So Sánh Kết Quả Đánh Giá Năng Lực Sau Thử Nghiệm Lần 2‌


Biểu đồ 3 5 So sánh kết quả đánh giá năng lực sau thử nghiệm lần 2 1

Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả đánh giá năng lực sau thử nghiệm lần 2‌

Nhận xét: Nhóm thử nghiệm, chịu ảnh hưởng của giải pháp tác động thì cả ba tiêu chí đánh giá năng lực của giáo viên đều có sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên. Sự biến đổi diễn ra tương đối đồng đều ở các tiêu chí. Trong đó tiêu chí đánh giá "kết quả GDHN cho học sinh" biến đổi ít nhất tăng từ 6,5 lên 8,3, tiêu chí "Kỹ năng GDHN biến đổi nhiều nhất từ 6,5 lên 9,1. So sánh điểm trung bình của 3 tiêu chí với thử nghiệm lần 1 cho thấy mức độ phát triển năng lực GDHN của giáo viên cao hơn mức trước từ 6,6 lên 8,6.

Về nhóm đối chứng mặc dù không có tác động của hoạt động bồi dưỡng tuy nhiên sau 2 lần khảo sát trong lần thử nghiệm thứ nhất, đến lần thứ hai trong bối cảnh giáo dục có nhiều biến động và học sinh lớp 12 có ý thức cao hơn đối với lựa chọn hướng học hướng nghề, việc tiếp tục được dự giờ đánh giá xếp loại cũng làm cho giáo viên tự ý thức hơn và nâng cao tinh thần tự học do được quan tâm nhiều đến thực hiện chương trình GDHN chính khóa.

Tổng hợp chung mức độ phát triển năng lực giáo viên sau bồi dưỡng thử nghiệm lần 2 đã tăng lên mức “Giỏi” 8,6 điểm trong khi nhóm đối chứng chỉ đạt ở mức "khá" với ngưỡng điểm đầu tiên 6,6 điểm.

Về kết quả sau hai lần thử nghiệm

Tính điểm trung bình của các tiêu chí sau hai lần thử nghiệm để xác định mức độ phát triển về năng lực của hai nhóm được thống kê trong bảng sau:


Bảng 3.7. Kết quả đánh giá năng lực GDHN của giáo viên hai nhóm sau hai lần thử nghiệm

Các tiêu chí đánh giá

Nhóm đối chứng

Nhóm thử nghiệm

Kiến thức GDHN

6.5

7.75

Kỹ năng tổ chức GDHN cho học sinh

5.85

7.7

Kết quả GDHN đối với lớp phụ trách

6.05

7.55

Điểm trung bình

6.15

7.65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 6 So sánh kết quả đánh giá năng lực GDHN của GV sau thử nghiệm 2 2

Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả đánh giá năng lực GDHN của GV sau thử nghiệm 2 lần‌

Theo biểu đồ 3.6. ta thấy rõ sự phát triển năng lực GDHN của nhóm thử nghiệm tăng lên rõ rệt biểu hiện so với điểm đầu tiên đường đồ thị dốc hơn và điểm cuối cao hơn hẳn nhóm đối chứng.

Để thấy rõ hơn kết quả thử nghiệm, tác giả tiến hành phỏng vấn các đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động hướng nghiệp, GDHN và quản lý GDHN. Cụ thể như sau:

Phỏng vấn cán bộ quản lý tại các ban ngành của hai địa phương có Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa : “Cán bộ quản lý tại các ban ngành của hai địa phương có Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa đều khẳng định việc tổ chức thử nghiệm với các tác động thử nghiệm là hợp lý và thể hiện tính hiệu quả rõ nét; giúp nhà trường định hướng cho hoạt động hướng nghiệp, GDHN và quản lý GDHN trên địa bàn của 2 địa phương“.


Phỏng vấn Hiệu trưởng và giáo viên của của hai Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa :“Hiệu trưởng và giáo viên của của hai Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa cho biết: Các tác động thử nghiệm không gây khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động hướng nghiệp, GDHN và quản lý GDHN đối với học sinh mà trái lại có nhiều ảnh hưởng rất tích cực; làm cho hoạt động GDHN và quản lý GDHN chuyển biến về chất; giúp nhà trường có thêm nhiều sự lựa chọn về phương pháp và hình thức GDHN, quản lý GDHN; giúp nhận thức toàn diện, đầy đủ hơn về bồi dưỡng nâng cao năng lực GDHN cho giáo viên“.

Phỏng vấn học sinh Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa: Khi kết thúc thử nghiệm,tác giả đã phỏng vấn ý kiến của học sinh Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa cho biết: “Chúng em đã có nhiều thông tin hơn về nghề nghiệp; biết cách tự đánh giá năng lực của bản thân một cách khách quan; nắm được xu thế nghề nghiệp, yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao động; hiểu được phương pháp và cách thức để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn; những cách thức mới tổ chức hoạt động hướng nghiệp và GDHN của thầy cô giáo, đặc biệt là lập phiếu kết quả GDHN giúp học sinh có ý thức rõ nét hơn về lựa chọn nghề nghiệp “.

+ Dưới góc độ chuyên môn: tham gia thử nghiệm là dịp để các tổ chuyên môn, các giáo viên tham gia vào một hoạt động bồi dưỡng chuyên môn thiết

thực, bổ ích.

+ Về góc độ xã hội: Hoạt động thử nghiệm đã được cán bộ, giáo viên cực tham gia, ủng hộ. Góp phần tăng cường sự gắn kết, hợp tác làm việc giữa cán bộ, giáo viên, tạo tiền đề để nhà trường tiến hành thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Như vậy sau khi áp dung giải pháp quản lý hoạt GDHN vào thử nghiệm tại các Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa đã khẳng định tính khả thi của giải pháp đề xuất.

* Đánh giá chung về thử nghiệm

Nói tóm lại, qua quá trình thử nghiệm,dựa trên kết quả nghiên cứu, những vấn đề đặt ra cho GDHN cho học sinh ở các Trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang như sau:


Nhận thức của các chủ thể giáo dục và quản lý giáo dục ở các Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa về hướng nghiệp cho học sinh còn hạn chế; Từ đó sẽ dẫn đến thiếu gắn kết của các hoạt động GDHN với các cơ sở GDNN và cơ sở quản lý lao động. Tổ chức thử nghiệm về bồi dưỡng năng lực GDHN cho giáo viên đã có tác động rõ ràng với vấn đề nêu trên .

Cán bộ, giáo viên nhà trường được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tổ chức có hiệu quả hoạt động GDHN. Nhờ có kiến thức, kĩ năng tổ chức thực hiện, phương pháp GDHN … đã giúp lực lượng giáo dục không còn lúng túng trong quá trình thực hiện, không ngại thực hiện và vững vàng hơn trong quá trình GDHN cho học sinh, nhờ đó hoạt động GDHN được diễn ra thường xuyên và lồng ghép đều khắp các môn học và các hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả cao.

Quá trình tổ chức thử nghiệm được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ theo đúng quy trình và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hoạt động thử nghiệm.

Những tác động thử nghiệm cho thấy: Năng lực GDHN của giáo viên bước đầu đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tác động mạnh đến hiệu quả của GDHN cho học sinh. Xu thế này phù hợp với cơ cấu của thị trường lao động và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

Quá trình khảo nghiệm và thử nghiệm được tiến hành nghiêm túc, những số liệu, minh chứng của thử nghiệm là trung thực. Việc lựa chọn đối tượng, địa bàn, cơ sở thử nghiệm là phù hợp với phạm vi, mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. Từ kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, với kết quả thử nghiệm đã được tiến hành, cho phép bước đầu khẳng định, vận dụng các giải pháp quản lý GDHN cho HS tại các trương THPT là phù hợp, có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN hiện nay.

Theo đó, số học sinh được tổ chức thử nghiệm có sự chuyển biến khá rõ nét. Đa số các em HS có nhìn nhận đúng đắn toàn diện hơn về định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Dựa trên kết quả thử nghiệm cho phép nhận định: Mặc dù chỉ thử nghiệm một nội dung về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDHN cho giáo viên nhưng các hoạt động thử nghiệm nhằm đánh giá kết quả phát triển kiến thức và kỹ năng của giáo viên lại có tác động rất đáng kể đến kết quả GDHN cho học sinh.

Các cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên đã đánh giá tích cực về hoạt động thử nghiệm. Áp dụng giải pháp thử nghiệm vào quản lý hoạt động


GDHN nhằm GDHN cho học sinh tại ở các Trường trung học phổ thông Hàm Yên và Trường trung học phổ thông Chiêm Hóa đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường và đạt được thành công đáng kể. Điều này càng khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của giải pháp đã đề xuất của luận án. Cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên cho rằng: Hoạt động này giúp cho nhà trường THPT xây dựng được đội ngũ giáo viên làm GDHN để có thể tổ chức tốt hơn hoạt động GDHN và quản lý GDHN cho học sinh trung học phổ thông. Qua hoạt động thử nghiệm, nhà trường có thể tiếp thu những nội dung, phương pháp và hình thức mới trong quá trình tổ chức hoạt động GDHN. Nhận thức về GDHN của đội ngũ chủ thể giáo dục và quản lý giáo dục của trường thử nghiệm có sự chuyển biến tích cực.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Quản lý hoạt động GDHN phải được bắt đầu từ nhà trường, vì vậy trước yêu cầu mới và nhiệm vụ mới, nhà trường THPT phải có sự thay đổi, điều chỉnh về nhân lực, vật lực và phương thức làm việc để đáp ứng với nhiệm vụ đã đề ra. Công tác quản lý hoạt động GDHN đòi hỏi phải có những đáp ứng cụ thể với những giải pháp quản lý phù hợp trong tình hình mới.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn GDHN và quản lý GDHN cho học sinh các trường THPT tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã đề xuất 04 nhóm giải pháp quản lý GDHN cấp THPT báo quát các khâu của quá trình quản lý GDHN, tập trung khắc phục các khâu yếu trong hoạt động GDHN và quản lý GDHN của các trường, gắn với đặc thù của Tỉnh Tuyên Quang, có kế thừa kinh nghiệm trên thế giới và của các địa phương khác.

Các giải pháp được đề xuất tuân thủ sáu nguyên tắc: nguyên tắc đồng bộ; nguyên tắc thực tiễn; nguyên tắc chất lượng và hiệu quả; nguyên tắc khách quan; nguyên tắc kế thừa và phát triển; nguyên tắc khả thi. Các nguyên tắc trên hoàn toàn phù hợp và sát thực tiễn làm cho GDHN đi đúng hướng và đạt chất lượng hiệu quả. Các nhóm giải pháp quản lý GDHN cho HS THPT Tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục gồm: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT tỉnh Tuyên Quang gắn với nhu cầu nhân lực; Quản lý mô hình tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang;Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang và các bên liên quan về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; Xây dựng kênh thông tin phản hồi thông qua đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong đó đề cập việc tổ chức xây dựng và áp dụng Bộ khung đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phát triển nhân lực đều là các giải pháp thể hiện tính khoa học, thực tiễn, kế thừa và đồng bộ mang tính khả thi góp phần vào hiệu quả quản lý GDHN cấp THPT. Việc tiến hành thử nghiệm giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực và nhận thức cho giáo viên, nhân viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang về GDHN cho học sinh đã khẳng định hiệu quả quản lý hoạt động GDHN.


GDNH là một hoạt động quan trọng trong xã hội. Trước yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, sự mất cân bằng của cơ cấu cung cầu nguồn lực lao động, hơn bao giờ hết, vai trò của ngành giáo dục, của nhà trường hiện nay trở nên đóng vai trò chủ đạo trong sự phối hợp GDHN giữa các lực lượng. Quản lý hoạt động GDHN cần được nhận thức lại và được đặt đúng vị trí của nó. Đây là một hoạt động giáo dục nên cần có một chương trình chính khóa, có thời gian đủ cho các hoạt động, có nguồn lực và những điều kiện cần thiết để triển khai.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý GDHN cho HS Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục là một hoạt động quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong phân luồng học sinh, tiền đề cho công tác đáp ứng nhu cầu lao động trong tỉnh. Để thực hiện hoạt động GDHN, các điều kiện nhất thiết phải có là bộ máy quản lý, công tác đội ngũ, nội dung chương trình, cơ chế, chính sách, và đặc biệt là nhận thức của xã hội về GDHN, hội tụ đầy đủ các yêu tố này sẽ là tiền đề góp phần thành công công tác GDHN.

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, khái quát kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và nghiên cứu lí luận về quản lý GDHN THPT, nghiên cứu thực trạng quản lý GDHN ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang cho phép rút ra kết luận:

(1) Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT là quá trình các chủ thể quản lý nhà trường thực hiện các tác động quản lý thông qua các chức năng quản lý, đến GV, HS và các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDHN, sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức GDHN phù hợp, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. Quản lý GDHN cho HS THPT chịu tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong quản lý GDHN cho HS THPT các CBQL cần nhận rõ các tác động, thấy được điểm mạnh điểm yêu của nhà trường, xác định các cơ hội và thách thức để xây dựng kế hoạch GDHN, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch linh hoạt, sáng tạo phù hợp điều kiện của nhà trường và địa phương; đồng thời đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả GDHN để có các điều chỉnh kịp thời, hợp lý, nâng cao hiệu quả của GDHN.

(2) Trong thực tế, hầu hết các trường THPT tỉnh Tuyên Quang trong tuy với qui mô lớn, nhỏ và khả năng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đối với quản lý GDHN khác nhau, nhưng đều đã thừa nhận vai trò to lớn của quản lý GDHN trong nhà trường phổ thông sẽ có ý nghĩa rất quan trọng mang tính chất quyết định trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tuy không được xem như là một nội dung giáo dục có tầm quan trọng như các nội dung giáo dục văn hóa, đạo đức khác trong nhà trường, nhưng các trường THPT cũng đã có kế hoạch cho quản lý GDHN với các hình thức, nội dung và mức độ hoạt động khác nhau và

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí