Nội Dung, Phạm Vi, Đối Tượng Và Thời Gian Thử Nghiệm Nội Dung Thử Nghiệm:


nhất (64,21%). Điều này chứng tỏ Nâng cao năng lực GDHN cho giáo viên và nhân viên chuyên trách – lực lượng trực tiếp thực hiện GDHN cho HS cần được quan tâm bồi dưỡng. Nhất là trước yêu cầu triển khai chương trình GDPT mới thì việc tổ chức bồi dưỡng cho GV, NV thực hiện GDHN lại càng cần thiết để giúp họ cập nhật được những vấn đề mới, có kiến thức, kỹ năng và năng thực thực hiện hoạt động GDHN cho HS hiệu quả.

- Có 58,8% ý kiến đánh giá nhóm giải pháp 3 có mức độ khả thi, trong đó giải pháp về Nâng cao năng lực GDHN cho giáo viên và nhân viên chuyên trách có mức độ khả thi cao nhất (61.25 %), tương đồng với kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của giải pháp này.

d) Giải pháp thứ tư: Xây dựng kênh thông tin phản hồi thông qua chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

- Có 70% ý kiến đánh giá là cần thiết, trong đó nội dung: Xây dựng bộ khung đánh giá hiệu quả công tác quản lý các hoạt động GDHN theo định hướng phát triển nhân lực của địa phương có tính cần thiết cao nhất (71,47%), chứng tỏ các đối tượng điều tra đã thể hiện sự quan tâm nhiều nhất cho các hoạt động triển khai, tổ chức GDHN trên thực tế và coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý có vai trò định hướng cho việc quản lý GDHN ở các trường THPT.

- Có 65,5 % ý kiến đánh giá giải pháp có mức độ khả thi, trong đó nội dung giải pháp về Xây dựng bộ khung đánh giá hiệu quả công tác quản lý các hoạt động GDHN theo định hướng phát triển nhân lực của địa phương có mức độ khả thi cao nhất (66,90%),

Kết quả khảo nghiệm trên đây đã phản ánh phần nào thực trạng nhận thức và thực hiện các hoạt động GDHN và quản lý GDHN cho HS THOT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Điều đó giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn vững chắc để triển khai thử nghiệm tiếp theo.

3.3.2. Thử nghiệm‌

3.3.2.1. Mục đích thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm nhằm khẳng định mức độ cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả của các giải pháp đã được đề xuất thông qua việc áp dụng một giải pháp quản lý hoạt động GDHN cho HS trường THPT; theo đó chứng minh giả thuyết khoa học đặt ra.


3.3.2.2. Nội dung, phạm vi, đối tượng và thời gian thử nghiệm Nội dung thử nghiệm:

Dựa vào kết quả khảo nghiệm giải pháp về Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực cho giáo viên và nhân viên ở các trường trung học phổ thông về GDHN cho học sinh. Trong đó nội dung giải pháp về: Nâng cao năng lực GDHN cho giáo viên và nhân viên chuyên trách có 64,21 % ý kiến đánh giá là cần thiết (chiếm tỉ lệ cao nhất); và có 61,25 % ý kiến đánh giá là khả thi (tỷ lệ cao nhất ), tương đồng với kết quả khảo sát về tính cần thiết của giải pháp này. Do đó, tác giả lựa chọn thử nghiệm một nội dung trong giải pháp 3 là "Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực cho giáo viên và nhân viên ở các trường trung học phổ thông về GDHN cho học sinh". Trong các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, tác giả chọn một nội dung là "Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDHN cho giáo viên" trong đó lựa chọn modul 2: Bồi dưỡng Năng lực hướng nghiệp trong hoạt động GDHN để tiến hành thử nghiệm [Phụ lục 2.Phụ lục 2.1.]

Phạm vi và địa điểm thử nghiệm: Dựa trên kết quả khảo sát mẫu thử nghiệm trường trung học phổ thông Hàm Yên và THPT Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang, cho thấy hai trường có đặc điểm cơ cấu học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên, chất lượng giáo dục trong 2 năm liền kề trước khi bắt đầu thực nghiệm đều khá tương đương. Hai trường đều ở cùng địa bàn tỉnh Tuyên Quang, điều kiện kinh tế xã hội, thành phần dân tộc, cơ cấu kinh tế nhu cầu nhân lực lao động đồng nhất. Do đó, thử nghiệm được lựa chọn tại hai trường trung học phổ thông Hàm Yên và THPT Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang.

