xã hội ở địa phương đã dẫn đến hiện tượng hàng loạt doanh nghiệp mở ra cạnh tranh nhau trên một lĩnh vực, trong khi các lĩnh vực quan trọng khác đang bị bỏ quên.
Doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, thị trường chủ yếu trong tỉnh, một số ít có thị trường ngoài tỉnh và nước ngoài (Trung Quốc), vốn điều lệ thấp, trung bình khoảng trên dưới 1 tỷ, số lao động làm việc trong doanh nghiệp cũng không nhiều người.
Tuy nhiên cũng có một số "điểm sáng" trong sản xuất kinh doanh
2. Hợp tác xã chè xanh Làng Bát Hợp tác xã Chè xanh Làng Bát tiền thân là Tổ hợp tác sản xuất chè xanh được thành lập từ năm 2013, Tổ hợp tác thực hiện liên kết từ các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm chè. Trước tình hình thực tế phát triển của sản xuất, ngày 24/7/2017 Tổ hợp tác được phát triển và thành lập Hợp tác xã Chè xanh Làng Bát, trụ sở tại thôn 3 Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên do ông Phạm Văn Luận (giám đốc HTX) là người đại diện. Hiện nay HTX có 43 thành viên. Hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 22 ha. Năm 2017 sản lượng chè đạt 75 tấn búp khô, cho doanh thu gần 7 tỷ đồng, thu nhập bình quân của các thành viên HTX đạt trên 6 triệu đồng/người/tháng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mức Độ Quan Tâm Thực Hiện Mục Tiêu Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Trường Thầy Cô Có Lập Kế Hoạch Gdhn Cho Hs Riêng Không? Nếu Không Thì Vì Sao? Nếu Có Thì Thầy Cô Có Thể Mô Tả Hoặc Cung Cấp Bản Kế Hoạch Gdhn Của
- Mục Tiêu Học Viên Cần Đạt Được Sau Khi Học Chuyển Đề
- Mẫu 1.phiếu Trắc Nghiệm Sở Thích Nghề Nghiệp:
- Thành Phần Tham Gia Tổ Chức Và Thực Hiện
- Hồ Sơ Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học
Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.
4.4. Tình hình đào tạo nhân lực người DTTS của các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận
Các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao Đẳng, Đại học trên địa bàn 03 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái là một trong những nguồn cung cấp số lượng lớn sinh viên ra trường hướng tới lao động khu vực Nhà nước. Năm học 2016 - 2017 số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường tại các hệ đào tạo được thống kê như sau:
Bảng 1: Thống kê số lượng HSSV tốt nghiệp ra trường năm học 2016 - 2017
Trung cấp chuyên nghiệp | Cao Đẳng | Đại học | |
Tuyên Quang | 238 | 595 | 0 |
Hà Giang | 240 | 280 | - |
Yên Bái | 236 | 522 | - |
Tổng số | 714 | 1.397 |
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái)
Như vậy chỉ tính riêng năm học 2016-2017, tại 03 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái đã có tổng cộng 2111 HSSV tốt nghiệp,nhiều nhất là: Tiểu học - mầm non, Nông - Lâm
nghiệp, Điện, điện tử. Những chuyên ngành này hầu hết nằm ở khu vực Nhà nước. Nếu các em học chuyên ngành sư phạm không được thi tuyển, xét tuyển vào các trường công lập trên địa bàn thì có thể tính đến việc giảng dạy hợp đồng tại các trường ngoài công lập.
Hiện nay số lượng trường ngoài công lập của cả 03 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái đang ở mức thấp. Năm học 2016- 2017, tỉnh Hà Giang có 3 trường mầm non ngoài công lập, tỉnh Yên Bái có 05 trường mầm non ngoài công lập, tỉnh Tuyên Quang có 4 trường mầm non ngoài công lập. Ở bậc Tiểu học, tỉnh Yên Bái có 01 trường ngoài công lập, tỉnh Tuyên Quang có 01 trường ngoài công lập. Hiện nay cả ba tỉnh không có trường THCS và THPT ngoài công lập. Số lượng HSSV tốt nghiệp ra trường trong năm học 2015- 2016 là người DTTS rất đông vì các em có xu hướng lựa chọn ngành học này cho mình. Khả năng xin việc làm đúng chuyên môn đào tạo trong hoàn cảnh hiện nay là khó khăn. Số lượng tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái đang giảm mạnh, có nhiều ngành không tuyển do không còn nhu cầu. Trong khi đó số lượng sinh viên ra trường mỗi năm không hề giảm do số lượng tuyển dụng đầu vào không cắt giảm chỉ tiêu. Kết quả là rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, lo lắng ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Hệ quả nghiêm trọng của việc không quy hoạch và điều tiết lực lượng lao động nói dung và lao động người DTTS nói riêng trong những năm gần đây của khu vực Tây Bắc.
Việc các cơ quan, đơn vị tuyển dụng theo từng đợt, diễn ra nhanh chóng trong một thời gian nhất định, Lỗ hổng trong truyền thông về lao động việc làm khu vực Nhà nước là một trong những nguyên nhân dẫn dến việc các em HSSV rất lo lắng về việc làm của mình sau này.
Đây là vấn đề tâm lý tộc người có yếu tố quan trọng quyết định đến phân vố, cơ cấu nguồn lao động ở vùng Tây Bắc. Trong khi người Kinh có xu hướng tìm đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm thì phần lớn người DTTS qua khảo sát lại luôn có mong muốn được làm việc tại quê hương. Họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn để đổi lại (thuận tiện cho việc về thăm gia đình". Tâm lý cố kết cộng đồng, làng bản là đặc trưng của phần lớn DTTS vùng Tây Bắc.
Vấn đề tâm lý tộc người trong sử dụng lao động tại Tây Bắc cần được đánh giá, nghiên cứu cụ thể để khi tăng giảm tỷ trọng các ngành kinh - tế, di dịch cư, di dịch lao động cơ học phục vụ phát triển kinh tế vùng không vấp phải những khó khăn như người lao động bỏ về địa phương sau khi đến làm việc tại địa phương khác, sắp xếp điều kiện để người lao động có thể sinh sống làm việc cùng với gia đình tại địa bàn lao động mới...
4.5. Thực trạng lao động tham gia vào ngành nghề nông nghiệp
Hiện nay chỉ có thống kê về số lượng lao động nói chung của từng tỉnh tham gia vào các ngành nghề khác nhau, chưa có thống kê riêng lực lượng lao động là người DTTS tham gia vào khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền núi như Tuyên Quang lao động thuộc khu vực nông thôn bộ phận là người DTTS chiếm trên 50%.
Như vậy, khu vực doanh nghiệp của vùng Tây Bắc hiện nay chưa đòi hỏi lao động DTTS có tay nghề chuyên sâu về sản xuất, chế biến mà yêu cầu ở mức độ tham gia đều đặn, kỹ năng từ mức chưa hề biết đến biết việc, tuân thủ tốt các kỷ luật trong lao động là có thể đáp ứng được những công việc đơn giản. Tuy nhiên, do tình hình phát triển chung, khu vực doanh nghiệp tại Tây Bắc chưa phát triển mạnh nên đòi hỏi lao động doanh nghiệp chưa ở mức cao. Số lượng doanh nghiệp vừa và lớn rất ít, sử dụng lao động không nhiều
cho thấy khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nền kinh tế thị trường, trao đổi hàng hóa chưa thực sự phát huy hết nội lực của vùng.
Để tìm ra khoảng cách trong nhu cầu đào tạo lao động DTTS khu vực doanh nghiệp, cần phải xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người lao động đã học được qua quá trình đào tạo đang diễn ra.
VI. Đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu của khu vực doanh nghiệp
Năm 2017 có khoảng 2111 HSSV tốt nghiệp các trường TCCN, cao đẳng, đại học ở ba tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang. Trong khi khu vực Nhà nước đang thắt dần chỉ tiêu tuyển dụng thì khu vực doanh nghiệp cũng không khá hơn. Tính sơ bộ đến 1/4/2017, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số tỉnh Tuyên Quang là 60,2%. Có nghĩa là hiện nay, có xấp xỉ 40% dân số đang trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Số HSSV ra tường năm 2017 sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho số lượng lao động thất nghiệp này. Về quy trình đào tạo nghề hiện nay như sau:
Tính đến năm 2016 số lượng các trường dạy nghề của 03 tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang là 37 trường, trong đó có 30 trường công lập, 7 trường ngoài công lập.
Bảng 3. Tổng số cơ sở dạy nghề tính đến 2016
Tổng số | Dạy nghề công lập | Dạy nghề ngoài công lập | |
Yên Bái | 12 | 10 | 2 |
Tuyên Quang | 15 | 13 | 2 |
Hà Giang | 10 | 7 | 3 |
Ngoài các trường dạy nghề công lập, dạy nghề ngoài công lập là một trong những xu hướng mới của đào tạo nghề. Các trường dạy nghề ngoài công lập sẽ có mức đóng học phí cao hơn, nhưng thường cập nhật các ngành nghề đào tạo với nhu cầu việc làm của địa phương, trang thiết bị cũng như giáo trình giản dạy sẽ mới và cập nhật nhiều hơn do phải cạnh tranh với trường công lập.
Hầu hết các em học sinh tham gia vào việc đào tạo nghề là do cảm thấy phù hợp với năng lực của bản thân. Năng lực này ngoài khả năng học tập, tiếp thu được những kiến thức trong chương trình dạy học còn là vấn đề tài chính của gia đình. Thời gian có thể theo học được do học nghề thường có thời gian đào tạo ngắn hơn so với học cao đẳng, đại học, hoặc khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Các em cũng thể hiện sự yêu thích đối với một số ngành học tại các trường đào tạo nghề.
Sau 5 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tuyên Quang, những kết quả đem lại là:Số lao động đã được đào tạo nghề là 25.021 người, cụ thể: Năm 2011 là 4.535 người, năm 2012 là 3.783 người, năm 2013 là 5.425 người, năm 2014 là
3.299 người, năm 2015 là 3.611 người; năm 2016 tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ và học nghề xong là 4.281 người, trong đó dạy nghề lĩnh vực nông nghiệp là 3.021 người, số dạy nghề lĩnh vực phi nông nghiệp là 1.260 người, số lao động học xong gắn và tạo được việc làm đúng nghề sau đào tạo là 3.291 người, đạt 76,87%. Năm 2017, có 4.242 lao động nông thôn được đào tạo nghề. Trung bình hằng năm có hơn 7.000 lao động được tư vấn học nghề.... Các nghề đào tạo chính cho lao động nông thôn tại tỉnh gồm nghề lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây lương thực, thực phẩm; bảo vệ thực vật; trồng cây ăn quả; trồng cây công nghiệp; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; chọn và nhân giống cây trồng; kỹ thuật trồng nấm) và nghề lĩnh vực phi nông nghiệp (sửa chữa máy
P50
nông nghiệp; điện dân dụng; nề hoàn thiện; may thời trang; mây, tre đan; thêu ren kỹ thuật; kỹ thuật làm chổi chít). Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh trong 07 năm qua (2011- 2017) đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33,10% năm 2011 lên 45,8% năm 2015, 48,5% năm 2016 và tăng lên 51% năm 2017. Sau học nghề, một bộ phận lao động nông thôn đã áp dụng kiến thức đã học vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành ở khu vực nông thôn đã tăng từ 768.000 đồng năm 2010 tăng lên 1.877.900 đồng (năm 2016), góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đóng góp vào tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 là 7,62% và thu nhập bình quân đầu người tại tỉnh Tuyên Quang đạt 36,2 triệu đồng/người/năm.
Có thể thấy rằng những con số ấn tượng trên tạo ra một cảm giác an tâm về lực lượng lao động nông thôn. Tuy nhiên cũng phải nhắc lại rằng theo Tổng cục Thống kê, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang thất nghiệp tại tỉnh đều ở mức gần 40%. Điều đó cho thấy khoảng cách giữa điểm hiện trạng và lý tưởng của lao động DTTS là khá lớn. Có thể khái quát thành những điểm sau:
Một là, khu vực doanh nghiệp tại Tây bắc hoạt động còn yếu ớt, chưa định hình được xu hứng phát triển kinh tế và chưa thu hút được lực lượng lao động TDTS nói riêng và lao động trong vùng nói chung. Các doanh nghiệp còn mỏng về số lượng, tuổi thọ doanh nghiệp ngắn, thị trường hẹp, vốn đầu tư thấp.
Hai là, sự phát triển của các doanh nghiệp Tây Bắc chưa gắn kết với thế mạnh phát triển của vùng. Doanh nghiệp tự do thành lập và hoạt động chưa có lộ trình cụ thể gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Doanh nghiệp còn mỏng về số lượng tuổi thọ doanh nghiệp ngắn, thị trường hẹp, vốn đầu tư thấp
Hai là, sự phát triển của các doanh nghiệp Tây Bắc chưa gắn kết với thế mạnh phát triển vùng. Doanh nghiệp tự do thành lập và hoạt động chưa có lộ trình cụ thể gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Doanh nghiệp được thành lập hầu hết đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, giải quyết các vấn đề trước mắt của địa phương và chưa có lộ trình lâu dài.
Ba là, việc sử dụng lao động chỉ căn cứ vào nhu cầu cá nhân của chủ doanh nghiệp nên chưa xác định được tiêu chí năng lực lý tưởng dẫn đến đào tạo lao động phục vụ khu vực doanh nghiệp tràn lan, kém hiệu quả. Người lao động nói chung và lao động DTTS nói riêng không xác định được nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay là gì để bổ sung kiến thức, kỹ năng. Nhu càu đào tạo cho lao động phục vụ khu vực này chưa xác định.
Bốn là, đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa hẳn đã đem lại kết quả như mong đợi. Người lao động có qua đào tạo nhưng sau đó không phát triển nghề dẫn tới hiện tượng thất nghiệp cao tại Tây Bắc. Đào tạo nghề cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của khu vực doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động nghề cá nhân cho người DTTS mới có khả năng đem lại hiệu quả trong đào tạo.
Về đặc điểm nhu cầu đào tạo của người học được thực hiện điều tra, đánh giá từ cấp THPT đến hết đại học, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và người dân lao động bên ngoài khu vực nhà nước và doanh nghiệp (hay còn gọi là kh vực phi chính thức). Có thể nhận thấy một số điểm sau:
Một là, học sinh sinh viên người dân tộc thiểu số phần lớn đều mong muốn được học tiếp ở trình độ cao hơn (kể cả các em đang học đại học). Điều đó phản ánh ý chí học tập của con em đồng bào DTTS. Hình thức mong muốn học tập sau này của các em học nghề chủ yếu là vừa làm vừa học. Trong khi các em học sinh đang học THPT, cao đẳng, đại học lại mong muốn được học tập theo hình thức đào tạo chính quy.
Hai là, nhu cầu đào tạo của người dân rất khó xác định do người dân chưa biết được nhu cầu cần đào tạo của bản thân là gì? Định hướng nghề nghiệp cho tương lai ra so? Cần phải có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu để xác định nhu cầu đào tạo người dân căn cứ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, sự phù hợp với văn hóa tộc người, điều kiện tự nhiên của vùng.
Ba là, HSSV và người lao động DTTS chưa có căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo cho bản thân. Họ băn khoăn không biết học ngành nào thì xã hội cần và xin được việc làm. Phần lớn lựa chọn học tập là do cảm tính, không xét đến được nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai. Kết quả là người học tham gia vào quá trình đào tạo mang tínhbị động và phụ thuộc vào khả nẳng tuyển dụng của bên ngoài thay vì tự tin vào kiến thức, kĩ năng của bản thân.
4. Câu hỏi thảo luận:
Câu 1. Anh/chị hãy nêu và phân tích tình hình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang và so sánh với tình hình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trong địa bàn tỉnh chỉ ra những vấn đề bất cập trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh hiện nay?
Câu 2. Hiên nay tỉnh Tuyên Quang đang có nhu cầu nhân lực tại các ngành nghề nào?
Câu 3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực lao động người dân tộc thiểu số tại tỉnh có vấn đề gì bất cập?
Phụ lục 2.3
Chuyên đề 2
KỸ NĂNG TỔ CHỨC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Giới thiệu khái quát chung
Trang bị hoặc củng cố kiến thức cho giáo viên về hướng nghiệp cho học sinh biết khám phá sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân; Giúp học sinh biết liên hệ sự hiểu biết về bản thân với thông tin về thị trường tuyển dụng lao động (TTTDLĐ), thông tin về ban học, ngành học hay nghề học ở các cơ sở đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học...) để xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT
Giúp giáo viên có được những kiến thức về tuyển sinh và rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự tìm hiểu thông tin về tuyển sinh từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thông qua chuyên đề, giúp các cán bộ và giáo viên trong trường hiểu rõ hơn về năng lực hướng nghiệp thực tế của học sinh cũng như nguyện vọng hướng học, hướng nghề của các em. Từ đó, có kế hoạch cải thiện chương trình hướng nghiệp tại cơ sở giáo dục và có kế hoạch hỗ trợ học sinh chọn hướng học, chọn nghề phù hợp
2. Mục tiêu học viên cần đạt được
- Nắm được các yêu cầu chuẩn bị tổ chức một buổi tư vấn hướng nghiệp cho nhóm học sinh
- Nắm được phương pháp tư vấn hướng nghiệp thông qua sử dụng các phương tiện và phiếu trắc nghiệm nghề nghiệp với học sinh
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
3. Phương pháp thực hiện chuyên đề
Thời gian: 08 tiết Không gian: Lớp học
Phương pháp tư duy: Nghiên cứu tài liệu, tài liệu về phát triển kinh tế, xã hội, thông tin, tin tức từ báo, đài
Phương pháp học tập: Học viên sẽ nghe giảng, tập sắm vai, trò chơi giáo dục, thảo luận chung trên lớp, thảo luận nhóm. Nếu có điều kiện, học viên có thể học theo nhóm để cùng làm các bài tập nhóm
Thực hành: Tổ chức tư vấn hướng nghiệp tại lớp chủ nhiệm có giáo viên dự và đánh giá
4. Tài liệu, sách giáo khoa
- Tài liệu bồi dưỡng "tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớm học sinh cấp trung học phổ thông" (Nguyễn Ngọc Tài chủ biên) Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012
- Tài liệu tập huấn đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2013
5. Nội dung chuyên đề
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC TƯ VẤN
Tổ chức tư vấn nhóm lớn là việc làm có tác dụng rất thiết thực để giúp học sinh định hướng học và chọn nghề vì thông qua buổi tư vấn nhóm lớn sẽ:
Nâng cao kiến thức hướng nghiệp và kiến thức tuyển sinh cho số đông học sinh trong cùng một thời gian; Tạo nhucầu tìm hiểu về hướng nghiệp cho học sinh ở các lớp chưa được hướng nghiệp; Tạo cơ hội để nhà trường phối hợp với Hội cha mẹ học sinh và/ hoặc các doanh nghiệp để giúp nâng cao kiến thức hướng nghiệp cho học sinh.
II. QUY MÔ BUỔI TƯ VẤN
Nhà trường có thể tổ chức buổi tư vấn theo quy mô toàn trường, toàn khối,2- 3 lớp cùng khối hoặc quy mô 1 lớp tùy theo điều kiện về các nguồn lực của nhà trường. Mỗi quy mô tư vấn đều có những yêu cầu nhất định. Vì vậy, việc hiểu rõ yêu cầu, thuận lợi và khó khăn của từng quy mô buổi tư vấn để từ đó lựa chọn quy mô tổ chức TVHN và TVTS cho phù hợp là rất cần thiết.
1. Tổ chức buổi tư vấn quy mô học sinh toàn trường
Thông thường, số lượng học sinh toàn trường rất đông nên nếu tổ chức buổi tư vấn với quy mô toàn trường cần phải có ít nhát 6 giáo viên hiểu rõ LTHN để giải thích và tư vấn hướng nghiệp, đồng thời cần có ít nhất một giáo viên hiểu rõ kiến thức tuyển sinh để tư vấn các vấn đề tuyển sinh. Do số lượng học sinh toàn trường đông và học sinh tham gia tư vấn có nhiều trình độ khác nhau, nên với quy mô này thì buổi tư vấn chỉ có thể đạt mục tiêu là cung cấp một số thông tin về hướng nghiệp và/hoặc thông tin về tuyển sinh. Cách cung cấp thông tin là qua những vở kịch ngắn phản ánh một số LTHN, cách tìm hiểu thông tin tuyển sinh... do học sinh biểu diễn với sự cố vấn và hướng dẫn về nội dung từ giáo viên: hoặc qua những câu chuyện thực tế trên báo chí hay những trải nghiệm cá nhân có liên quan đến chủ đề hướng nghiệp của cán bộ, giáo viên trong trường; và qua thông báo những thông tin cập nhật mới nhất về tuyển sinh từ trang chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), các cơ quan truyền thông và nhà xuất bản đáng tin cậy.
2. Tổ chức buổi tư vấn quy mô học sinh toàn trường
Việc tư vấn cho học sinh toàn khối thuận lợi hơn so với buổi tư vấn quy mô toàn trường do số lượng học sinh ít hơn, hơn nữa những học sinh trong cùng một khối được học cùng một chương trình, cùng lứa tuổi nên có nhận thức và những vấn đề quan tâm tương tự nhau. Do vậy, buổi tư vấn cho toàn khối có thể kết hợp ba mục tiêu 1/ Cung cấp LTHN và TVHN; 2/Trao đổi với khách mời từ doanh nghiệp về nghề nghiệp và tuyển dụng lao động, 3/ TVTS. Tuy nhiên, việc tổ chức tư vấn quy mô toàn khối cũng cần phải có ít nhất 6 giáo viên hiểu rõ LTHN để giải thích và tư vấn hướng nghiệp, đồng thời cần có ít nhất một giáo viên hiểu rõ kiến thức tuyển sinh để tư vấn các vấn đề tuyển sinh. Do vậy, trong trường hợp điều kiện không cho phép thì có thể bỏ bớt mục tiêu 2 hoặc 3 hoặc cả mục tiêu 2 và 3, nhưng nhất thiết phải có mục tiêu 1.
3. Tổ chức buổi tư vấn quy mô nhóm lớn gồm học sinh của 2 - 3 lớp trong cùng một khối
Đây là quy mô tư vấn nhóm lớn lí tưởng nhất, vừa tiết kiệm thời gian, vừa phù hợp với nguồn nhân lực và các nguồn lự khác của nhà trường nên việc thực hiện thuận lợi hơn, dễ cho hiệu quả cao hơn và dễ đạt được mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh hơn. Mục tiêu và cách tiến hành buổi tư vấn quy mô nhóm lớn gồm 2 hay 3 lớp cùng một khối cũng tương tự như cách tổ chức tư vấn quy mô toàn khối
4. Tổ chức buổi tư vấn quy mô nhóm học sinh của từng lớp
Quy mô tư vấn cho nhóm học sinh từng lớp hiệu quả nhất nhưng tốn thời gian và nhân lực nhiều nhất vì không phải giáo viên (GVCN) nào cũng có khả năng, kiến thức về hướng nghiệp và tuyển sinh để tự tiến hành buổi tư vấn. Trong nhiều trường hợp, cần có sự phối hợp giữa GVCN và cán bộ/giáo viên phụ trách hướng nghiệp của nhà trường để cùng tiến hành hoạt động. Như vậy, với thời khóa biểu học tập và công việc của nhà trường sẽ khó sắp xếp thời gian phù hợp để có thể thực hiện hình thức tư vấn cho tất cả các lớp
Chú ý: Các trường THPT cần cân nhắc các điều kiện thực hiện và mục tiêu cụ thể để tiến hành theo từng quy mô cho phù hợp. Tiến trình thực hiện và các yêu cầu, điều kiện để tư vấn ở các quy mô tư vấn về cơ bản là giống nhau. Trong mọi trường hợp, sự ủng hộ
và hợp tác chặt chẽ giữa Ban giám hiệu nhà trường với các GVCN, cán bộ/giáo viên phụ trách hướng nghiệp là rất cần thiết.
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Cơ sở vật chất
Tùy theo số lượng học sinh tham gia, điều kiện cần có là sân trường/hội trường/lớp học với không gian đủ rộng cho nhóm lớn học sinh tập hợp và di chuyển vào các nhóm nhỏ Có điện, hệ thống loa đài, âm thanh và đủ micro cho (nhóm) tư vấn viên Tư vấn viên có
thể là các cán bộ hoặc giáo viên trong trường hoặc được mời từ nơi khác hoặc kết hợp cả hai, người dẫn chương trình (nếu cần) và học sinh sử dụng khi trao đổi hoặc đặt câu hỏi.
Nếu tổ chức trong hội trường hay lớp học thì nên có máy chiếu, bảng đen và phấn, hoặc bảng trắng và bút viết bảng, các tranh LTHN trên máy tính để trình chiếu
Nếu tổ chức buổi tư vấn ở ngoài trời thì cần in các tranh LTHN trên khổ giấy lớn để giới thiệu cho học sinh; (các tranh lí thuyết hướng nghiệp bao gồm: Mô hình lập kế hoạch nghề, lí thuyết cây nghề nghiệp, mô hình lí thuyết hệ thống, 6 nhóm tính cách của mật mã Holland)
Tùy điều kiện không gian, có thể có bàn ghế cho nhóm TVV, người dẫn chương trình (nếu có), khách mời chia sẻ về nghề nghiệp và TTTDLĐ, lãnh đạo nhà trường và học sinh.
2. Phương pháp thực hiện
Phiếu trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lí thuyết mật mã Holland (phụ lục 1)
Phiếu khảo sát về hướng nghiệp và tuyển sinh (phụ lục 2)
Tài liệu tham khảo cho học sinh dùng sau buổi tư vấn (có thể là nội dung các LTHN đã hướng dẫn). Ngoài ra, nếu thực hiện buổi tư vấn trong hội trường hay trong lớp thì cần có thêm:
Slides cảu bài giới thiệu các LTHN và các tài liệu về thông tin tuyển sinh Có máy tính nối mạng internet để cập nhật thông tin tuyển sinh
Nếu buổi tư vấn được thực hiện ở ngoài sân trường thì cần có thêm: Các tranh LTHN khổ to
3. Cán bộ và giáo viên
Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ giáo viên tham gia tổ chức và thực hiện buổi tư vấn phải là những người tâm huyết với CTHN, ủng hộ và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của buổi tư vấn.
Ban tổ chức buổi tư vấn nên có sự hiện diện của đại diện Ban giám hiệu. Các thành viên tham gia tổ chức và thực hiện cần hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của bản thân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện và hỗ trợ sau buổi tư vấn.
GVCN cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, đặc biệt là trắc nghiệm sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lí thuyết mật mã Holland để hỗ trợ học sinh làm trắc nghiệm. Đồng thời, GVCN cần hiểu rõ mục đích và yêu cầu phân chia học sinh vào bốn nhóm theo kết quả học tập.
TVV có thể là cán bộ, giáo viên trong trường hoặc được mời từ bên ngoài. Điều kiện tiên quyết là TVV phải có kiến thức vững về LTHN, có khả năng giúp học sinh làm trắc nghiệm về sở thích và khả năng nghề nghiệp theo lí thuyết mật mã Holand và vận dụng kết quả trắc nghiệm vào công tác lập kế hoạch nghề. TVV còn phải nắm kiến thức về TTTDLĐ ở trong vùng, quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, TVV phải có nhạy cảm về giới và cũng phải biết được những thông tin cập nhật liên quan đến vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp hàng năm, có một số kiến thức về tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương để TVHN cho học sinh được sát với thực tế. Cuối cùng, TVV phải biết rõ các ngành đào tạo hiện nay tại các trường cao đẳng, đại học, trung sơ cấp... và là người có kiến