Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 3

thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Từ đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

6.2.5. Phương pháp thống kê

Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng.

7. Giới hạn nghiên cứu

7.1. Về phạm vi nghiên cứu

Luận văn với chủ thể là Hiệu trưởng trường THPT quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể (Cấp tỉnh và cấp quốc gia) của tỉnh Cao Bằng cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

7.2. Về khách thể điều tra

Đề tài tiến hành điều tra khảo sát 240 CBGV, 2951 học sinh của 05 trường THPT: Trường THPT Thành phố, Trường THPT Cao Bình, Trường THPT Bế Văn Đàn tỉnh Cao Bằng, Trường THPT Chuyên, Trường DTNT tỉnh.

7.3. Về thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ 10/2018 đến 06/2019.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; cấu trúc đề tài bao gồm 3 chương:

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 3

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

DSVH vật thể là những tài sản vô giá không chỉ riêng của một quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Sự mất đi, do bị xuống cấp hay bị tàn phá, của bất cứ cái gì trong số những tài sản quý giá ấy cũng sẽ làm nghèo đi di sản của tất cả mọi người trên thế giới.

Việc quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể đã được các tổ chức, cá nhân và nhiều nước trên thế giới quan tâm từ rất sớm, tiêu biểu như:

Các nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị di dản văn hóa

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhận thấy nguy cơ các DSVH vật thể có thể bị hủy diệt, năm 1954 Công ước bảo vệ DSVH trong sự kiện xung đột vũ trang (The convention for protection cultural heritage in event armed conflict) ra đời đã thể hiện sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề này. Lời nói đầu của Công ước này đã khẳng định “bảo vệ DSVH là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới và quan trọng là di sản đó phải nhận được sự bảo vệ tầm quốc tế” [10].

Như vậy, đây là lần đầu tiên vấn đề bảo vệ DSVH nói chung đã được đặt ra trên phạm vi thế giới, chủ yếu tập trung vào các tài sản văn hóa bất động như: công trình kiến trúc (monuments of architecture), di chỉ khảo cổ (archaeological sites) rất gần với phạm trù “DSVH vật thể” ngày nay (tangible cultural heritage).

Tại Nhật Bản, trước thời kì Minh Trị Duy Tân, hầu hết các tài sản văn hóa được bảo vệ một cách truyền thống bởi tầng lớp quí tộc, hoàng đế phong kiến. Đến thời kì Minh Trị Duy Tân thì vấn đề này đã được điều chỉnh bằng pháp luật như “Luật bảo vệ miếu thờ và đền thờ cổ” hay “Luật bảo vệ kho báu quốc gia”. Tất cả đều chỉ tập trung vào tài sản văn hóa vật thể.

Ở khu vực châu Phi, việc nhận thức và xây dựng Luật bảo vệ DSVH muộn hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi châu Phi là khu vực bị duy trì chế độ thuộc địa lâu nhất trên thế giới. Phải đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, các quốc gia Châu Phi mới giành được độc lập. Sau đó các quốc gia này mới có điều kiện quan tâm đến việc bảo vệ DSVH, ví dụ như tại điều 55 (khoản 1) của Hiến pháp năm 1987 của Cộng hòa Ethiopia đã ghi nhận: “công dân Ethiopia có nghĩa vụ bảo vệ và trông coi của cải xã hội. Công dân Ethiopia có nghĩa vụ tham gia cùng nhà nước, cố gắng cùng xã hội bảo vệ, sưu tầm, giữ gìn các vật thể có tầm quan trọng về lịch sử cũng như bảo vệ di sản tự nhiên và trông coi các hiện vật”.

Một số nước ở châu Âu và châu Mỹ có những cách nhìn nhận khác về việc bảo tồn DSVH Hà Lan là một quốc gia phát triển ở châu Âu đã từng phê chuẩn và tham gia vào rất nhiều Công ước của UNESCO hay của Hội đồng châu Âu về bảo vệ DSVH như Công ước của UNESCO năm 1972 về bảo vệ văn hóa thế giới; Công ước của Hội đồng châu Âu năm 1985 về bảo vệ di sản kiến trúc

Ngoài tổ chức văn hóa thế giới như UNESCO còn có hàng loạt các tổ chức khác như: ICOSMOS (Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ), ICCROM (Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa), ICOM (Hội đồng quốc tế các bảo tàng), AHC (Ủy ban Di sản Australia), World Monuments Fund (Quỹ di tích thế giới),… trong nhiều năm qua đã nỗ lực thiết lập nên hệ thống các nguyên tắc căn bản hoặc đề xuất các thực hành tốt nhất hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới trong công tác bảo vệ và quản lý di sản vật thể. Vai trò căn bản nhất của các hiến chương hoặc nguyên tắc công bố liên quan đến di sản của các tổ chức quốc tế này là đưa ra tuyên bố về các nguyên tắc, hướng dẫn cho công tác bảo tồn và quản lý các điểm có giá trị văn hóa.

Các văn bản này còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như là giá trị của di sản, vấn đề bảo tồn, vấn đề về ý nghĩa di sản và các giai đoạn liên quan tới quá trình lập kế hoạch bảo tồn di sản. Nhiều nguyên tắc thực hành hiệu quả đề xuất bởi các văn bản quốc tế này đã được nhiều quốc gia đưa vào trong các quy định pháp lý hoặc chính sách quản lý di sản của riêng mình.

Theo McKercher & du Cros, quản lý và bảo tồn DSVH là việc chăm sóc một cách có hệ thống nhằm gìn giữ giá trị văn hóa của DSVH cho sự hưởng thụ của thế hệ hiện tại và tương lai. Hiểu một cách đơn giản hơn, bảo vệ và quản lý di sản trong bối cảnh hiện nay là bảo vệ được di sản đó một cách thích hợp, lâu dài và bền vững.

Một quan niệm về quản lý DSVH vật thể cũng được đề cập đến trong Hướng dẫn thực hiện Công ước về Di sản Thế giới khẳng định rằng DSVH vật thể là những tài sản vô giá. Hướng dẫn này cũng cung cấp các công cụ mà các quốc gia thành viên cần có trong công tác quản lý di sản nói chung, và DSVH vật thể thế giới nói riêng, bao gồm: Công cụ pháp lý cho việc bảo vệ, xác lập ranh giới bảo vệ hiệu quả, vùng đệm, các hệ thống quản lý và sử dụng bền vững.

“Bối cảnh, nhận thức và quá trình quản lý giáo dục giá trị di dản văn hóa vật thể” (2004) của Trưởng ban di sản phi vật thể, Văn phòng UNESCO. Công trình đã nhìn nhận lại quá trình kể từ khi các chuyên gia quản lý văn hóa trên thế giới bắt đầu quan tâm đến văn hóa vật thể. Nó cũng chỉ ra được sự cấp thiết của việc quản lý giáo dục giá trị di dản văn hóa vật thể ở các cộng đồng, đồng thời nêu rõ những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện. Từ đó, công trình đưa ra diễn giải cụ thể từng điều mục để các quốc gia, các cộng đồng không gặp phải vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Roger L. Janelli (Đại học Indiana, Mỹ) đã tổng kết hội thảo Yamato (Nara, Nhật Bản, 2004) trong tham luận “Sự kết nối những phạm trù vật thể trong quản lý giáo dục DSVH” bằng một cách tiếp cận hợp nhất.

Như vậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục giá trị DSVH cho học sinh. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình riêng biệt nào đề cập đến việc quản lý giáo dục giá trị di dản văn hóa vật thể cho học sinh THPT, đây là khoảng trống nghiên cứu cần được san đầy như một đóng góp cho thực tiễn và cả lý thuyết về quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT.

1.1.2. Ở Việt Nam

Thực tế cho thấy, tất cả các đề tài, công trình nghiên cứu về giá trị DSVH vật thể mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc khẳng định giá trị DSVH vật thể như là là một nguồn lực quý giá của quốc gia.

Trước đây, khi nghiên cứu các tài liệu trong Đại việt sử kí toàn thư cũng có thể thấy, các vị vua phong kiến xưa cũng đã ý thức được việc phải quản lý các DSVH vật thể. Đặc biệt là các công trình kiến trúc tôn giáo thể hiện sự tôn nghiêm, uy quyền của thần thánh, của nhà vua, được xây dựng với công sức đóng góp của toàn dân.

Trong nghiên cứu về vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH ở nước ta, tác giả Nguyễn Quốc Hùng khẳng định rằng DSVH vật thể ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước. Nhiều di sản đã trở thành bài học vô giá trong việc giáo dục và quản lý di sản ở nước ta.

Bài viết của Nguyễn Thị Chiến “Quản lý và khai thác DSVH trong thời kỳ hội nhập” đăng trên Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 02 (2004) cũng đề cập tới việc khai thác và quản lý DSVH như là một tài nguyên quốc gia. Cùng nhận định tương tự, nghiên cứu của Trương Quốc Bình cũng nhấn mạnh đến vai trò quản lý các DSVH với sự phát triển đất nước.

Cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội” đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn kinh nghiệm quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản một số nước trên thế giới để vận dụng vào công tác quản lý,

bảo tồn, phát huy các giá tr ị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội; xuất phát từ thực trạng DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội làm rõ giá trị của nó trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở chỉ ra những nguy cơ, thách thức của công cuộc bảo tồn DSVH, cuốn sách đã đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội.

Chu Thái Thành trong bài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”

khẳng định từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức sống mãnh

liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt của lịch sử để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tác giả Ngô Phương Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn” đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay. Theo tác giả thì “Mỗi ngày, DSVH càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ và quản lý các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc quản lý, gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể.

Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc” gồm 3 chương đề cập đến những vấn đề lý luận về DSVH dân tộc; về vai trò, chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn mô hình phát triển văn hóa dân tộc. Căn cứ vào những đòi h ỏi thực tiễn của cuộc sống để tiến hành phân lo ại và bước đầu mô tả thực trạng vốn DSVH dân tộc. Làm nổi rõ những mặt tồn tại, những nguyên nhân đã và đang gây nên sự xuống cấp vốn DSVH trong thời gian qua.

Bài viết của Đặng Văn Bài về Tính liên ngành trong hoạt động quản lý bảo tồn DSVH đề cập tới tính liên ngành trong hoạt động quản lý bảo tồn DSVH ở Việt nam như là một hướng tiếp cận cần thiết và phù hợp với thực tiễn hệ thống quản lý DSVH hiện nay ở Việt Nam.

Một số nghiên cứu khác đề cập tới những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của DSVH như việc xây dựng hệ thống quản lý có hiệu quả trong một số nghiên cứu của Đặng Văn Bài về Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn DSVH; Xây dựng hệ thống pháp lý bảo vệ DSVH

Trong năm 2013, một cuộc hội thảo lớn với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, học giả và các nhà quản lý trong lĩnh vực di sản đã được Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức với chủ đề Phát huy giá trị DSVH; Hội thảo Bảo tồn và phát huy DSVH trong quá trình hiện đại hóa (3/2013, do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức).

Quan niệm chỉ đạo của Bộ là lấy học sinh và hoạt động học làm trung tâm. GV, nhà trường tận dụng khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những DSVH gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ hiểu với học sinh và sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của người địa phương. Thời gian qua, đã có nhiều địa phương của Việt Nam chủ động đưa di sản vào trường học khá thành công. Tiêu biểu có thể kể đến như tỉnh Bắc Ninh, Nghệ An có phong trào đưa dân ca vào trường học, ở Phú Thọ có phong trào đưa hát Xoan vào trường học, Lạng Sơn đưa đàn Tính, hát Then dạy học sinh phổ thông… Nhiều trường phổ thông tại Hà Nội đưa học sinh tới tham gia Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia để học lịch sử qua hệ thống bảo tàng… Phương thức tổ chức dạy học giáo dục DSVH được thực hiện lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục trong trường phổ thông [18].

Cho đến nay hầu như có rất ít đề tài nghiên cứu về quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT, mà đa số chỉ là những đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan như: "Quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hoá dân tộc cho học sinh ở trường PT dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang" [3]; “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT thành phố Cao Bằng” [38]; “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” [2].

Như vậy, có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề Quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các

trường THPT. Đây là đề hoàn toàn mới mẻ được tác giả luận văn thực hiện trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu có trước. Nhưng với sự khác biệt so với các đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả, bằng đề tài này tác giả luận văn mong muốn làm rõ thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh.

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Khái niệm quản lý

Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy theo cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở một mức độ nhất định. Trong Từ điển tiếng Việt có nêu: Quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm này tương đồng với các khái niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển. Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở quản lý nhà nước. Khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước được hiểu cô đọng ở việc “tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật” [43, tr.800 - 801].

Theo F. Taylor: “Quản lý là biết được chính sác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Sau này ông Lerence chủ tịch hiệp hội các nhà kinh doanh Mỹ đã khái quát quan điểm của F. Taylor và cho rằng: Quản lý là thông qua người khác để đạt được mục tiêu của mình” (dẫn theo [2]).

Cùng thời với F. Taylor, nhà quản lý hành chính người Pháp là H. Fayon lại định nghĩa quản lý theo các chức năng của nó. Theo H. Fayon: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (dẫn theo [2]).

Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngoài ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023