Đối Với Chính Quyền Ubnd Tỉnh Tuyên Quang, Ubnd Các Huyện Và Thành Phố


bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục, hoạt động GDHN và quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang còn bộc lộ những hạn chế. Nhận thức về quản lý GDHN có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức, ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả GDHN. Các trường THPT chưa đầu tư thích đáng về quản lý hoạt động GDHN cả thời gian và trí tuệ để làm sinh động hoạt động GDHN, chưa cuốn hút HS yêu thích các giờ GDHN cũng như các giờ sinh hoạt ngoại khóa về công tác GDHN. Công tác GDHN chưa thực sự đổi mới về nội dung, phương pháp, thiếu tính toàn diện, các tài liệu phục vụ cho công tác hướng nghiệp còn nghèo nàn, cùng với đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp một mặt kiêm nhiệm, mặt khác thiếu kinh nghiêm giảng dạy nên giờ GDHN chỉ bám vào kiến thức tài liệu thiếu tính thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng GDHN. Sự phối hợp các tổ chức tham gia quản lý GDHN chưa được tiến hành một cách đồng bộ, ăn khớp, còn rời rạc, chưa sẵn sàng tham gia hoạt động GDHN. Hoạt động quản lý GDHN của người đúng đầu đơn vị trường học chưa có sư phối hợp một cách tốt nhất, chưa gắn với các CSSX, doanh nghiệp... để thúc đẩy hoạt động GDHN, chưa làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá và tổng kết hoạt động GDHN trong từng giai đoạn nhất định. Hầu hết lực lượng tham gia công tác GDHN trong các trường THPT của tỉnh Tuyên Quang đều chưa được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về GDHN nên hiệu quả công tác còn rất hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch, các quy định, chế độ kiểm tra đánh giá về công tác này chưa được đề cập đến một cách cụ thể trong kế hoạch hàng năm của nhà trường.

Bên cạnh đó, sự quan tâm, phối hợp của Hội cha mẹ học sinh, và các lực lượng xã hội khác đối với công tác này vẫn còn mờ nhạt. Mối quan hệ liên kết với nhau giữa nhà trường - gia đình - các CSSX và các lực lượng xã hội khác để thực hiện tốt công tác GDHN còn lỏng lẻo. Tình trạng học sinh không được tư vấn về nghề nghiệp một cách cụ thể và khoa học nên việc lựa chọn nghề mang tính không khoa học, thụ động vần còn khá phổ biến.

Vì vậy, trong bối cảnh đổi mới giáo dục, bên cạnh tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác GDHN và quản lý hoạt động GDHN trong nhà trường Trung học phổ thông ngày càng cần thiết.

(3) Các nhóm giải pháp quản lý được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực


tiễn được triển khai sẽ tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc của GDHN THPT nhằm làm cho GDHN THPT thực sự được tổ chức một cách hệ thống và đồng bộ hơn. Các nhóm giải pháp quản lý đã được trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và khả thi; đồng thời được tổ chức thử nghiệm 01 giải pháp để khẳng định về hiệu quả của chúng. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm đã khẳng định các giải pháp đề xuất là quan trọng, cần thiết, khả thi và phù hợp với đặc điểm của tỉnh Tuyên Quang. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động Giáo dục - Đào tạo cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh Tuyên Quang, có thể có một số thay đổi hoặc điều chỉnh về các chủ trương, qui định của ngành, nên trong quá trình thực hiện các giải pháp trên sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Với các kết quả trên cho thấy tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu, đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, chứng minh được giả thuyết khoa học đặt ra, đặt được mục đích nghiên cứu;

2. Khuyến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Để hoạt động GDHN cho học sinh THPT cũng như quản lý hoạt động GDHN cho học sinh được triển khai hiệu quả, xin có một số khuyến nghị sau:

2.1 Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 25

- Chỉ đạo, đầu tư tài chính, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các đầu tư về hướng nghiệp nên có tính độc lập, không phụ thuộc vào các lĩnh vực khác vì bản thân công tác GDHN đòi hỏi cần có nguồn tài chính riêng thì mới phát huy hết chức năng nhiệm vụ.

- Sớm tổ chức bồi dưỡng GV và CBQL trường THPT về yêu cầu và phương thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, trong đó có nội dung bồi dưỡng thực hiện chương trình “ Hoạt đông trải nghiệm và hướng nghiệp”, để GV và CBQL có năng lực triển khai GDHN cho HS hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước.

2.2. Đối với chính quyền UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND các huyện và thành phố

- Ban hành chính sách địa phương ưu đãi dành cho giáo viên hướng nghiệp và học sinh tham gia hướng nghiệp như miễn học phí học nghề phổ thông cho học sinh, tạo cơ chế để các trường phổ thông phối hợp với các CSSX, doanh nghiệp trong hoạt động GDHN cho học sinh.


- Chỉ đạo các Sở, Ngành, nhất là Đài Phát thanh & Truyền hình, Sở Thông tin & Truyền thông tuyên truyền công tác hướng nghiệp; Chỉ đạo Sở Lao động- Thương Binh và Xã hội thường xuyên cung cấp dữ liệu về nhu cầu nhân lực của tỉnh cho các trường phục vụ GDHN.

- Chỉ đạo các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh một mặt hỗ trợ cho nhà trường thực hiện các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho HS, cung cấp thông tin nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực cho các trường học, một mặt hỗ trợ thêm kinh phí cho các trường thực hiện tốt công tác này.

- Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở dạy nghề, các trường TCCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh…, hình thành mối quan hệ liên kết với các trường Trung học phổ thông trong các hướng nghiệp, dạy nghề; Có kế hoạch sử dụng học sinh sau hướng nghiệp và dạy nghề, đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề và đào tạo nghề của Tỉnh.

2.3. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Tuyên Quang

Cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và giám sát việc triển khai và thực hiện chương trình GDHN ở các trường THPT; thành lập Ban chỉ đạo GDHN cấp Tỉnh để chỉ đạo trực tiếp Ban GDHN ở các trường phổ thông và các TTGDNN-GDTX.

Có kế hoạch tham mưu với các cơ quan hữu quan khác huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác GDHN, hỗ trợ kinh phí bằng nguồn XHH cho hoạt động GDHN.

Hàng năm cần đánh giá công tác GDHN ở các trường và có chính sách khen

thưởng đối với những đơn vị thực hiện tốt công tác GDHN cho học sinh.

2.4. Đối với các trường THPT tỉnh Tuyên Quang

- Triển khai áp dụng các giải pháp quản lý được đề xuất trong luận án vào thực tiễn;

- Các trường THPT chủ động trong tạo lập và giữ mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên với trung tâm GDNN-GDTX, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN.


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Vũ Đình Hưng, (2016) Tổng Quan nghiên cứu về Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT, Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số 128, tháng 4 năm 2016, tr.88

2. Vũ Đình Hưng, (2017), Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 12, tháng 12 năm 2017, tr.44

3. Vũ Đình Hưng, (2018), Kinh nghiệm quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ở một số nước trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam trong bối cảnh đổi mới Giáo dục hiện nay, Tạp chí Dạy và học ngày nay, Số tháng 7 năm 2018, tr.12

4. Vũ Đình Hưng, (2018), Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số tháng 7 năm 2018, tr.84

5. Vũ Đình Hưng, (2018), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục và xã hội, Số đặc biệt, tháng 8 năm 2018, tr.388

6. Vũ Đình Hưng, (2018), Solutions of vocational educational management for high school pupils at Tuyen Quang province in the context of innovative education, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số 9, tháng 9 năm 2018, tr.41


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Đặng Danh Ánh (2002), "Quan điểm mới về giáo dục hướng nghiệp", Tạp chí Giáo dục, số 38 tháng 10/2002.

2. Đặng Danh Ánh (2002), "Hướng nghiệp trong trường phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 42 tháng 12/2002.

3. Đặng Danh Ánh (2010), GDHN ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin.

4. Nguyễn Như Ất (2005), "Vấn đề phương pháp luận xây dựng nội dung giáo dục hướng nghiệp trường phổ thông ở Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Đối thoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho GDHN tại Việt Nam.

5. Đào Thanh Âm -Hà Nhật Thăng 1998), Lịch sử Giáo dục thế giới, NXB Giáo

dục, Hà Nội

6. Ban chấp hành TW Đảng, (2013), Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo.

7. Ban chấp hành TƯ Đảng khoá VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Tài liệu Tập huấn Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục cấp THPT được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ -BGD&ĐT

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đổi mới GDHN trong trường trung học

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hoạt động GDHN lớp 10, 11, 12. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), GDHN qua giáo dục nghề phổ thông. Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016),Thông tư số 01/2016/TT-BGD&ĐT về Nhiệm vụ theo dõi kết quả GDHN qua thống kê phân luồng học sinh đã tốt nghiệp. Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình giáo dục tổng thể, ban hành theo thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (1991) Quyết định số 1827/QĐ ngày 7 tháng 8 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp - dạy nghề, Hà Nội.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 25/2000/QĐ-BGD&ĐTcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Trọng Bảo, Đoàn Chi (1989), Một số vấn đề về Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Phạm Đức Chính (2011), Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý giáo dục, (23).

20. Nguyễn Phúc Chỉnh (2008), GDHN ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí giáo dục Đại học Thái Nguyên, 191(6),tr.13-14.

21. Trịnh Văn Cường, (2013), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Đại Học Thái Nguyên

22. Chính phủ, (1981), Quyết định số 126/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 19 tháng 3 năm 1981 về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường, Hà Nội.

23. Dự án VVOB Việt Nam, (2013), Tài liệu Quản lý hướng nghiệp ở cấp trung học (2013), Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

24. Phạm Tất Dong - Trần Mai Thu - Phạm Thị Thanh (2005), Tài liệu bồi dưỡng GV - Hoạt động GDHN, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Dũng (2000), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.


26. Nguyễn Hữu Dũng (2005) - Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

27. Vũ Mộng Đoá (2011), Tham vấn nghề nghiệp:Khái niệm và các lý thuyết tiếp cận. Báo cáo khoa học Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Tâm lý học đường ở Việt Nam, NxB Đại học Huế.

28. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

29. Nguyễn Minh Đường (2009), “Liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – Một xu thế thời đại”, Tạp chí Khoa học giáo dục (50)

30. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

31. Phạm Minh Hạc (2001), Tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng IX, Tài liệu tập huấn Trung tâm lao động - Hướng nghiệp, Hà Nội.

32. Trương Thị Hoa (2011), Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Khoa học giáo dục, (66).

33. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục,

NXB Đại học sư phạm

34. Học viện Quản lý giáo dục, (2015), Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục

Việt Nam

35. Nguyễn Văn Hộ - Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động GDHN và giảng dạy kỹ thuật trong trường THPT, NXB Giáo dục

36. Lê Văn Hồng (chủ biên, 2002), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Lê Hương (2000), “Một số nét đặc trưng của lứa tuổi thanh niên”, Tạp chí Tâm lí học, số 2.

38. Bùi Văn Hưng, (2013),Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, Đại học Quốc gia Hà Nội

39. Phạm Đăng Khoa (2009), Giáo dục hướng nghiệp - Thực trạng và kiến nghị.

Tạp chí Khoa học giáo dục, (217), tr.17-49.


40. Phạm Đăng Khoa (2010), Mô hình tổ chức GDHN tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học giáo dục, 56(5).

41. Phạm Đăng Khoa, (2016),Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho HSTHPH theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

42. Phạm Văn Khanh (2014). GDHN trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT khu vực Trung Nam Bộ.

43. Trần Kiểm (2017), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

44. Kôn.I.X (1987), Tâm lí học thanh niên, NXB Trẻ (Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp dịch).

45. Đỗ Thị Bích Loan (2012), Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục hướng đến xã hội học tập, Kỷ yếu Hội thảo Hướng tới đổi mới nền giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

46. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

47. Phạm Ngọc Linh (2013), Tư Vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, Luận án tiến sỹ, Học viện Khoa học Xã hội.

48. K. Mác (1960), Suy nghĩ của thanh niên khi chọn nghề, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Muler P.H (2003), Các lí thuyết về tâm lí học phát triển, NXB Văn hóa -

Thông tin, Hà Nội.

50. Lưu Xuân Mới (2003), Giáo dục hướng nghiệp ở Cộng hòa Pháp, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, (94), tr.42-43.

51. Phan Văn Nhân (2012), Phát triển chương trình GDHN theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học giáo dục, (80).

52. Phan Văn Nhân (2010), Lập kế hoạch quản lý sự thay đổi trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Tạp chí Khoa học giáo dục.

53. Phan Văn Nhân (2010), Dự báo xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp,

Tạp chí Khoa học giáo dục.

54. Phan Thị Tố Oanh (1996), Nghiên cứu nhận thức nghề và lựa chọn nghề của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023