Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

DSVH

: Di sản văn hóa

VHVT

: Văn hóa vật thể

GTDSVH

: Giá trị di sản văn hóa

THPT

: Trung học phổ thông

GV

: Giáo viên

: Hoạt động

HS

: Học sinh

NGLL

: Ngoài giờ lên lớp

QLGD

: Quản lý giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT thành phố Cao

Bằng năm học 2017 - 2018 32

Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT thành phố Cao

Bằng năm học 2018 - 2019 33

Bảng 2.3. Tình hình học sinh ở các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2017-2018 35

Bảng 2.4. Tình hình học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng năm học 2018 - 2019 36

Bảng 2.5. Chất lượng giáo dục hai mặt của các trường THPT thành phố

Cao Bằng năm học 2017 - 2018 37

Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh 42

Bảng 2.7. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục giá

trị DSVH vật thể cho học sinh 43

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao

Bằng 44

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục

giá trị DSVH vật thể cho học sinh 47

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát con đường giáo dục giá trị DSVH vật thể cho HS...48 Bảng 2.11. Kế hoạch của Hiệu trưởng về giáo dục giá trị DSVH vật thể cho

học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng 50

Bảng 2.12. Đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật

thể 52

Bảng 2.13. Công tác chỉ đạo về các biện pháp chỉ đạo giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao

Bằng 54

Bảng 2.14. Lực lượng tham gia phụ trách trong công tác giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học 55

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh ở trường THPT thành phố Cao Bằng 57

Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố

Cao Bằng 61

Bảng 3.1. Sự cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 86

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Năm 2001, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật di sản văn hóa (DSVH), đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DSVH, hai loại hình DSVH vật thể và DSVH phi vật thể đều trở thành đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Đây là một bước chuyển biến lớn lao trong nhận thức của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về DSVH. Năm 2009, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH được thông qua. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH cũng kịp thời được nghiên cứu, xây dựng, nhằm đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể việc thi hành Luật trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH trong quá trình hội nhập.

DSVH vật thể là sản phẩm vật chất gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, thời gian, không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo, nâng cấp, tu bổ và được giữ gìn từ thế hệ này khác.

Tại các trường THPT trong những năm gần đây, nhà trường thường lồng ghép nội dung dạy học DSVH vật thể vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa). Chẳng hạn, Trường THPT Phong Châu (thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao) những năm học gần đây nhà trường đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với bảo vệ DSVH vật thể Đền Hùng”; tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với các chủ đề, chủ điểm khác nhau. Một số trường đã đưa DSVH lồng ghép trong các buổi chào cờ, trong các tiết học bộ môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn, Giáo dục công dân và các hoạt động ngoại khóa, chương trình giao lưu, thi tìm hiểu lịch sử vật thể và các buổi ngoại khóa,... để học sinh tìm hiểu. Đây là nội dung rất thiết thực và bổ ích, giúp học sinh biết trân trọng những giá trị văn hóa vật thể của dân tộc; bồi đắp

tình yêu quê hương, đất nước và tấm lòng biết ơn với tổ tiên. Từ đó, thấy mình cần phải nỗ lực học tập hơn nữa để xứng đáng với truyền thống của cha ông.

Có thể khẳng định, việc đưa nội dung giáo dục DSVH vật thể vào trường học đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn; đồng thời góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của dân tộc. Việc giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị liên quan nhằm đa dạng hóa nội dung, hình thức giảng dạy để gây dựng được tình cảm của học sinh, để các em thực sự hiểu và yêu DSVH. Đây chính là nguyên tắc bảo tồn bền vững cho các DSVH của quê hương, đất nước.

Giáo dục di sản là một trong những phương pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Việc sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Qua đó, bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và giúp học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn.

DSVH, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, DSVH giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn. Hiện nay học sinh đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, mỗi DSVH là một cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ, là một sợi dây gắn kết trách nhiệm và tình cảm của nhà trường với gia đình và xã hội.

Cao Bằng là mảnh đất chứa đựng một loạt điểm địa chất có ý nghĩa địa lý, lịch sử, văn hóa mang tầm khu vực và thế giới. Các điểm địa chất có tầm quan trọng từ quan điểm khoa học, sự hiếm có, tính giáo dục và mang giá trị thẩm mĩ cao. Bên cạnh những giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống phong phú. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Ngày 12 tháng 04 năm 2018, tại kỳ họp lần thứ 204 tại Pais, Hội đồng chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng. Muốn học sinh nhận thức đầy đủ về những giá trị DSVH Cao Bằng nhằm bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương đất nước, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, góp phần xây dựng quê hương Cao Bằng ngày càng giàu đẹp hơn, cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và DSVH dân tộc nói riêng, khơi dậy niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ. Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với vật thể. Nội dung các môn học đều có đề cập đến giáo dục giá trị truyền thống (hay giáo dục di sản). Trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, có 2 nội dung liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị DSVH: Tổ chức đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản gắn với tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục di sản và giáo dục thông qua di sản, làm cho học sinh hiểu biết về di sản, từ đó có tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước.

Các trường THPT trên địa bàn thành phố tỉnh Cao Bằng ngoài nhiệm vụ thực hiện các nội dung giảng dạy và giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho học sinh lứa tuổi THPT theo chương trình quy định, còn thực hiện nhiệm vụ chính trị là “đào tạo nguồn nhân lực và nguồn cán bộ cho địa phương”. Ngoài việc truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh các trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục giá trị DSVH Cao Bằng, khơi gợi lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương, truyền thống văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Đây là một nội dung quan trọng góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo dục giá trị di sản văn hoá trong các nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng hiện nay còn tồn tại những hạn chế nhất định chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn địa phương.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng và khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

5. Giả thuyết khoa học

Giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện tuy nhiên hiệu quả chưa cao, điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh theo hướng phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, phối hợp kết hợp các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác

- Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản liên quan đến giáo dục giá trị DSVH vật thể để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lí và GV các trường THPT trên địa bàn thành phố tham gia công tác tổ chức, thực hiện giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ và cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể... Từ đó, nắm bắt thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

6.2.2. Phương pháp điều tra ( qua phiếu, bảng hỏi)

Điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập những thông tin về các hoạt động quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể của cán bộ quản lí và GV trong quá trình giá dục cho học sinh. Đồng thời biết được các cách thức, quy trình hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

6.2.3. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhằm tiếp thu ý kiến của họ về tính cần thiết, tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để có những kết luận chính xác và định hướng vận dụng các biện pháp đó vào trong thực tiễn.

6.2.4. Phương pháp dự báo

Dựa trên kết quả điều tra cũng như trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lý, GV và học sinh để đưa ra những nhận định, dự báo về việc giáo dục giá trị DSVH vật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023