Đối tượng tham gia thử nghiệm: Tác giả lựa chọn đội ngũ giáo viên, tham gia hoạt động GDHN của Trường trung học phổ thông Hàm Yên và THPT Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang. Cụ thể là :Hai nhóm thử nghiệm giáo viên với tổng số là 12 người (mỗi trường 6 người phụ trách hoạt động GDHN của khối 10 và 11) của hai trường trung học phổ thông Hàm Yên và THPT Chiêm Hóa cùng một tỉnh, do Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang quản lý, chỉ đạo chuyên môn, đặc điểm nhà trường, đội ngũ giáo viên được đầu tư đồng đều và kết quả giáo dục trong 5 năm gần nhất theo số liệu thống kê là gần như nhau cùng thuộc một tỉnh Tuyên Quang nên môi trường văn hóa, giáo dục kinh tế xã hội hoàn toàn tương đồng.

Kết quả khảo sát mức độ tương đồng của hai nhóm đối tượng thử nghiệm cho thấy kết quả như sau:


Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đánh giá năng lực GDHN của giáo viên hai nhóm trước thử nghiệm

Các tiêu chí đánh giá

Nhóm đối chứng

Nhóm thử nghiệm

Kiến thức GDHN

6.5

6.3

Kỹ năng tổ chức GDHN cho học sinh

5.5

5.4

Kết quả GDHN đối với lớp phụ trách

5.3

5.5

Điểm trung bình

5.8

5,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 3 So sánh kết quả khảo sát đánh giá năng lực trước thử 1

Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả khảo sát đánh giá năng lực trước thử nghiệm‌

Kết quả của độ chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là 0,1 điểm. Điều đó chứng tỏ mẫu lựa chọn để thử nghiệm tương đồng về năng lực, khách thể thử nghiệm là học sinh cũng có điểm đánh giá kết quả GDHN năm trước khá đồng đều (chỉ chênh lệch 0,2 điểm).Theo đó tác giả có thể tiến hành các bước thử nghiệm tiếp theo.

Lực lượng tham gia thử nghiệm: Lực lượng tham gia thử nghiệm bao gồm tác giả luận án và các giáo viên nòng cốt, ban giám hiệu, chuyên gia về GDHN.

Thời gian thực hiện thử nghiệm: Thời gian thử nghiệm được tiến hành thành 2 đợt: Đợt 1: Thực hiện trong năm học 2016 - 2017; Đợt 2: Thực hiện trong năm học 2017 - 2018.

* Giả thuyết thử nghiệm: Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng GDHN và phân luồng học sinh là năng lực tổ chức hoạt động GDHN của giáo viên. Theo đó nếu tổ chức bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng phù hợp để khắc phục những hạn chế về GDHN cho GV của các trường trung học phổ thông sẽ cải thiện việc


thực hiện nhiệm vụ GDHN cho học sinh của GV, nâng cao chất lượng GDHN và kiểm soát được kết quả GDHN của học sinh.

* Phương pháp thử nghiệm: Sử dụng phương pháp thử nghiệm có đối chứng trên mẫu đã lựa chọn.

Sau khi làm việc và được sự chấp thuận của hai trường, tác giả chọn Trường trung học phổ thông Hàm Yên làm nhóm thử nghiệm, Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa làm nhóm đối chứng.

Tiến trình hoạt động thử nghiệm gồm có: 1) Khảo sát, đánh giá năng lực GDHN của giáo viên và nhận thức của học sinh là đối tượng thử nghiệm về định hướng nghề nghiệp thông qua phiếu trắc nghiệm; 2) Đề xuất và thống nhất với Ban giám hiệu Trường trung học phổ thông Hàm Yên xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng kiến thức GDHN cho giáo viên vào tháng 9 năm 2016 với thời gian bồi dưỡng 3 ngày; 3) Thống nhất với Ban giám hiệu Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa được tham gia quan sát hoạt động GDHN chính khóa và trắc nghiệm kết quả GDHN cho học sinh theo chương trình giáo dục hiện hành; 4) Thực hiện đánh giá năng lực của hai nhóm thử nghiệm và đối chứng; 5) Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả trước và sau khi thử nghiệm dựa trên các tiêu chí đã xác định.

* Tiêu chí đánh giá

Về kiến thức: bao gồm 4 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nhận thức về: 1) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang và toàn quốc; 2) Kiến thức về một số nghề phổ biến; 3) Các phương thức tổ chức GDHN trong nhà trường phổ thông; 4) Phương pháp tư vấn hướng nghiệp.

Về kỹ năng: bao gồm 5 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển về những kỹ năng: 1) Kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy (năm học, học kì, bài học); 2) Kỹ năng sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học; 3) Kỹ năng tổ chức giao lưu, trao đổi, tham quan; 4) Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; 5) Kỹ năng kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về định hướng nghề nghiệp.

