


Phụ lục 1.6. Phiếu phỏng vấn

PHIẾU PHỎNG VẤN

(Dành cho Hiệu trưởng trường THPT)


Kính gửi quí Thầy Cô,

Để có thêm cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh THPT ở tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục, xin Thầy Cô vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề sau:

1. Trường Thầy Cô có lập kế hoạch GDHN cho HS riêng không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì Thầy Cô có thể mô tả hoặc cung cấp bản kế hoạch GDHN của trường mình không? (hoặc Cung cấp bản SCAN gửi qua e-mail)

2. Trong quản lý hoạt động GDHN ở trường mình, thầy cô đã làm những gì để:

2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDHN?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.


2.2. Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức GDHN?

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 30


2.3. Quản lý hoạt động học tập của HS trong GDHN?


2.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN?


3. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS thông qua hợp tác với trung tâm GDNN – GDTX ở địa phương?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

- Nội dung phối hợp GDHN?

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?


4. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm ở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương mình?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

- Nội dung phối hợp GDHN?

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?


5. Trong quản lý GDHN ở trường mình khâu tổ chức , phân công các lực lượng tham gia GDHN được thực hiện như thế nào? (huy động những ai tham gia? Phân công thực hiện nhiệm vụ ra sao? Vai trò của từng lực lượng trong hoạt động GDHN thế nào?


6. Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, quản lý GDHN cho HS THPT có những thuận lợi gì? Khó khăn gì?


7. Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả Thầy/ Cô có đề xuất gì? (cách quản lý cần đổi mới thế nào? Cần có thêm các điều kiện gì?


Chân thành cảm ơn Thầy Cô!


Phụ lục 1.7

MỘT SỐ KẾT QUẢ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 1.7.1. PHIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Họ và tên ngưi được phỏng vấn: N.V.H Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THPT Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

1. Trường Thầy Cô có lập kế hoạch GDHN cho HS riêng không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì Thầy Cô có thể mô tả hoặc cung cấp bản kế hoạch GDHN của trường mình không? (Cung cấp bản SCAN gửi qua mail)

Nhà trường không lập kế hoạch GDHN cho HS riêng, vì:

- Thông qua các phương tiện truyền thông, chương trình dạy môn GDHN và thực tế xã hội nghề nghiệp giáo viên và học sinh đã tương đối hiểu được các ngành nghề phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh sẽ hiểu được ngành nghề nào phù hợp với mình, như:

Bản thân có làm được việc đó hay không?

Nhu cầu xã hội về ngành nghề (tức là có tìm được việc làm sau khi thành nghề

không)


Thu nhập do nghành nghề mang lại có đảm bảo cuộc sống không? Điều kiện kinh tế gia đình để học thành nghề

Những nội dung trên, học sinh có thể search trên mạng, hoặc bằng nhiều kênh

thông tin, qua trao đổi thảo luận với giáo viên, với những người có hiểu biết về nghề nghiệp. Lập kế hoạch GDHN cho HS riêng chỉ làm gia tăng thủ tục giấy vở, thủ tục hành chính và hồ sơ thêm rườm rà, không cần thiết.

2. Trong quản lý hoạt động GDHN ở trường mình, chúng tôi đã thực hiện như sau:

2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDHN?

Chúng tôi đã xây dựng thời khóa biểu lên lớp, phân công giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm về GDHN, quản lý hồ sơ chuyên môn (giáo án, sổ đầu bài, sổ kế hoạch dạy học theo tuần), tổ chức dự giờ và trao đổi vối học sinh, đánh giá chất lượng dạy và học.

2.2. Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức GDHN?

Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện như một môn học cơ bản, theo hình thức lớp bài, có đổi mới phương pháp theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

2.3. Quản lý hoạt động học tập của HS trong GDHN?

Chỉ đạo giáo viên quản lý tốt hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên làm trọng tâm. Trước mỗi bài học, học sinh phải chuẩn bị kỹ bài ở nhà, đến lớp trao đổi, thảo luận, học sinh trình bầy, giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa, củng cố, khắc sâu, mở rộng. Giáo viên phải kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của từng học sinh, bao quát việc tham gia vào quá trình tự học, tiếp thu, thảo luận.

Nhà trường quản lý hoạt động học tập của HS trong GDHN thông qua giáo viên, đặc biệt là thông qua thói quen và kết quả hoạt động học của học sinh.

2.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN?

Môn GDHN không tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập của người học, vì vậy, nhà trường quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN không như các môn học cơ bản khác, mà qua trao đổi với giáo viên dạy, với học sinh, qua phiếu hỏi.

3. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS thông qua hợp tác với trung tâm GDNN – GDTX ở địa phương?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

- Nội dung phối hợp GDHN?

