Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Vườn Quốc Gia Cúc Phương


tác quản lý bảo tồn rừng đặc dụng. Một số VQG trực thuộc Bộ NN&PTNT thì ngoài ngân sách trung ương còn được tiếp cận rất dễ các nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế đầu tư; còn VQG, khu bảo tồn thuộc tỉnh phụ thuộc lớn vào tiềm năng kinh tế của tỉnh, nguồn kinh phí được tiếp cận từ các tổ chức quốc tế rất hạn chế, phụ thuộc vào cơ chế quản lý hành chính của tỉnh. Do đó trong hệ thống quản lý rừng đặc dụng bị mất cân đối, có những rừng được đầu tư nhiều và ngược lại, ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học trong công tác bảo tồn rừng.

Về lao động: Hầu hết các VQG, khu bảo tồn chưa có cán bộ được đào tạo chuyên về bảo tồn và du lịch mà chỉ thông qua các lớp tập huấn ít ngày, do đó kiến thức về bảo tồn và kinh doanh du lịch sinh thái còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và khai thác DLST.

Lao động trong các VQG vẫn phụ thuộc vào biên chế, thi tuyển công chức, viên chức theo chỉ tiêu đã được Bộ NN&PTNT hoặc UBND các tỉnh phê duyệt. Các VQG chưa được chủ động trong việc tuyển dụng theo nhu cầu thực tế tại từng thời điểm.

Về bảo tồn đa dạng sinh học: Theo luật đa dạng sinh học năm 200 thì phân cấp khu bảo tồn có 4 dạng sau: VQG, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan và không có khu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Như vậy giữa Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật đa dạng sinh học năm 200 có sự khác nhau về phân chia và dùng từ, một bên sử dụng “rừng đặc dụng”, bên kia dùng “ Khu bảo tồn”. Trong khi theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì “Khu bảo tồn” nằm trong rừng đặc dụng và dưới VQG. Do đó tạo ra sự không thống nhất về cách sử dụng, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Quy mô về diện tích các khu rừng đặc dụng hầu hết giới hạn trong phạm vi hành chính của tỉnh, mà chưa chú trọng đến diện tích vùng sinh thái đặc trưng, diện tích vùng có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm,… (nghĩa là chưa chú trọng đến việc thành lập khu bảo tồn liên danh giới), chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại của loài, của hệ sinh thái. Đối với Vườn quốc gia, khu bảo tồn chưa xác


định được rõ khu vực cho bảo tồn và khu vực dành cho phát triển, do đó đã tạo ra sự lúng túng trong quản lý chỗ nào cũng bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Về bảo vệ tài nguyên: Việc bảo vệ tài nguyên rừng đặc dụng hiện nay đang được thực hiện chủ yếu thông qua việc Ban quản lý các VQG khoán bảo vệ rừng trực tiếp với các hộ gia đình sống gần rừng . Các cơ quan chức năng địa phương chưa thực sự tham gia trực tiếp vào tiến trình này. Do vậy, việc quản lý tài nguyên rừng chưa thu hút được sự quan tâm của cộng đồng dân cư địa phương nên hiệu quả quản lý rừng và khai thác lợi thế từ tiềm năng rừng đặc dụng chưa cao.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

3.2. Giới thiệu về vườn quốc gia Cúc Phương

3.2.1. Lịch sử hình thành vườn quốc gia Cúc Phương

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 12

Vị trí địa lý VQG Cúc Phương thuộc địa giới 3 tỉnh là Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình, có tọa Từ 20014' đến 20024' vĩ độ Bắc và từ 105029' đến 105044 kinh độ Đông.

Quyết định 72/TTg ngày 7/7/1962 về việc thành lập một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam; Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8/1/1966 chuyển lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương; Quyết định 333/QĐ-LN ngày 2 tháng năm 1966 quy định chức năng, trách nhiệm của Ban quản lý.

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia Cúc Phương

VQG Cúc Phương được xếp vào loại " là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch". VQG Cúc Phương được quy định ba chức năng cơ bản sau:

- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá

- Nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học

- Tổ chức phục vụ tham quan du lịch

Để thực hiện các chức năng trên, các nhiệm vụ cụ thể như sau:


+ Quản lý bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của Vườn, mọi giá trị tài nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cổ, các cảnh quan có giá trị thẩm m đặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc bị tàn phá.

+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm phục vụ công tác bảo vệ, phục hồi quản lí và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.

+ Đảm nhiệm tốt dịch vụ DLST trên cơ sở tôn trọng luật lệ, nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của VQG, tạo điều kiện cho mọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của VQG, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…


3.3. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương

3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

. .1.1. Hệ thực vật rừng

VQG Cúc Phương có 20.47 ha rừng trong tổng số diện tích 22.200ha (chiếm 92,2%). Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh, Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Với diện tích chỉ có 0,07% so với cả nước, nhưng lại có số họ thực vật chiếm tới 7,9 % số chi 6,09% và số loài chiếm 17,27% trong tổng số họ, chi và loài của cả nước.

Cúc Phương là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư cùng sống với nhiều loài bản địa. Đại diện cho thành phần bản địa là các loài trong họ Long não (Lauraceae), Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae ). Đại diện cho luồng di cư từ phương Nam ấm là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae). Đại diện cho luồng thực vật có nguồn gốc từ phương Bắc là các loài trong họ Giẻ (Fagaceae).

Cúc Phương còn diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Đặc biệt là trên diện tích rất nhỏ của Cúc Phương đã có 19 loài thực vật có mạch, (Danh lục thực vật Cúc Phương năm 1997). Chính do vị trí đặc biệt nên đã dẫn đến kết cấu tổ thành loài của rừng Cúc Phương rất phong phú.


Đặc biệt Cúc Phương có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, do vậy rừng Cúc Phương là rừng nhiều tầng, có nhiều cây gỗ lớn, có hoa quả trên thân… đây là những yếu tố kỳ thú đối với khách du lịch. Sự phong phú hấp dẫn của thế giới thực vật của Cúc Phương còn thể hiện ở sự đa dạng của các loài cây dây leo thân gỗ, hiện tượng cây phụ sinh, … Nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú này không chỉ có giá trị về mặt khoa học, mà còn thu hút khách du lịch với sự ngưỡng mộ và trân trọng.

. .1.2. Hệ động vật rừng

Khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất phong phú, theo số liệu điều tra, Cúc Phương có 9 loài thú, 07 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 6 loài cá và gần

2.000 loài côn trùng. Trong các loài thú ở Cúc Phương, nhiều loại đã được xếp vào loại quý hiếm như Báo gấm, Báo lửa, Gấu ngựa và nhiều loài đặc hữu như sóc bụng đỏ. Cúc Phương có loài linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam chúng không còn tồn tại nơi nào khác. Đó là loài Voọc mông trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất. Chính vì vậy Cúc Phương được chọn là một trong những điểm xem chim lý tưởng cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Về côn trùng ở Cúc phương đã ghi nhận 1.800 loài thuộc 200 họ. Nhiều loài là và có giá trị khoa học cao như bọ que, đặc biệt là khu hệ bướm với muôn màu sắc.

3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

. .2.1. Về dân cư

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, VQG Cúc Phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, rừng được bảo vệ và phát triển. Cúc Phương được ví như " ột ốc đảo xanh" nằm giữa "biển người". Trải dài trên địa phận 1 xã thuộc 4 huyện của tỉnh, với số dân khoảng gần 0.000 người chủ yếu là dân tộc ường, mật độ bình quân là 1 người/km2 trong đó 4 xã có dân nằm trong ranh giới của vườn là:

Xã Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan - Ninh Bình. Xã Thạch Lâm thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa.

Xã Ân Nghĩa và Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn - Hòa Bình.


Tổng số nhân khẩu của 4 xã khoảng 6.000 người

Do đặc điểm dân cư chủ yếu tập trung ở vùng thấp gần các trục đường giao thông, nên phân bố lao động và sản xuất cũng tập trung chủ yếu ở đây. Dân tộc chủ yếu là người ường và người Kinh. Người ường chủ yếu phân bố ở các bản vùng núi thuộc các xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa, Cúc Phương, Thạch Lâm. Dân tộc ường thường sống tập trung thành những bản nhỏ từ 20 - 40 hộ ở các thung lũng có nguồn nước ổn định. Người Kinh sống ở làng bản gần đường giao thông và thị trấn.

Tốc độ tăng dân số khá cao, các tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu. Từ nhiều thế kỷ người ường đã định cư và phát triển ở vùng núi cao và hoàn toàn không phụ thuộc vào người Kinh sống ở vùng đồng bằng. Dân tộc ường đã phát triển những phong tục tập quán và ngôn ngữ của họ khác biệt với dân tộc khác.

Tuy nhiên các thôn bản ở gần đường giao thông không còn giữ được các bản sắc đặc thù của mình và đang hòa đồng với cách sống của người Kinh, chỉ còn một số bản ở phía tây của Vườn là khu vực thung lũng sông Bưởi như bản Khanh, xóm Voọc…Còn giữ được một số nét văn hoá sinh hoạt bản địa.

. .2.2. Các yếu tố về văn hoá, lịch sử

Cư dân lâu đời ở đây là người dân tộc ường có nét văn hoá - xã hội riêng biệt, đặc thù. Người ường sinh sống trong các ngôi nhà sàn bên sườn đồi thành những Bản, họ đã cư trú ở đây 00 năm, sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm nghề dệt vải thổ cẩm, chủ yếu để dùng trong gia đình, nghề nuôi ong lấy mật. Công cụ sản xuất truyền thống của họ mang nặng tính bản sắc như con nước, cối giã gạo bằng sức nước, máng dẫn nước bằng ống bương, những khung cửi dệt vải thủ công, rìu nỏ làm bằng gỗ… Thêm vào đó là các trang phục độc đáo, nếp sống sinh hoạt đặc trưng bởi nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, phong tục uống rượu cần, lễ hội Cồng chiêng, tục chơi xuân ném còn. Họ sống thật thà, gắn bó, thương yêu lẫn nhau và rất hiếu khách.

Về yếu tố lịch sử: Di khảo cổ góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn du lịch ở Cúc Phương. Các dấu vết di chỉ khảo cổ đã được tìm thấy tại một vài hang động như động Người Xưa, hang Con oong:


Động Người Xưa: Năm 1966 Viện khảo cổ Việt Nam phối hợp với VQG Cúc Phương, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức, đã tiến hành khai quật hang động này. Ngành khảo cổ đã thu được các loại rìu đá, mũi nhọn xương, dao cắt bằng đá, vỏ ốc và nhiều xương thú, răng thú, đặc biệt đã phát hiện được ngôi mộ cổ với các bộ xương người đã hoá thạch còn khá nguyên vẹn. Bằng phương pháp các bon phóng xạ 14 các nhà khoa học đã xác định những bộ xương này cách ngày nay khoảng 7. 00 năm. Thi hài người chết được chôn trong tư thế nằm co, xung quanh kè đã hộc, đáy lót đá dăm và xung quanh rắc thổ hoàng. Đây là lối cấu trúc mộ cổ lần đầu tiên phát hiện được trong các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà bình, gợi lại những ý niệm sơ khai về tín ngưỡng tôn giáo nguyên thuỷ. Động Người xưa nằm trên trục vào trung tâm bống, đã được cây dựng cầu dẫn và bậc thang đi lên giữa khu rừng nguyên sinh càng làm tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Động Con oong: đã phát hiện vào năm 1976. Kết quả khai quật di chỉ ở Con oong cho thấy rõ hơn khung niên đại phát triển văn hóa thời đại đồ đá Việt Nam và Đông Nam Á.

Ngoài ra còn có các động khác như động Phò ã Giáng, động Trăng Khuyết, động Thủy Tiên.

Các di chỉ này đã trở thành những vật chứng có giá trị khoa học, đồng thời cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm, tò mò của khách tham quan. Du khách có thể chứng kiến các hiện vật cổ được trưng bày trong bảo tàng của Vườn và có thể đến thăm các ngôi mộ tượng trưng trong hang động.

3.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

. . .1. Về giao thông

VQG Cúc Phương cách quốc lộ 1A 20km, từ Gián Khẩu đến thị trấn Nho Quan theo đường Phà Đế. Từ Nho Quan vào đến cổng Vườn khoảng 1 km là đường bê tông thuận lợi cho khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng đến thăm VQG.

Ngoài ra, các đường liên huyện khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách ở các tỉnh phụ cận tới thăm VQG.


Đường ô tô liên tỉnh ở Nho Quan đi Yên Thủy - Lạc Thủy (Hòa Bình); đường ô tô Lạc Sơn - Thạch Thành (Thanh Hóa), nằm trong tuyến đường quốc lộ 1B (đường mòn Hồ Chí inh) được hoàn thành khiến cho việc đến thăm VQG Cúc Phương càng trở nên dễ dàng hơn.

Tuyến đường chính từ cổng Vườn vào khu trung tâm Bống là đường bê tông, nhựa rộng - , m. Xe chở khách vào thẳng trung tâm, nơi tập kết để thực hiện các tuyến, điểm tham quan trong Vườn. Tổng chiều dài tất cả các tuyến đường mòn tham quan khoảng 0km.

Tuy nhiên vào mùa mưa, một số đoạn đường từ quốc lộ 1A đến thị trấn Nho Quan và từ khu hành chính vào trung tâm Vườn bị ngập gây khó khăn cho hoạt động tham quan du lịch. Ngoài ra chất lượng của một số tuyến đường liên tỉnh còn thấp nên hạn chế khả năng thu hút nguồn du khách tới tham quan từ những tuyến đường này.

3.3.3.2. Hệ thống điện nước

Ở khu vực cổng Vườn đã có hệ thống nước máy đảm bảo an toàn vệ sinh. Khu vực trung tâm Bống sử dụng nguồn nước tự nhiên thông qua bể chứa. Nước tự nhiên Cúc Phương trong sạch tuy nhiên có hàm lượng vôi cao không qua xử lý nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp thấm, phân hủy thông qua bể phốt. Rác thải sinh hoạt chưa được phân loại mà chỉ qua xử lý thô sơ bằng cách đốt hoặc chôn.

Hệ thống lưới điện được nối từ Nho Quan đến cổng vườn đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện thiết yếu phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân viên trong vườn và sinh hoạt của du khách.

Ngoài ra VQG có hai máy phát điện có công suất 7 KVA và KVA. ột máy dùng dự phòng cho khu trụ sở chính Cổng Vườn. áy còn lại phát điện tại trung tâm Bống buổi tối (từ 6h đến 10h vì khu này chưa được cung cấp điện lưới quốc gia).


. . . . Hệ thống thông tin liên lạc

Hiện tại mạng lưới điện, sóng điện thoại di động và hệ thống máy fax, email được trang bị từ khu cổng Vườn tới khu Hồ ạc (cách cổng Vườn 1km). Tuy nhiên vào sâu trong khu trung tâm Bống thì chưa có mạng lưới điện và sóng điện thoại.


3.4. Thực trạng tổ chức quản lý tại vườn quốc gia Cúc Phương

3.4.1. ô hình tổ chức quản lý

Các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban giám đốc, giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Vườn. Phó giám đốc tham mưu giúp việc cho giám đốc.

Các đơn vị trực thuộc chủ yếu như sau:

- Phòng Kế hoạch tài chính: Quản lý vốn, tài sản của Vườn, tham mưu cho giám đốc sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng nhanh, thay mặt Vườn kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh củaVườn.

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế: Nhiệm vụ phòng này chủ yếu thực hiện các dự án trong Vườn quan hệ với các tổ chức nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nghiên cứu về khoa học nghiên cứu bảo tồn loài.

- Hạt kiểm lâm: Chức năng chính của đơn vị này là làm công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng.

- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: Chủ yếu làm công tác đón tiếp khách đến thăm vườn hướng dẫn điều tiết khách, ngoài ra còn một công việc rất quan trọng là làm công tác tuyên truyền để người dân và du khách nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn.

Theo sơ đồ 4. ta thấy với mô hình quản lí thì các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban quản lý VQG. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn của VQG. Ban quản lý VQG có thể chủ động trong việc quy hoạch, điều chỉnh các hoạt động du lịch cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của vườn đó là bảo tồn và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023