* Phương pháp đánh giá

Về kiến thức: Sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan với bộ câu hỏi trắc nghiệm 20 câu với bốn vấn đề thuộc kiến thức nêu trên sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng. [Phụ lục 2.7 ]


Về kỹ năng:

1) Kỹ năng lập kế hoạch: Sử dụng phương pháp đánh giá bài thu hoạch của giáo viên. Kết thúc khóa học, mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch GDHN năm học của cá nhân để chấm điểm.

2) Kỹ năng tổ chức một buổi học GDHN theo chương trình chính khóa và Kỹ năng tổ chức một buổi tư vấn hướng nghiệp tập thể. Sử dụng phương pháp dự giờ đánh giá giờ dạy.

3) Đánh giá nhận thức của học sinh: thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức nghề và định hướng chọn nghề của học sinh và phiếu hướng nghiệp học kì 1, học kỳ 2 của 2 năm 2016 - 2017 và 2017 - 2018 của các lớp học sinh

*Thang điểm đánh giá: Thang điểm đánh giá cho mỗi cá nhân thử nghiệm là thang điểm 10 được tính trung bình cộng của ba phần:

Phần 1: Về kiến thức: Là điểm bài trắc nghiệm kiến thức tổng hợp về GDHN.

Phần 2: Về kỹ năng: Trung bình cộng của điểm bài thu hoạch, điểm đánh giá giờ dạy, giờ tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.

Phần 3: Về kết quả GDHN của học sinh thông qua thống kê phiếu kết quả

GDHN.

Xếp loại năng lực: Loại Yếu: từ 1 đến 4,9 điểm; Loại Trung bình: Từ 5,0 đến 6,4 điểm; Loại Khá: Từ 6,5 đến 7,9 điểm; Loại Giỏi: Từ 8,0 đến 10 điểm.

* Tiến trình thử nghiệm:

NCS báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang về kế hoạch thử nghiệm để xin ý kiến phê duyệt.

NCS trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp và kết quả khảo nghiệm các giải pháp đã đề xuất.

Báo cáo với ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể, giáo viên cốt cán về kế hoạch thử nghiệm.

Tác giả tổ chức tập huấn cho đối tượng thực hiện thử nghiệm về các nội dung: Chương trình, nội dung bồi dưỡng, cách sử dụng phiếu trắc nghiệm năng lực, tiêu chí xếp loại giờ dạy, tổ chức hoạt động GDHN, nội dung phiếu đánh giá kết quả GDHN của học sinh.

Về Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm bao gồm: Thông tin về tình hình kinh tế xã hội của địa phương; Tài liệu bồi dưỡng "tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư


vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông" (Nguyễn Ngọc Tài chủ biên) Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012; tài liệu tập huấn đổi mới GDHN trong trường trung học, của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2013.

Về chương trình bồi dưỡng gồm: Chuyên đề 1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang, cơ cấu ngành nghề hiện nay và nhu cầu nhân lực lao động; Chuyên đề 2: Kỹ năng tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông; Chuyên đề 3: Phương pháp tổ chức một buổi tư vấn hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả GDHN cho học sinh;

Về bộ công cụ đánh giá: Gồm đề kiểm tra trắc nghiệm năng lực, bài thu hoạch của học viên, phiếu chấm giờ dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phiếu kết quả GDHN của học sinh, đề kiểm tra trắc nghiệm kiến thức của học sinh.

Tiến hành thử nghiệm: Thử nghiệm lần 1 trong năm học 2016 - 2017, thử nghiệm lần 2 năm học 2017 - 2018 theo trình tự. Đo kết quả đầu vào và đầu ra của giáo viên, học sinh để đối chứng.

Thực hiện các tác động quản lý ở nhóm thử nghiệm:

(1) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng GDHN cho 6 giáo viên với chương trình và tài liệu đã chuẩn bị.

(2) Phối kết hợp với CBQL nhà trường giao nhiệm vụ cho giáo viên lập kế hoạch GDHN theo năm học, kỳ học và đánh giá chất lượng các bản kế hoạch.

(3) Tổ chức dự và đánh giá giờ dạy GDHN của giáo viên (mỗi giáo viên 3 buổi, mỗi buổi 2 tiết) có giáo án kèm theo.

(4) Tiến hành dự 2 giờ tổ chức hoạt động hướng nghiệp của 6 giáo viên chia

thành 2 nhóm

(5) Phát phiếu hướng nghiệp cho giáo viên và yêu cầu hướng dẫn học sinh lập phiếu.

Theo đó tiến hành các quan sát song song ở nhóm đối chứng Như vậy, ở nhóm đối chứng không có các tác động quản lý như ở nhóm thử nghiệm chỉ triển khai hoạt động GDHN và các công tác bồi dưỡng như hàng năm. Tuy nhiên đánh giá, dự giờ và triển khai phiếu hướng nghiệp như nhau.


Tiến hành quan sát và chấm bài kiểm tra năng lực của giáo viên ở hai nhóm, thống kê kết quả đánh giá các kỹ năng và kiến thức của giáo viên sau hai lần thử nghiệm để phân tích và đánh giá tác động.

* Xử lý và phân tích kết quả thu được sau khi thử nghiệm

Kế hoạch thử nghiệm được Sở GD&ĐT, ban giám hiệu, CB,GV trường THPT đồng thuận, nhất trí cao. Một tổ công tác triển khai hoạt động thử nghiệm được thành lập, tổ trưởng là nghiên cứu sinh, tổ phó là đại diện BGH của nhà trường, thư kí là thư kí hội đồng nhà trường, các ủy viên là tổ trưởng chuyên môn.. Hoạt động thử nghiệm được đưa vào kế hoạch công tác của nhà trường như là một hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn của nhà trường. Kinh phí hoạt động của tổ công tác do nghiên cứu sinh chi trả theo thỏa thuận.

Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thử nghiệm lần 1

+ Về góc độ khoa học: Dưới góc độ khoa học, sau khi đo bằng bộ công cụ đánh giá và xử lý như đã làm trước thử nghiệm, kết quả điểm tổng hợp sau thử nghiệm lần 1 được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá năng lực GDHN của giáo viên hai nhóm sau thử nghiệm lần 1

Các tiêu chí đánh giá

Nhóm đối chứng

Nhóm thử nghiệm

Kiến thức GDHN

6.2

7.0

Kỹ năng tổ chức GDHN cho học sinh

5.2

6.3

Kết quả GDHN đối với lớp phụ trách

5.6

6.8

Điểm trung bình

5.7

6.7


Biểu đồ 3 4 So sánh kết quả đánh giá năng lực GDHN của giáo viên hai nhóm sau 2

Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả đánh giá năng lực GDHN của giáo viên hai nhóm sau thử nghiệm lần 1‌


Nhận xét: Nhóm thử nghiệm, sau khi thực hiện biện pháp tác động các tiêu chí đánh giá năng lực của giáo viên thì đều có sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên. Trong đó: Tiêu chí đánh giá "kỹ năng tổ chức GDHN cho học sinh biến đổi nhiều nhất tăng từ 5,2 lên 6,3), tiêu chí "Kiến thức GDHN" biến đổi ít nhất từ 6,2 lên 7,0. So sánh điểm trung bình của 3 tiêu chí với trước thử nghiệm cho thấy mức độ phát triển năng lực GDHN của giáo viên cao hơn mức trước từ 5,7 lên 6,7.

Đối với nhóm đối chứng mặc dù không có tác động của hoạt động bồi dưỡng tuy nhiên việc tổ chức dự giờ với tần xuất nhiều hơn để đánh giá giáo viên cũng có tác động tích cực thể hiện qua điểm số cũng tăng lên so với trước thử nghiệm, tuy nhiên mức tăng chưa đáng kể.

Tổng hợp chung mức độ phát triển năng lực giáo viên sau bồi dưỡng thử nghiệm lần 1 đã tăng lên đến mức khá (6,7 điểm) trong khi đó nhóm đối chứng vẫn ở mức trung bình (5,7 điểm).

Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thử nghiệm lần 2

Sau khi thử nghiệm lần 1, nghiên cứu sinh tiếp tục thử nghiệm lần hai với quy trình, phương pháp và nội dung không thay đổi chỉ thay đổi nội dung kiến thức cập nhật tình hình nghề nghiệp của xã hội phù hợp với thời điểm lần hai vào tháng 9 năm 2017. Kết thúc theo dõi kết quả bồi dưỡng vào tháng 5 năm 2018.

+ Về góc độ khoa học: Dưới góc độ khoa học,sau khi đo bằng công cụ đánh giá và xử lý như đã thực hiện lần 1. Kết quả điểm tổng hợp sau thử nghiệm lần 2 được thể hiện ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.5.

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá năng lực GDHN của giáo viên

hai nhóm sau thử nghiệm lần 2


Các tiêu chí đánh giá

Nhóm đối chứng

Nhóm thử nghiệm

Kiến thức GDHN

6.8

8.5

Kỹ năng tổ chức GDHN cho học sinh

6.5

9.1

Kết quả GDHN đối với lớp phụ trách

6.5

8.3

Điểm trung bình

6.6

8.6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023