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?


Nhà trường hiện chưa hợp tác với trung tâm GDNN – GDTX ở địa phương để quản lý hoạt động GDHN.

4. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm ở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương mình?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

- Nội dung phối hợp GDHN?

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?

Nội dung trên nhà trường chưa thực hiện được nên không có đánh giá.

(Nội dung trồng cam thì học sinh khá thành thạo, vì 100% học sinh tham gia trực tiếp trồng cam cùng gia đình, không cần thiết phải tổ chức trải nghiệm vừa hình thức, vừa tốn kém; các nội dung khác do cơ sở sản xuất ở khá xa trường, nhà trường không huy động được kinh phí để thực hiện)

5. Trong quản lý GDHN ở trường mình khâu tổ chức, phân công các lực lưng tham gia GDHN được thực hiện như thế nào? (huy động những ai tham gia? Phân công thực hiện nhiệm vụ ra sao? Vai trò của từng lực ợng trong hoạt động GDHN thế nào?

Phân công các thành phần tham gia: Lãnh đạo nhà trường, giáo viên có sự am hiểu về lĩnh vực nghề nghiệp, nhà trường phân công lên lớp theo phân công chuyên môn.

Định kỳ, các buổi hội nghị CMHS, các diễn đàn nhà trường mời các chuyên gia tham gia tư vấn, trao đổi nghề nghiệp với học sinh.

6. Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, quản lý GDHN cho HS THPT có những thuận lợi gì? Khó khăn gì?

Thuận lợi:

Tra cứu, tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp tương đối dễ ràng

Đã đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm của việc chọn nghề từ những người đi trước Khó khăn:

Một số ngành nghề rất mới lạ, chưa có kiểm nghiệm thực tế, nên khó đánh giá

chính xác.

Không có giáo viên chuyên trách

7. Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả Thầy/Cô có đề xuất gì? (cách quản lý cần đổi mới thế nào? Cần có thêm các điều kiện gì)?

Để môn GDHN thực sự là một môn học coi trọng, cần

- Nên đào tạo giáo viên chuyên trách để dạy môn GDHN.

- Nếu không đào tạo giáo viên thì nên ghép với một môn học cơ bản khác và trong quá trình đào tạo giáo viên môn đó phải có nội dung GDHN, để giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức, có tính chuyên nghiệp trong dạy học bộ môn GDHN.

- Có đánh giá, hình thức như môn Thể dục.



Phụ lục 1.7.2. Phiếu trả lời phỏng vấn


Họ tên người được phỏng vấn: T.T.H

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác : Trường THPT Hàm Yên


1. Trường Thầy Cô có lập kế hoạch GDHN cho HS riêng không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì Thầy Cô có thể mô tả hoặc cung cấp bản kế hoạch GDHN của trường mình không?

Nhà trường chưa lập kế hoạch GDHN riêng cho học sinh vì: Do nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp không phải là môn học chính khoá, mà chủ yếu là các buổi sinh hoạt, thời lượng cho các lớp chỉ là 1 tiết /tháng và đã có chủ đề chủ điểm theo từng tháng của từng khối trong năm học, giáo viên căn cứ vào đó để soạn bài và thực hiện giờ lên lớp.

Ngoài ra hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12 ở trường hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở việc định hướng học sinh chọn trường cao đẳng, đại học phù hợp với học lực của từng em, chưa căn cứ vào năng lực bản thân, nhu cầu xã hội. Các buổi tư vấn hướng nghiệp do nhà trường và phối hợp với các trường ĐH,CĐ tổ chức gần kỳ thi chỉ giải đáp những băn khoăn của học sinh về những quy chế, đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia thủ tục xét tuyển, chưa có nhiều định hướng về đặc điểm, tính chất và xu hướng của ngành nghề đó trong tương lai” .

2. Trong quản lý hoạt động GDHN ở trường mình, thầy cô đã làm những gì để:

2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDHN?

Trang bị tài liệu, sách giáo khoa cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác

GDHN;

Cử tham gia bồi dưỡng giáo viên kiêm nhiệm làm công tác GDHN theo các đợt tập huấn của SGD và của BGD.

2.2. Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức GDHN?

Kiểm tra hàng tháng việc thực hiện chương trình GDHN theo chủ đề tháng trong năm học của các giáo viên được phân công giảng dạy.

2.3. Quản lý hoạt động học tập của HS trong GDHN?

Tăng cường kiểm tra, duy trì sĩ số các giờ học GDHN và các hoạt động tư vấn, trải nghiệm tại địa phương

2.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN?

Việc kiểm tra đánh giá không được quy định bằng điểm vì vậy chủ yếu đánh giá ý thức học sinh tham gia học tập để làm cơ sở cho việc xếp hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm học.

3. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS thông qua hợp tác với trung tâm GDNN – GDTX ở địa phương?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

Sau khi các học sinh tốt nghiệp THCS không tham gia dự thi và các học sinh không trúng tuyển vào lớp 10THPT nhà trường đã phối hợp với trung tâm GDNN – GDTX của Huyện nhà để các em vừa được học nghề vừa được học văn hóa đảm bảo tỉ lệ phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.

- Nội dung phối hợp GDHN?

Nhà trường cử cán bộ giáo viên sang trung tâm GDNN – GDTX để dạy văn hóa cho các em học sinh theo đúng tinh thần công văn chỉ đạo của SGD.

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?


Qua thực tế các năm qua có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và trung tâm GDNN – GDTX của huyện đã hoàn thành được 1 khóa học cho các em vừa có bằng trung cấp nghề vừa có bằng văn hóa THPT ( tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 62,5%)

4. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm ở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương mình?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

Thực tế hiện nay giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương việc quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu và chưa có hiệu quả

- Nội dung phối hợp GDHN?

Nội dung phối hợp còn nghèo nàn chủ yếu thực hiện ở mức cho các em tham quan mô hình cơ sở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp là chính.

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?

Hiệu quả của sự phối hợp chưa cao với lý do chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa nhà trường và ở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương, nội dung chưa cụ thể, chi tiết.

5. Trong quản lý GDHN ở trường mình khâu tổ chức , phân công các lực lượng tham gia GDHN được thực hiện như thế nào? (huy động những ai tham gia? Phân công thực hiện nhiệm vụ ra sao? Vai trò của từng lực lượng trong hoạt động GDHN thế nào?

Thực tế hiện nay khâu tổ chức, phân công các lực lượng tham gia chưa đáp ứng được yêu cầu là do sự cân đối giáo viên của bộ môn đa số các môn nào còn thếu tiết thì phân công dạy GDHN cho học sinh chính vì vậy việc GDHN mới chỉ mang tính chất định hướng cho học sinh chứ chưa có nhiều buổi thực tế như;

+ Khó khăn về kinh phí hoạt động nên không mời được các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp nói chuyện và phân tích nghề nghiệp cho học sinh

+ Một số chủ đề như: Giao lưu với những gương điển hình về sản xuất kinh giỏi (lớp 11) chưa được thực hiện đầy đủ, còn các chủ đề tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp (lớp 10) hoặc tham quan trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề tại địa phương (lớp 11) hoặc tham quan theo chủ đề hướng nghiệp (lớp 12) chưa thường xuyên .

6. Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, quản lý GDHN cho HS THPT có những thuận lợi gì? Khó khăn gì ?

* Thuận lơi: Có đầy đủ tài liệu hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của SGD về

công tác GDHN cho HS THPT.

* Khó khăn : Với việc phân công giảng dạy như hiện nay đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường chủ yếu là kiêm nghiệm, chỉ căn cứ vào tài liệu hướng nghiệp của Bộ GD&ĐT để lên lớp; hiểu biết không sâu, không nhiều về vị trí xã hội, đặc điểm và yêu cầu của các ngành nghề, cũng như định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương và trong nước về các nghề đó, cùng với kỹ năng tư vấn chọn nghề cho học sinh.

7. Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả Thầy/ Cô có đề xuất gì? (cách quản lý cần đổi mới thế nào? Cần có thêm các điều kiện gì?

* Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả cần:

Thực hiện đổi mới nội dung dạy học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập


nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn;

Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật

Vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động;

Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về nhu cầu lao động, thị trường lao động của địa phương và trong cả nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

* Điều kiện quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả

Tăng cường, bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp

Có cơ chế khuyến khích các cơ sở tuyển dụng học sinh sau trung học cơ sở qua đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được học liên thông lên các cấp học cao hơn.


Phụ lục 1.7.3. PHIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


Họ và tên người được phỏng vấn: T.T.N

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Trào

1. Trường Thầy Cô có lập kế hoạch GDHN cho HS riêng không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì Thầy Cô có thể mô tả hoặc cung cấp bản kế hoạch GDHN của trường mình không? (Cung cấp bản SCAN gửi qua mail)

Trường THPT Tân Trào không lập kế hoạch GDHN riêng cho học sinh.

Các nội dung GDHN được đưa vào kế hoạch công tác hàng tháng của nhà trường.

2. Trong quản lý hoạt động GDHN ở trường mình, thầy cô đã làm những gì để:

2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDHN?

Nhà trường xếp lịch học, phân công giáo viên dạy GDHN ở từng lớp như một môn học chính khóa. Giờ học GDHN được giáo viên dạy ký xác nhận trên sổ đầu bài chính khóa.

2.2. Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức GDHN?

Nhà trường phân công 01 đồng chí phó Hiệu trưởng quản lý công tác chuyên môn phụ trách tổ chức dạy học GDHN theo quy định.

Kế hoạch dạy GDHN được đưa vào nội dung công tác hàng tháng của nhà trường với các nội dung cụ thể về: thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức, người thực hiện; giáo viên được phân công dạy GDHN xây dựng kế hoạch bài dạy trình tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn ký duyệt trước khi lên lớp. Giáo viên phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường hoạt động GDHN ở lớp được phân công phụ trách.

Có kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với hoạt động GDHN; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong phương pháp, hình thức GDHN, đồng thời biểu dương, khích lệ giáo viên/nhóm giáo viên thực hiện tốt.

2.3. Quản lý hoạt động học tập của HS trong GDHN?

Hoạt đông học GDHN của học sinh được quản lý theo qui định của các môn học chính khóa. HS phải thực hiện các qui định về thời gian, ý thức học tập, ý thức tổ chức kỷ luật…

2.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN?

Việc đánh giá kết quả GDHN được nhà trường thực hiện trên các phương diện: Việc thực hiện chương trình, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và kết quả lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với học lực, năng lực học sinh khi kết thúc chương trình THPT.

3. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS thông qua hợp tác với trung tâm GDNN – GDTX ở địa phương?

- Trường THPT Tân Trào phối hợp với Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh để thực hiện chương trình giáo dục nghề phổ thông theo cơ chế và nội dung sau: nhà trường và trung tâm cùng thống nhất kế hoạch dạy nghề (các nội dung cụ thể về thời gian, địa điểm, TKB, công tác quản lý); trung tâm GDTX –GDHN chịu trách nhiệm thực hiện chương trình,


đánh giá xếp loại theo qui định hiện hành, quản lý học sinh trong từng buổi học, trao đổi với trường THPT Tân Trào các cần hỗ trợ giải quyết (ý thức học tập, ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh); nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của môn nghề phổ thông tới học sinh nhà trường; hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ học sinh, ghi kết quả vào học bạ; tham gia tổ chức thi nghề theo quyết định của Sở GD&ĐT.

- Sự phối hợp giữa nhà trường với trung tâm GDTX-GDHN trong công tác GDHN đã đem lại những kết quả nhất định: 100% học sinh khối 11 được tham gia học nghề theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục, học sinh được học các ngành nghề đa dạng dưới sự hướng dẫn của giáo viên đúng chuyên ngành. Kết quả GDHN được nâng lên do việc dạy học đã hướng tới gắn lý thuyết với thực hành; học sinh có hứng thú học tập và một số học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn.

4. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm ở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương mình?

Trong những năm gần đây trường THPT Tân Trào đã tổ chức một số hoạt động trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (tham quan cơ sở nuôi cá lồng ở Na Hang…) tuy nhiên cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ, nội dung phối hợp còn nghèo nàn, học sinh chủ yếu chỉ được quan sát tự do, chưa có sự hướng dẫn của đại diện doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nên hiệu quả GDHN thông qua hoạt động trải nghiệm chưa cao.

. Trong quản lý GDHN ở trường mình khâu tổ chức , phân công các lực lượng tham gia GDHN được thực hiện như thế nào? (huy động những ai tham gia? Phân công thực hiện nhiệm vụ ra sao? Vai trò của từng lực lượng trong hoạt động GDHN thế nào?

Từ năm học 2018-2019, xác định vai trò quan trọng của GDHN trong nhiêm vụ phân luồng học sinh, nhà trường đã huy động tất cả giáo viên nhà trường cùng tham gia công tác GDHN, cụ thể:

BGH điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động GDHN trong nhà trường; đ/c Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách công tác GDHN thông qua hoạt động trải nghiệm.

Phân công 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách việc giảng dạy HĐGDHN trong nhà trường, phụ trách công tác phối hợp với trung tâm GDTX-GDHN trong công tác dạy nghề cho HS lớp 11.

GVCN, GVBM tham gia giảng dạy HĐGDHN theo phân công của nhà trường; tất cả giáo viên đều có trách nhiệm thực hiện tốt việc tuyên truyền, tư vấn nghề; GVBM lựa chọn môn học, bài học tích hợp giáo dục hướng nghiệp hợp lý vào bài giảng.

6. Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, quản lý GDHN cho HS THPT có những thuận lợi gì? Khó khăn gì?

Thuận lợi:

Sự quan tâm của ngành, các cấp chính quyền, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện cho việc đổi mới hình thức, phương pháp GDHN.

Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học tích hợp có thể đưa nội dung GDHN tích hợp, lồng ghép hợp lý trong bài học.

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí