Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 2

3.2.4. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối

cảnh cách mạng 4.0 79

3.2.5. Xây dựng cơ chế giám sát thực hiện nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng

Yên, tỉnh Hưng Yên 83

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 87

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87

3.4.1. Mục tiêu của khảo nghiệm 87

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 87

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm 87

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm và xử lý kết quả 88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 88

Kết luận chương 3 89

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 2

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90

1. Kết luận 90

2. Khuyến nghị 92

2.1. Khuyến nghị với UBND thành phố 92

2.2. Đối với phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố 92

2.3. Đối với các trường THCS 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHẦN PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GDĐĐ : Giáo dục đạo đức

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 44

Bảng 2.2: Thực trạng phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh

cách mạng 4.0 46

Bảng 2.3: Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành

phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 48

Bảng 2.4: Các lực lượng giáo dục đạo đức cho HS ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 49

Bảng 2.5: Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THCS TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 51

Bảng 2.6: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS ở trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0 52

Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

trong bối cảnh cách mạng 4.0 54

Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

trong bối cảnh cách mạng 4.0 56

Bảng 2.9: Đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong

bối cảnh cách mạng 4.0 58

Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

trong bối cảnh cách mạng 4.0 60

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 88

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đạo đức là gốc trong nhân cách con người, vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức trở thành người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Thực hiện lời dạy trên để phát triển toàn diện nhân cách học sinh phổ thông nói chung và phát triển nhân cách học sinh THCS nói riêng nhà trường THCS đã thực hiện đồng thời các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức cùng các nhiệm vụ khác cho học sinh THCS, nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục cấp học.

Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nhằm giúp học sinh nhận thức rõ về các chuẩn mực đạo đức, ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức đó và quy tắc hành vi thực hiện các chuẩn mực đạo đức. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh ý thức, thái độ, niềm tin phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và tích cực rèn luyện kỹ năng hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong các bối cảnh và tình huống cụ thể.

Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau: Giáo dục đạo đức thông qua dạy học, giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt tập thể, cong đường lao động sản xuất và thông qua con đường tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh.

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên, nhiều gia đình có điều kiện đàu tư cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội của học sinh được mở rộng, các em có cơ hội tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vì vậy học sinh năng động hơn, tích cực hơn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nhiều thầy cô giáo, nhà trường và gia đình còn quá quan tâm đến việc dạy chữ mà coi nhẹ việc dạy cách làm người cho học

sinh THCS dẫn tới có nhiều tình huống đáng tiệc xảy ra: Một số ít học sinh không vượt qua được những cám dỗ của tệ nạn xã hội, một số học sinh còn có những hành vi thiếu chuẩn mực thậm chí đánh thầy, cô, có hành vi bạo lực học đường vv, … số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngaị cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các gía trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến chất lượng giáo dục và an ninh trật tự xã hội.

Bên cạnh đó các thế lực phản động đang tìm mọi cách chống phá cách mạng XHCN ở Việt Nam. Với âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng “Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo,...” để kích động gây rối trật tự, an ninh xã hội, lối kéo đặc biệt là thanh niên, học sinh qua mạng xã hội làm cho học sinh, sinh viên sống thực dụng, không có mục đích và lý tưởng sống, …Vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên cần được đặt lên hang đầu nhằm giúp cho học sinh nhận thức đúng về hiện trạng xã hội và các chuẩn mực đạo đức cần hình thành, giúp các em sống có lý tưởng, hoài bão ước mơ vì bản thân, tập thể, cộng đồng và đất nước, quê hương cho thế hệ trẻ;

Học sinh THCS là lứa tuổi học sinh mới lớn, nhạy bén với cái mới nhưng chưa đủ bản lĩnh và năng lực để thích ứng với bối cảnh mới của thế giới phẳng, do đó dễ dẫn tới sai lầm về nhận thức và hành vi trong cuộc sống. Hội nhập quốc tế và khu vực tạo ra một thế giới phẳng không biên giới và sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, vấn đề đặt ra đối với nhà trường là làm thế nào để giúp học sinh giỡ gìn phát huy bản sắc văn hóa khu vực quốc tế mà vẫn hội nhập thành công. Mặt khác tỉnh Hưng Yên là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp mới được mở ra, hoạt động liên doanh, liên kết được mở rộng với các doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề giao thoa văn hóa tại địa bàn đang diễn ra ảnh hưởng tới vấn đề giáo dục đạo đức văn hóa truyền thống cho học sinh THCS.

Trước bối cảnh trên Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã xác định rõ mục tiêu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo

dục phổ thông là nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; phát triển con người Việt Nam toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu”, phù hợp với Tuyên bố của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc: “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình”.

Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới hình thành cho học sinh 10 năng lực và 5 phẩm chất cơ bản: Yêu nước, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ để đạt được các mục tiêu trên cần có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu Đề tài “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng 4.0.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0.

- Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đề xuất các biện pháp quản lý quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

5. Giả thuyết khoa học

Giáo dục đạo đức là nền tảng để hình thành phát triển toàn diện nhân cách học sinh, cách công nghiệp 4.0 ảnh hưởng mạnh tới giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên phù hợp với bối cảnh mới sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

- Về địa bàn: Nghiên cứu được thực hiện điều tra tại 5 trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

- Về khách thể khảo sát: Tổng số: 200 người. Trong đó có: 15 cán bộ quản lý nhà trường; giáo viên 90.

7. Phương pháp Nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, Luật giáo dục, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về đổi mới giáo dục và đào tạo,

chương trình giáo dục phổ thông mới; Nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học về giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh liên quan đến đề tài;

Dựa trên cơ sở nghiên cứu hệ thống tài liệu, tác giả luận văn phân tích, tổng hợp, khái quát hóa xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát đnahs giá về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên trong bối cảnh cách mạng 4.0.

- Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

- Nghiên cứu các sản phẩm giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát và thống kê được từ thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng yên trong bối cảnh cách mạng 4.0.

8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

THCS trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương 2: Thực trạng quản lý dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí