Mục Tiêu Học Viên Cần Đạt Được Sau Khi Học Chuyển Đề


Sự phát triển của CNTT hỗ trợ nhà trường tìm kiếm thông tin để thực hiện tốt GDHN, tư vấn nghề cho học sinh.

Hình thức GDHN phong phú: qua tích hợp lồng ghép, qua hoạt động ngoại khóa, qua hội thảo,…

Khó khăn:

Đội ngũ giáo viên thực hiện công tác GDHN không được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về hoạt động GDHN nên phương pháp GDHN chưa hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên thực hiện GDHN chủ yếu là kiêm nhiệm nên còn có tư duy chỉ tập trung đầu tư cho chuyên môn chính, chưa có nhận thức đúng về vai trò, lợi ích của GDHN.

Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chưa tạo điều kiện để nhà trường THPT phối hợp thực hiện GDHN qua hoạt động trải nghiệm.

7. Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả Thầy/ Cô có đề xuất gì? (cách quản lý cần đổi mới thế nào? Cần có thêm các điều kiện gì?

Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả, trường THPT Tân Trào xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò quan trong của GDHN.

- Phân công phân nhiệm rõ ràng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo nhà trường.

- Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên làm nhiệm vụ GDHN.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với trung tâm GDHN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường nghề trên địa bàn.

--------------------


Phụ lục 1.7.4. PHIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


Họ tên người được phỏng vấn: H.M.C

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác : Trường THPT Ỷ La


1. Trường Thầy Cô có lập kế hoạch GDHN cho HS riêng không? Nếu không thì vì sao? Nếu có thì Thầy Cô có thể mô tả hoặc cung cấp bản kế hoạch GDHN của trường mình không? (Cung cấp bản SCAN gửi qua mail)

- Nhà trường có lập kế hoạt cho hoạt động GDHN

- Mô tả: Lập kế hoạch GDHN cho học sinh với các công việc cụ thể như sau:

I. Mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực)

II. Cách thức tổ chức HĐGD (Thời lượng – GV dạy HN – số tiết – định hướng tổ chức)

III. Nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng (đối với từng chủ đề trong cả 3 khối)

IV. Đánh giá kết quả học tập của học sinh (các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực).

2. Trong quản lý hoạt động GDHN ở trường mình, thầy cô đã làm những gì để:

2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDHN?

- Căn cứ vào các văn bản như PPCT bộ môn giáo dục hướng nghiệp;

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn GHDN;

- Kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài có đúng với PPCT của bộ môn GDHN;

- Tham dự một số buổi (tiết GDHN) theo kế hoạch để nắm bắt khó khăn, thành tích, nội dung của hoạt động GDHN.

2.2. Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức GDHN?

- Duyệt kế hoạch giảng dạy bộ môn GDHN;

- Qua hệ thống minh chứng như hình ảnh, sản phẩm của học sinh…;

- Tham dự một số buổi (tiết GDHN hoặc hoạt động GDHN) theo kế hoạch.

2.3. Quản lý hoạt động học tập của HS trong GDHN?

- Qua phần mềm SMAS (điểm danh học sinh)

- Qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy, Đoàn thanh niên

2.4. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN?

- Kết quả báo cáo trúng tuyển ĐH, CĐ, TCTN, thống kê về vị trí việc làm của hs tốt nghiệp THPT (của trường sở tại).

3. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS thông qua hợp tác với trung tâm GDNN – GDTX ở địa phương?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong xây dựng Chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;


Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác, sử dụng các Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông;

Khuyến khích, tạo Điều kiện để các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Nội dung phối hợp GDHN?

+ Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

+ Kết hợp tổ chức các hoạt động GDHN, tìm hiểu về cả kiến thức cơ bản lẫn kỹ năng thực hành.

+ Kết hợp tổ chức cho học sinh học trải nghiệm một số nghề cụ thể khi còn đang học THPT (thợ điện, hàn, nấu ăn, tin học…)

+ Tổ chức tư vấn việc làm.

- Hiệu quả của sự phối hợp GDHN cho HS?

+ Qua việc được học tại trung tâm GDHN học sinh có cơ hội được làm kiểm chứng kiến thức qua thực tế, sáng tạo trên vật liệu thật.

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành, phát huy được năng lực sở trường của cá nhân nhận ra ngành nghề phù hợp với bản thân

4. Thầy Cô đánh giá thế nào về việc quản lý hoạt động GDHN cho HS THPT thông qua

các hoạt động trải nghiệm ở các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ở địa phương mình?

- Cơ chế phối hợp thế nào?

Về công tác quản lý HĐHN cho hs THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm mới dừng ở bước đầu như là đặt mục tiêu; lên kế hoạch liên hệ, phối hợp còn lại khâu triển khai nội dung thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động trải tại các cơ sở sản xuất vẫn chưa có hiệu quả.

5. Trong quản lý GDHN ở trường mình khâu tổ chức , phân công các lực lượng tham gia GDHN được thực hiện như thế nào? (huy động những ai tham gia? Phân công thực hiện nhiệm vụ ra sao? Vai trò của từng lực lượng trong hoạt động GDHN thế nào?

Tại trường THPT Ỷ la, tại khâu tổ chức, phân công nhiệm vụ được tiến hành như sau:

Sau khi có hội nghị triển khai công tác năm học mới, Hiệu trương căn cứ vào các văn bản pháp quy, tình hình thực tế tại cơ quan để dự kiến phân công nhiệm vụ cụ thể trong đó có phân công CM.

+ Trước tiên sẽ thành lập nhóm GDHN gồm các giáo viên các bộ môn còn thiếu định mức, GVCN, Giáo viên làm công tác đoàn, tổ chức Thanh niên…

+ Phân công nhiệm vụ: lên kế hoạch (PPCT) phù hợp với địa phương; phụ trách các khối, lớp, phụ trách các chủ đề, phụ trách liên hệ cơ sở, phụ trách quản lý học sinh ….


+Vai trò của từng lực lượng trong hoạt động hướng nghiệp: nếu nói đến vai trò của lực lượng tham gia trong HĐHN trong nhà trường thì chủ yếu có:

BGH chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; GV dạy hướng nghiệp cung cấp kiến thức theo chuẩn KTKN; GVCN, GVBM quản lí học sinh, phối hợp định hướng nghề nghiệpcho hs. Đoàn TN quản lý, tư vấn nghề nghiệp cho hs thông qua các chương trình của đoàn

6. Trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, quản lý GDHN cho HS THPT có những thuận lợi gì? Khó khăn gì?

* Thuận lợi:

Cơ sở vật chất của các nhà trường được trang cấp đầy đủ những danh mục thiết bị tối thiểu để đảm bảo cho việc dậy và học.

Tại trường THPT Ỷ La, giáo viên 100% đạt từ chuẩn trở lên, trong đó có 8/57 gv đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo chiếm 14%

Hàng năm tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt từ 90% trở lên đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao để vào thị trường lao động nếu phát huy tốt vai trò GDNN - GDHN. Khoảng 60% học sinh có nhận thức TB khá, có ý chí phấn đấu, định hướng cho tương lai.

* Khó khăn

Đại đa số các trường THPT chưa có vườn trường thực hành, xưởng thực hành Thiết bị tại các phòng thí nghiệm, phòng thực hành không còn chính xác.

Giáo viên giảng dạy hướng nghiệp đều là giáo viên kiêm nhiệm không có chuyên môn về hướng nghiệp.

Khoảng 40% học sinh đến trường chưa xác định được mục tiêu, động cơ và thái độ học tập

7. Để quản lý GDHN cho HSTHPT hiệu quả Thầy/ Cô có đề xuất gì? (cách quản lý cần đổi mới thế nào? Cần có thêm các điều kiện gì?

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần được mở và linh hoạt hơn

Có thể tổ chức tư vấn hướng nghiệp với thành phần gồm: Hs, phụ huynh, đại diện chính quyền địa phương trong vùng tuyển sinh, giáo viên nhà trường, doanh nghiệp tham gia

Đa dạng hóa tổ chức hướng nghiệp bằng các hội chợ, cuộc thi rung chuông vàng, thi vẽ tranh, sân khấu hóa tìm hiểu ngành nghề….

Tổ chức dạy học trải nghiệm, vì dạy học trải nghiệm làm cho học sinh được tiếp cận thực tế và chia sẻ kinh nghiệm hơn. Cơ hội tiếp cận tình huống có vấn đề nhiều hơn kích thích học sinh sáng tạo và ứng dụng nhiều hơn.

Quản lý GDHN cần chú ý đến bồi dưỡng đội ngũ GV trực tiếp dạy GDHN về cả kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế về ngành nghề, có chế độ ưu đãi với GVHN

--------


PHỤ LỤC 2

Phụ lục 2.1

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CÁC MODUL BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN

Hình thức

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần trang bị

Môdul 1

Hoạt động giáo dục chung

Kiến thức

Mục đích, mục tiêu, nội dung giáo dục hướng nghiệp; Các năng lực hướng nghiệp cần đạt của học sinh;

Lập kế hoạch hướng nghiệp có nhạy cảm giới;

Các lý thuyết hướng nghiệp có nhạy cảm giới;

Thông tin về các hệ thống trường nghề, đại học, cao đẳng, trung cấp; Thị trường tuyển dụng lao động.

Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về hướng nghiệp vào

thực tiễn

Môdul 2 Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Có kiến thức về:

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia; Xu hướng phát triển nghề;

Thế giới nghề nghiệp và kiến thức về một số nghề phổ biến;

Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

theo hướng tích cực;

Kiến thức về giới và bình đẳng giới trong hướng nghiệp; Nội dung và phương pháp tư vấn hướng nghiệp.

Có kỹ năng:

Lập kế hoạch giảng dạy (năm học, học kì, bài học); Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học

Tổ chức giao lưu, tọa đàm và hoạt động ngoại khóa, Tổ chức tham

quan;

Đánh giá kết quả bằng phiếu kết quả giáo dục hướng nghiệp;

Cập nhật thông tin hướng nghiệp từ mạng lưới chuyên nghiệp và từ

internet;

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin, lập kế hoạch nghề nghiệp.

Môdul 3 Hướng nghiệp qua các môn

văn hóa

Có kiến thức về: Các nghề liên quan tới môn văn hóa.

Có kỹ năng: Tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp có nhạy cảm giới vào môn văn hóa đang giảng dạy.

Môdul 4 Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông và lao động sản

xuất

Có kiến thức về:

Mục đích và ý nghĩa của hoạt động giáo dục nghề phổ thông; Kiến thức chuyên sâu về nghề phổ thông đang dạy;

Đặc điểm và yêu cầu của các nghề; Nội dung giáo dục lao động;

Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ

thông;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 31


Hình thức

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần trang bị


Đánh giá kết quả học nghề phổ thông.

Có kỹ năng:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sở thích, khả năng nghề nghiệp, đặc điểm, yêu cầu của nghề và rèn luyện kĩ năng thiết yếu;

Lập kế hoạch dạy nghề phổ thông có nhạy cảm giới;

Dạy lý thuyết nghề có nhạy cảm giới và hướng dẫn, tổ chức thực hành nghề;

Làm, sử dụng và khai thác các thiết bị và đồ dùng dạy học;

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nghề phổ

thông;

Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Môdul 5 Hướng nghiệp qua các hoạt động trải nghiệm,ngoại

khóa thăm quan trong và ngoài nhà trường

Có kiến thức về:

Tổ chức hoạt động trải nghiệm,tham quan, ngoại khóa; Đặc điểm về một số nghề tại địa phương.

Có kỹ năng:

Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm,tham quan, ngoại khóa; Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp;

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin khi tham gia hoạt động trải nghiệm,tham quan, ngoại khóa và so sánh thông tin thu được với sở

thích và khả năng của bản thân.


Phụ lục 2.2

Chuyên đề 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

CỦA TỈNH TUYÊN QUANG CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ HIỆN NAY VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC LAO ĐỘNG


1. Giới thiệu khái quát nội dung

Chuyên đề cung cấp cho giáo viên hiểu biết về tình hình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tình hình lao động việc làm, khả năng đào tạo, quy mô các trường đào tạo nghề, cao đẳng đại học nhằm giúp người học có thêm kiến thức tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và nhu cầu nhân lực lao động trong khu vực.

2. Mục tiêu học viên cần đạt được sau khi học chuyển đề

- Nắm được tình hình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp tại trường THPT trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận

- Nắm được tình hình cơ cấu ngành nghề hiện nay và nhu cầu nhân lực ở địa phương.

3. Phương pháp thiện hiện chuyên đề

Thời gian: 08 tiết Không gian: Lớp học

Phương pháp tư duy: Nghiên cứu tài liệu, tài liệu về phát triển kinh tế, xã hội, thông tin, tin tức từ báo, đài.

Phương pháp học tập: Học viên nghe giảng, thảo luận chung trên lớp.

4. Nội dung chuyên đề

4.1. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp tại trường THPT

Các em học sinhđang học tập tại lớp 12 của Tuyên Quang cơ bản đạt được những thành tích học tập tốt. Năm nào cũng có học sinh tham dự Kỳ thi học sinh giỏi các cấp, đối với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các em đều dành giải cao và được tuyển thẳng vào các trường đại học trên toàn quốc. Tuy nhiên các em học sinh có xu hướng học tốt các môn học liên quan đến Khoa học xã hội hơn là các bộ môn liên quan đến Khoa học tự nhiên". Phần lớn các em học sinhlớp 12 đã có suy nghĩ về những ngành nghề mà mình sẽ làm sau này. Khi được hỏi về những ngành mong muốn được làm, các em thường nghĩ đến những ngành: giáo viên, bác sỹ và công an. Đó là sản phẩm của quá trình định hướng nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục, đào tạo của nhà trường cũng như gia đình, xã hội đối với các em. Tương lai của các em qua mô tả khá giống nhau, và ít thông tin vềnhững ngành nghề khác như làm doanh nhân hay nhà nghiên cứu khoa học, luật sư, nhà nông nghiệp học... Tâm lý học để làm cán bộ, công chức, viên chức đã hình thành ngay từ khi các em ngồi trên ghế nhà trường THPT.

Phần lớn các hoạt động định hướng nghề nghiệp rất hạn chế và hiệu quả đem lại cho người học chưa cao. Hoạt động định hướng nghề nghiệp không đủ sức định hướng cho người học biết rõ về ngành học sắp tới cũng như không cung cấp nhiều thông tin để các em có thể hình dung ra ngành học của mình sau này. Các em học sinh lớp 12củatỉnh Tuyên Quang sau khi được hỏi đã cho biết có hoạt động "Lồng ghép với các môn học ở trường" đạt 30%, hoạt động "Tọa đàm, hội họp, các buổi nói chuyện" đạt gần 20%, còn lại các hoạt động khác tỷ lệ các em được tham gia rất thấp, hầu như không đáng kể.


4.2. Tình hình cơ cấu ngành nghề hiện nay và nhu cầu nhân lực lao động ở địa phương

Một là, nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc ở khu vực Nhà nước đang giảm rõ rệt nhưng việc tuyển sinh và đào tạo HSSV phục vụ cho lao động khu vực này không hề giảm. Khả năng điều tiết trong đào tạo lao động nói riêng và lao động toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung đang không hoạt động hiệu quả. Nguyên nhân là do xu hướng nở rộ của các trường đào tạo nghề, TCCN, cao đẳng, đại học và cuộc chạy đua bằng cấp bất kể ra trường có xin được việc làm hay không.

Hai là, đào tạo cử tuyển cho con em đồng bào tỉnh Tuyên Quang.cần được tính toán lại dựa trên nhu cầu lao động trong tương lai của từng địa phương (xã, huyện, tỉnh), để có lộ trình cử HSSV đi đào tạo đảm bảo có việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Chất lượng đào tạo theo hình thức cử tuyển cần được nâng cao, cập nhật các ngành địa phương cần lao động.

Ba là, các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung còn hạn chế. Các em hầu như không được trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin lao động việc làm dẫn đến tâm lý lo lắng, bị động trước khi đòi hỏi của nhà tuyển dụng.

Bốn là, trình độ lao động của người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa cao, hầu hết sau khi tuyển dụng được sắp xếp vị trí cán sự và tương đương, địa chỉ công tác rơi vào cấp huyện, cấp xã là chủ yếu. Số lượng chưa chuẩn về ngạch bậc và vị trí việc làm còn tương đối cao.

4.3. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thuộc khu vực Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá phát triển kinh tế tại địa phương. Doanh nghiệp có lớn mạnh, sản xuát trao đổi hàng hóa tăng nhanh mới tạo ra nguồn thu từ thuế của người dân. Doanh nghiệp cũng là khu vực thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng lao động của khu vực doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt so với yêu cầu của khu vực quản lý nhà nước.

Trong khi khu vực Nhà nước tuyển dụng dựa trên bằng cấp được đào tạo của người lao động thì chủ doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động thường quan tâm nhiều đến trình độ lao động, năng suất lao động, kỹ năng trong thực hiện các thao tác, mức độ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, chi phí phải trả cho người lao động. Do đó nhu cầu tuyển dụng lao động trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất, kinh doanh, chế biến mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng nào thì tuyển dụng lao động có kỹ năng về lĩnh vực đó. Kỹ năng mà người lao động có được không nhất thiết phải được đào tại ở trường đại học. Nó có thể là kinh nghiệm tích lũy được tỏng quá trình học nghề hay tại một khóa học ngắn hạn nào đó. Tuy nhiên việclao động được đào tạo chuyên môn cao từ các trường cao đẳng, đại học tham gia vào khu vực doanh nghiệp sẽ là tín hiệu đáng mừng để nâng cao mức độ chuyên nghiệp, kỹ thuật cao trong sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hóa.

Tại tỉnh Tuyên Quang đến thời điểm hiện tại có hơn 1000 doanh nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên có đến trên 85% là doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bán lẻ vật liệu xây dựng. Trong khi thế mạnh của tỉnh Tuyên Quangđược xác định là sản xuất Nông lâm nghiệp (các cây, con chủ lực: Cây cam sành, gỗ nguyên liệu, cây chè, cây lạc, con trâu, cá đặc sản) thì doanh nghiệp hoạt động lại chỉ tập trung vào xây dựng công trình, kinh doanh vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng địa phuong trong thời gian ngắn. Việc hoạt động của các doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang gần như không được định hướng theo cơ cấu phát triển kinh tế -

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí