Mẫu 1.phiếu Trắc Nghiệm Sở Thích Nghề Nghiệp:


thức về giới, tâm lý, có kĩ năng lắng nghe, thấu cảm để tư vấn và chia sẻ được với học sinh. Tuy nhiên, một TVV tại trường khó có thể nắm vững tất cả các kiến thức trên nên tốt nhất là có một nhóm TVV hợp tác với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ cho buổi tư vấn. Chẳng hạn, cần có một TVV về hướng nghiệp, một chuyên gia về tuyển dụng lao động (TDLĐ) và một TVV về tuyển sinh. Đây sẽ là một nhóm TVV rất tốt cho buổi tư vấn theo nhóm lớn

Các GVCN là những người rất quan trọng trong công tác tư vấn. Trách nhiệm mà đội ngũ GVCN phải thực hiện là hướng dẫn học sinh làm tắc nghiệm, thu thập các câu hỏi tự đánh giá, các câu hỏi về hướng nghiệp và tuyển sinh để chuẩn bị cho buổi tư vấn, đồng thời phải chuẩn bị báo cáo về kết quả học tập của học sinh, khuyến khích và động viên các em tham gia đầy đủ, tích cực, nghiêm túc, giữ trật tự trong buổi tư vấn và giúp giáo viên điều hành buổi tư vấn

4. Mạng lưới chuyên nghiệp

Mạng lưới chuyên nghiệp của trường học đươc hiểu là những tổ chức, cá nhân có mối quan hệ với nhà trường để hỗ trợ công tác hướng nghiệp. Mạng lưới chuyên nghiệp có thể là cha mẹ học sinh, cựu học sinh, doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nhân... cung cấp thông tin về nghề nghiệp, tuyển dụng, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp...

Bất cứ tại CSGD nào cũng đã hình thành và tồn tại "mạng lưới chuyên nghiệp" chính thức (được gọi tên và có kế hoạch hoạt động với mạng lưới chuyên nghiệp) hoặc không chính thức (chưa được gọi tên và các hoạt động với thành viên của mạng lưới chuyên nghiệp chỉ mang tính ngẫu nhiên). Trong trường hợp nhà trường chưa xây dựng "mạng lưới chuyên nghiệp" một cách chính thức, nhà trường có thể mời đại diện cha mẹ học sinh đang công tác trong các tổ chức, cựu học sinh của trường đang học ở các cơ sở đào tạo hoặc đã ra trường công tác, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và sản xuất, hoặc làng nghề địa phương để cùng tham gia chia sẻ trong buổi tư vấn

Trong buổi tư vấn, đại diện cha mẹ học sinh có thể cung cấp thông tin để giúp hướng nghiệp cho học sinh như thông tin về nghề nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chọn ngành học và phát triển nghề nghiệp, thông tin tuyển sinh và các thông tin khác. Nếu cha mẹ học sinh không thể tham gia để chia sẻ trực tiếp thì có thể đóng vai trò cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp địa phương để mời các đại diện doanh nghiệp làm khách mời phỏng vấn cho buổi tư vấn

Tương tự như vậy, cựu học sinh của trường có thể trở về trường để chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình tuyển sinh và hướng nghiệp như chọn ngành học, trường học và nghề nghiệp mà họ đã trải qua

Trong một buổi tư vấn, khách mời có thể là đại diện cha mẹ học sinh hoặc cựu học sinh hoặc cán bộ của doanh nghiệp hoặc kết hợp các thành phần trên với số lượng 3 - 4 khách mời. Có thể mời bốn khách mời để đề phòng một hoặc hai khách mời hủy hẹn vào giờ chót, nhưng không nên mời hơn bốn khách mời vì nếu mời đông quá mà các khách mời đều đến thì sẽ không đủ thời gian cho tất cả các khách mời chia sẻ sâu về nghề nghiệp và thông tin tuyển sinh... Như vậy, gây nên cảm giác bị mất thời gian của khách mời và tạo ấn tượng không chuyên nghiệp về buổi tư vấn, gây khó khăn trong việc mời họ trở lại trong lần tư vấn năm sau.

Trong trường hợp buổi tư vấn tiến hành trong phòng lớp học mà có đủ không gian, người tổ chức cũng nên mời đại diện một vài cha mẹ học sinh tham gia nếu có thể. Trong lứa tuổi này, các em bị ảnh hưởng nhiều nhất từ gia đình, bạn bè và thầy cô. Do đó, nếu cha mẹ có thể đồng hành với các học sinh trong TVHN và TVTS là tốt nhất.

Lưu ý: Việc sử dụng mạng lưới chuyên nghiệp cho buổi tư vấn cần phải rất cẩn trọng, vì nếu buổi tư vấn được thực hiện tốt, khách mời sẽ quay lại tỏng tương lai hay giới


thiệu bạn bè tham gia. Nhưng nếu thất bại thì họ sẽ không bao giờ quay lại và có thể còn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động hướng nghiệp và tuyển sinh tương lai của trường.

5. Học sinh

Học sinh cần quan tâm, hứng thú tham gia buổi tư vấn, thể hiện qua việc thực hiện tích cực, tự giác các yêu cầu của buổi tư vấn. Vì vậy, trước buổi tư vấn học sinh cần được:

Được thông báo về mục tiêu và ý nghĩa của buổi tư vấn

Hoàn thành các bước chuẩn bị như hoàn thành bài trắc nghiệm và ghi nhớ kết quả trắc nghiệm; Ôn lại các kiến thức hướng nghiệp đã được học (nếu có); Tìm hiểu thông tin tuyển sinh từ mạng internet hay sách báo

Suy ngẫm những câu hỏi về bản thân: Em thích làm nghề gì? Vì sao em có ý thích này? Em có những khả năng gì trong học tập và ở ngoài môi trường học tập? Em có biết mình muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai? Hoàn cảnh kinh tế của gia đình em hiện tại như thế nào? Hiện tại, ai ảnh hưởng tới em nhiều nhất trong cách suy nghĩ và ra những quyết định?

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT KHI THỰC HIỆN BUỔI TƯ VẤN

1. Giai đoạn chuẩn bị (trước buổi tư vấn)

Xác định rõ mục tiêu và đối tượng của buổi tư vấn

Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và phù hợp cho các cán bộ, giáo viên tham gia thực hiện buổi tư vấn, đặc biệt nhóm TVV trong việc giới thiệu LTHN, dẫn chương trình và trả lời các câu hỏi của học sinh;

Tổng hợp thông tin về học sinh tham gia buổi tư vấn như khối, lớp, số lượng, tỉ lệ nam nữ...

Báo cáo sơ bộ về khả năng và kết quả học tập của học sinh

Phân chia đối tượng học sinh vào bốn nhóm theo khả năng và kết quả học tập

Tổng hợp những câu hỏi hướng nghiệp và tuyển sinh của học sinh (thông tin từ phiếu khảo sát, phụ lục 2)

Hướng dẫn học sinh làm trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lí

thuyết mật mã Holland (phụ lục 1)

Có cơ sở vật chất đầy đủ như địa điểm tư vấn (hội trường hay ngoài trời), máy chiếu, bàn ghế, nơi treo tranh LTHN...

Thống nhất chương trình và nội dung buổi tư vấn, chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi học sinh có thể hỏi hoặc các nội dung liên quan cần thiết để trình bày khi học sinh không có nhiều câu hỏi

Điều kiện tốt nhất là học sinh đã có hiểu biết cơ bản về hướng nghiệp và tuyển sinh trước buổi tư vấn. Vì vậy, nhà trường cần:

Hướng dẫn và hỗ trợ học sinh tự tìm kiếm các thông tin về nghề nghiệp (các ngành nghề đang được đào tạo, nhu cầu lao động) và các cơ sở đào tạo. Nếu nhà trường có điều kiện thì nên in thành bộ thông tin về nghề nghiệp cho học sinh tham khảo. Các thông tin này có nhiều trên các webside http://www.moet.gov.vn; Sách "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng và TCCN" hàng năm của Bộ GD&ĐT phát hành, các tập san của báo Giáo dục thời đại và TCCN" hàng năm của Bộ GD&ĐT phát hành, các tập san của báo Giáo dục thời đại, Tuổi trẻ, Thanh niên... Điều này sẽ giúp học sinh trong buổi tư vấn đặt câu hỏi cụ thể, hiểu được nội dung buổi tư vấn nhanh chóng.

Hướng dẫn và hỗ trợ học sinh có những hiểu biết cơ bản về hướng nghiệp như sở thích, cá tính, khả năng và giá trị nghề nghiệp... bằng cách tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hướng dẫn học sinh tham khảo tài liệu hướng nghiệp do VVOB biên soạn (www.vvob.be/vietnam)... để có nhiều thời gian đi sâu về LTHN và trả lời được nhiều câu hỏi thắc mắc của học sinh trong buổi tư vấn


2. Giai đoạn thực hiện buổi tư vấn

Học sinh hiểu các LTHN cơ bản và ban đầu xác định được nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân

Sử dụng các hình thức hoạt động khác nhau để thu hút sự chú ý của học sinh và học sinh tập trung nghe tư vấn

Trả lời các câu hỏi của học sinh chỉ mang tính gợi mở và đưa ra nhiều phương án để học sinh lựa chọn phương án phù hợp nhất với mình.

Nếu nhóm TVV có thể trả lời, trao đổi thêm sau buổi tư vấn thì cho học sinh số điện thoại, email, facebook... để học sinh và cha mẹ học sinh có thể liên hệ, trao đổi sau đó

3. Giai đoạn sau buổi tư vấn

Nhóm TVV tiếp túc trả lời các câu hỏi mà trong buổi tư vấn chưa trả lời hết thông qua mạng xã hội (facebook), trang web của trường, gửi email tới học sinh. Nhóm TVV cũng có thể đưa ra các câu hỏi và câu trả lời lên bảng tin của nhà trường hoặc treo ở góc hướng nghiệp (nếu có)

Ban giám hiệu nhà trường, GVCN và TVV thảo luận tổng kết kết quả buổi tư vấn và xác định/điều chỉnh (nếu cần) kế hoạch để tiếp tục hỗ trợ học sinh xây dựng kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng hơn

Đại diện cha mẹ học sinh tham gia buổi tư vấn tiếp tục phối hợp với nhà trường trong CTHN cũng như trao đổi kết quả buổi tư vấn với các phụ huynh học sinh khác


CÂU HỎI

Câu 1. Anh/chị cho biết ý nghĩa của việc tổ chức tư vấn hướng nghiệp?

Câu 2. Quy mô một buổi tư vấn có những phạm vi nào? Anh/chị có thể tổ chức một buổi tư vấn theo quy mô nào là phù hợp nhất với nhiệm vụ được phân công?

Câu 3. Để tổ chức một buổi tư vấn hướng nghiệp cần có những điều kiện gì?

Câu 4. Khi thực hiện một buổi tư vấn hướng nghiệp cần đạt được yêu cầu gì?


Phụ lục 2.3. Mẫu 1.Phiếu trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp:

(Dành cho HSTHPT)

Đánh dấu X vào ô vuông trước mỗi câu mà bạn thấy phù hợp với mình. Đừng suy nghĩ quá nhiều khi lựa chọn câu trả lời. Mỗi o được đánh dấu sẽ tính điểm, không phải điểm cao là làm giỏi mà phải lựa chọn theo đúng suy nghĩ bản thân. Thời gian hoàn thành 20 phút

Dựa vào Phiếu trắc nghiệm này, nếu đánh dấu một cách trung thực, chuẩn xác, Bạn hoàn toàn xác định được thiên hướng của mình đi theo nhóm nghề nào, người tư vấn trên cơ sở này sẽ có sự hỗ trợ và định hướng phù hợp, tổ chức được các nội dung GDHN đúng hướng sau đó.

Thực hiện Phiếu trắc nghiệm nghề nghiệp theo trình tự sau:

Bước 1: Các ý liệt kê trong mỗi bảng hướng đến các tố chất và năng lực cá nhân. Với mỗi ý sẽ có nhiều mức độ phù hợp, tương ứng với mỗi mức độ phù hợp, sẽ được quy định một điểm số tương ứng. Điểm số tương ứng này do người làm trắc nghiệm đánh giá và tự cho điểm theo quy định sau.

1. Ý đó chưa bao giờ đúng với bạn – tương ứng 0 đ.

2. Ý đó chỉ đúng trong một vài trường hợp – tương ứng 1 đ

3. Ý đó chỉ một nửa là đúng với bạn – tương ứng 2 đ

4. Ý đó gần như là đúng với bạn trong hầu hết mọi trường hợp, chỉ có một vài trường hợp là chưa đúng lắm – tương ứng 3đ

5. Ý đó là hoàn toàn đúng với bạn, không thể nào khác đi được – tương ứng 4 đ

Bước 2: Bạn đọc kỹ các tiêu chí trong mỗi bảng, cho điểm tương đương như đã hướng dẫn vào từng ý trong mỗi bảng, cộng tổng điểm của từng bảng, sau đó xác định những bảng có điểm số cao nhất.

STT

BẢNG A (R, Realistic, Người thực tế)

SỐ

ĐIỂM

1

Tôi có tính tự lập


2

Tôi suy nghĩ thực tế


3

Tôi là người thích nghi với môi trường mới


4

Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc thiết bị


5

Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, cắt, dán, đan, móc


6

Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật cây cỏ


7

Tôi thích làm việc sử dụng tay chân hơn là sử dụng trí óc


8

Tôi thích làm những công việc có thể thấy được kết quả ngay


9

Tôi thích làm công việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng


Tổng điểm bảng A (tự cộng và điền kết quả vào đây)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 33


STT

BẢNG B (I, Investigate, Người thích nghiên cứu)

SỐ

ĐIỂM

1

Tôi có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới


2

Tôi có khả năng phân tích vấn đề


3

Tôi biết suy nghĩ mạch lạc, chặt chẽ


4

Tôi thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu


5

Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán những vấn đề


6

Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá


7

Tôi tự tổ chức công việc mình phải làm



8

Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm những công việc phức tạp


9

Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề


Tổng điểm bảng B



STT

BẢNG C (A, Artisic, Người có tính nghệ sĩ)

SỐ ĐIỂM


Tôi là người dễ xúc động



Tôi có óc tưởng tượng phong phú



Tôi thích sự tự do, không theo những quy định, quy tắc



Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất



Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu khắc



Tôi có năng khiếu âm nhạc



Tôi có khả năng viết, trình bày ý tưởng của mình



Tôi thích làm những công việc mới, những công việc đòi hỏi sự sáng

tạo



Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích


Tổng điểm bảng C



STT

BẢNG D (S, Social, Người có tính xã hội)

SỐ ĐIỂM


Tôi là người thân thiện hay giúp đỡ người khác



Tôi thích gặp gỡ làm việc với con người



Tôi là người lịch sự, tử tế



Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hoặc giảng giải cho người khác



Tôi là người biết lắng nghe



Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và người khác



Tôi thích các hoạt động vì mục tiêu chung của cộng đồng, xã hội



Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn



Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những sự việc mâu thuẫn


Tổng điểm bảng D




STT

BẢNG E (E, Enterprise, Người dám nghĩ dám làm_Kinh doanh)

SỐ ĐIỂM


Tôi là người có tính phiêu lưu mạo hiểm



Tôi có tính quyết đoán



Tôi là người người năng động



Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận và thuyết phục người khác



Tôi thích các công việc quản lý, đánh giá



Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống



Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác



Tôi là người thích cạnh tranh và muốn mình phải giỏi hơn người khác



Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi


Tổng điểm bảng E




STT

BẢNG F (C, Conventional, Người công chức)

SỐ ĐIỂM


Tôi có đầu óc sắp xếp, có tổ chức



Tôi có tính cẩn thận



Tôi chu đáo, chính xác và đáng tin cậy



Tôi thích các công việc tính toán, sổ sách, ghi chép tài liệu



Tôi thích các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin



Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống



Tôi thích dự kiến các khoản thu, chi



Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc



Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo hướng dẫn, quy trình


Tổng điểm bảng F



Bước 3: Tìm bảng có điểm số cao nhất, điểm số cao nhất đó chính là bảng có kiểu người

phù hợp ở mức độ cao với bạn. Nếu bạn có số điểm bằng nhau ở hai bảng trắc nghiệm (phía trên), bạn có thể tham khảo kết quả ở cả hai kiểu người trong bảng giải thích phía dưới.

Kiểu người R (Realistic - Người thực tế): (tổng điểm số của bảng A là cao nhất so với

các bảng khác)

Người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp này thường có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm những nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp...), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động...), điện - điện tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp...

Kiểu người I (Investigative - Người nghiên cứu): (tổng điểm số của bảng B là cao nhất

so với các bảng khác)

Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất, thống kê...); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý...); y - dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ...); khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng...); nông lâm (nông học,

thú y...).

Kiểu người A (Artistic - Nghệ sỹ): (tổng điểm số của bảng C là cao nhất so với các bảng

khác)

Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm

việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu.


Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình...); điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc, múa, kiến trúc, thời

trang, hội họa, giáo viên dạy sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn...

Kiểu người S (Social - Xã hội): (tổng điểm số của bảng D là cao nhất so với các bảng

khác)

Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho người khác. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: sư phạm; giảng viên; huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh

dưỡng...

Kiểu người E (Enterprise - Thiên phú lãnh đạo): (tổng điểm số của bảng E là cao nhất

so với các bảng khác)

Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả năng quản lý.Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự...), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ

cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên...)...

Kiểu người C (Conventional - Mẫu người công chức): (tổng điểm số của bảng F là cao

nhất so với các bảng khác)

Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với những số liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, thống kê,

thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên...


PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH


1. Em có dự tính gì sau khi tốt nghiệp

- Thi vào trường gì và ở đâu?..........................................................

.........................................................................................................

- Học nghề gì và ở đâu?..................................................................

........................................................................................................

- Đi làm gì và ở đâu?.......................................................................

.........................................................................................................

- Hướng khác...................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

2. Với khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mình, em tự tin bao nhiêu % rằng dự định trên của mình là phù hợp?

100% 60-80% <60%

3. Em có câu hỏi thắc mắc hay băn khoăn gì về dự tính trên để có quyết định phù hợp cho bản thân: Các vấn đề liên quan tới tuyển sinh và hướng nghiệp?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023