DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đội ngũ CB, VC, LĐ từ năm 2014-2016 46
Bảng 2.2: Tình hình CSVC của trường ĐHKH, ĐHH 47
Bảng 2.3: Tình hình đầu tư TSCĐ của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 ...48 Bảng 2.4: Bảng phân công công tác của tổ KHTC 49
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp tình hình thu - chi của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 62
Bảng 2.6: Bảng thu kinh phí NSNN cấp cho ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 . 65 Bảng 2.7: Bảng quy định mức phân bổ NSNN cho trường ĐHKH qua 3 năm
2014-2016...................................................................................... 66
Bảng 2.8: Bảng chi kinh phí NSNN cấp cho ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 67 Bảng 2.9: Bảng thu sự nghiệp của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 70
Bảng 2.10: Bảng chi từ nguồn thu sự nghiệp của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 76
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế - 1
- Khái Niệm, Chức Năng Và Tiêu Chí Đánh Giá Quản Lý Tài Chính
- Nguyên Tắc Quản Lý Thu Chi Tài Chính Của Trường Đhcl
- Quản Lý Chi Thường Xuyên Trong Các Trường Đại Học Công Lập
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Bảng 2.11: Bảng chi từ nguồn thu sự nghiệp của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 78
Bảng 2.12: Bảng thu dịch vụ của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 81
Bảng 2.13: Bảng chi dịch vụ của trường ĐHKH qua 3 năm 2014-2016 81
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp tình hình cân đối thu - chi tại trường ĐHKH 2014- 2016 82
Bảng 2.15: Bảng so sánh tình hình tuyển sinh chính quy thực tế so với kế
hoạch của trường ĐHKH, ĐHH qua 3 năm 2014-2016 83
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn thu của trường ĐHKH, ĐHH 63
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động thu chi tài chính của các ĐHCL 15
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của trường ĐHKH, ĐHH 43
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng. Vì vậy mà trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện đại hội Đảng trước đây. Kế thừa quan điểm chỉ đạo này, trong Văn kiện đại hội XII Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Tài chính là nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Bởi lẽ có nguồn lực tài chính mới thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ về giáo dục. Tự chủ tài chính là “chìa khóa” đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.
Việt Nam đang áp dụng hai cơ chế tự chủ tài chính là tự chủ toàn bộ và tự chủ một phần. Sau một số năm triển khai, thực tế cho thấy còn nhiều bất cập liên quan tới công tác quản lý thu chi tài chính trong các trường đại học, điển hình là:
Thứ nhất, đó là các bất cập liên quan tới nguồn thu.
- Sự hạn chế mức trần của khoản thu. Mặc dù được giao quyền tự chủ về tài chính, nhưng các trường đại học vẫn phải tuân thủ mức trần học phí được quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
- Chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh hằng năm theo Thông tư 57/2011/TT- BGDĐT. Nhưng kết quả tuyển sinh thì theo nhu cầu, thị hiếu của xã hội. Một số hệ đào tạo không chính quy có sự thu hẹp quy mô dẫn đến giảm đáng kể đến nguồn thu. Ngoài ra, các trường vẫn còn bị quản lý chương trình khung rất chặt chẽ, nên chương trình giảng dạy ở các trường thường tương tự nhau, làm giảm tính cạnh tranh, giảm khả năng tuyển sinh của một số trường.
- Đối với các trường tự chủ một phần, cơ chế khoán ngân sách nhà nước với mức khoán chưa gắn với nhiệm vụ được giao, với chất lượng đào tạo và sản phẩm đầu ra. Việc phân bổ ngân sách mang tính bình quân, do đó không khuyến khích tính năng động, không tạo động lực cạnh tranh cho các trường đại học.
Thứ hai là, các bất cập liên quan tới việc chi tiêu tài chính.
- Việc chi tiêu cho hoạt động chi thường xuyên còn phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp. Quản lý chi tiêu tài chính là hoạt động không tách rời với các hoạt động quản lý khác của trường, nó giữ vị trí quan trọng, quyết định và ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Song, việc sử dụng nguồn tài chính tại các trường chưa mang lại mục tiêu như mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu kém.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là chủ trương được đề cập, nêu cao hằng năm. Song kết quả thực hiện không cao.
- Các trường đại học chưa được tự chủ hoàn toàn về bộ máy và biên chế.
- Các trường dù là tự chủ về tài chính, nhưng vẫn phải tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu, không hợp lý. Quản lý chi tiêu theo nhóm chi, mục lục ngân sách chứ chưa quản lý theo chất lượng đầu ra.
Trường Đại học Khoa học là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Đại học Huế; là đơn vị sự nghiệp công lập. Vấn đề tài chính của Trường ĐHKH, ĐHH thuộc vấn đề chi tiêu công, mà vấn đề chi tiêu công đang được Nhà nước coi là một trọng tâm của chính sách tài chính công của Nhà nước ta hiện nay. Hơn nữa, mục tiêu phát triển của Trường ĐHKH, ĐHH đến năm 2020 là phát triển quy mô đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; nâng cao khả năng cạnh tranh của Trường ĐHKH, ĐHH. Tuy nhiên, Việc thực hiện quản lý tài chính của trường ĐHKH, ĐHH theo hướng thắt chặt đang có nhiều lúng túng, làm cản trở nhất định công tác Giáo dục và Đào tạo của trường như: NSNN cấp ngày càng giảm xuống, Nhà nước khống chế mức trần học phí, Quy mô đào tạo ngày càng giảm... Điều này đặt Trường ĐHKH-ĐHH trong tình trạng rất khó khăn về tài chính, đòi hỏi Trường phải có các biện pháp để tăng nguồn thu, quản lý chi tiêu và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tài chính.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Về vấn đề quản lý tài chính các trường đại học công lập, tác giả có tham khảo các đề tài nghiên cứu sau:
- “Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Tấn Lượng, năm 2011.
- “Tự chủ tài chính trong các trường ĐHCL trường hợp trường ĐH Đà Lạt”- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phan Thị Hoa Hạnh, năm 2012.
- “Quản lý tài chính ở trường ĐH Ngoại Ngữ Đại học Huế ” - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng Thị Ngọc Ánh, năm 2013.
Các công trình trên đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận về tài chính, tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như những vấn đề thực tiễn liên quan đối với một số trường đại học trong nước.
Tuy nhiên, về lý luận, chúng tôi vẫn muốn bàn thêm việc thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 với cơ chế tự chủ định mức thu theo giá phí và quản lý chi tiêu theo đầu ra . Về thực tế, đương nhiên là các công trình trên chưa đề cập tình hình của trường ĐHKH, ĐHH, đó là:
- NSNN cấp bình quân theo quy mô sinh viên và giáo viên của trường.
- ĐHH đã điều chỉnh việc cấp kinh phí theo từng ngành. Song việc điều chỉnh này chưa thực hiện được với Trường ĐHKH.
- Nhu cầu, thị hiếu sinh viên theo trường ngày càng thu hẹp, tuyển sinh ngày càng giảm đã ảnh hưởng đến nguồn thu.
- Chưa thực hiện được chế độ học phí sang giá phí vì trường chưa thực hiện kiểm định được chất lượng giáo dục (việc này đang thực hiện va fthuwcj hiện rất chậm) và chưa xây dựng được các ngành học chất lượng cao, chương trình tiên tiến như các trường ĐHKT, ĐHYD để trình Bộ GD&ĐT phê duyệt.
- Quản lý chi tiêu theo nhóm chi, mục lục ngân sách chưa thực hiện chi tiêu theo chất lượng đầu ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đề xuất định hướng và giải pháp góp phần quản lý tài chính tại trường ĐHKH, ĐHH.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập và của các trường đại học công lập.
+ Làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường ĐHKH, ĐHH.
+ Đề xuất một số định hướng và giải pháp để quản lý tài chính của trường được tốt hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính và tự chủ tài chính tại các trường Đại học công lập.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tại trường ĐHKH, Đại học Huế, trong thời gian 3 năm (2014-2016).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học công lập và phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập, tổng hợp, thống kê và phân tích…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự đúc kết lý luận và đưa lý luận vào thực tiễn trong công tác quản lý tài chính trong các trường đại học công lập.
-Ý nghĩa thực tiễn
Đó chính là những ý kiến có giá trị tham khảo đối với Trường ĐHKH, ĐHH về quản lý tài chính và đưa ra định hướng để xây dựng tiêu chí và lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các tác giả khi nghiên cứu vấn đề quản lý tài chính tại các trường đại học công lập