Những Nghiên Cứu Về Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0‌‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh

Petxtalôdi (1746 - 1827), một trong những nhà giáo dục tiêu biểu của thế kỷ XIX, đã nghiên cứu về giáo dục đạo đức và đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đạo đức trong giáo dục học sinh. Ông cho rằng nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là giáo dục đạo đức cho trẻ em trên cơ sở chung nhất là tình yêu về con người.

C.Mác (1818 -1883), người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, cho rằng: “Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra chung quanh,..” [dẫn theo 37].

Đỗ Tuyết Bảo (2001)nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh THCS tại TP Hồ Chí Minh, đã đề cập đến vai trò giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, tác động đổi mới của xã hội với giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh [4].

A.C. Macarenco của Liên Xô với tác phẩm “Bài ca sư phạm” đã đề cập đến vấn đề giáo dục công dân, giáo dục trẻ em có hành vi lệch chuẩn, đã nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục đạo đức thông qua nhiều phương pháp như phương pháp nêu gương, giáo dục bằng tập thể và thông qua tập thể [dẫn theo 44].

Lê Ngọc Văn (1996); nghiên cứu về “Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” đã đề cập đến chức năng và vai trò rất quan trọng của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Phạm Minh Hạc (2009) nghiên cứu về vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức đã chỉ rõ: “Yếu tố quyết định là ý thức tự giáo dục thực sự nghiêm khắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- sự phấn đấu hướng thiện của từng cá nhân, nhất là của học sinh các lớp cuối cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên,…kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức trong nhà trường với gia đình và ngoài xã hội, GDĐĐ cho tuổi trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ hàng đầu của các gia đình, nhà trường và toàn xã hội”, giả đã nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong đó có học sinh trường trung học cơ sở là một vấn đề nổi cộm và cấp thiết trong xã hội hiện nay [34].

Phạm Tất Dong đã đi sâu vào nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạt động giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động này với hoạt động giáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lý tưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ; đồng thời đề xuất nhiều nội dung, biện pháp giáo dục trong bối cảnh mới cho học sinh, sinh viên.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hưng Yên tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - 3

Huỳnh Văn Sơn nghiên cứu giá trị đạo đức và sự lựa chọn giá trị đạo đức trong định hướng lối sống của sinh viên các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đưa ra nhận định: Sự lựa chọn các giá trị đạo đức nhân văn của sinh viên chưa rõ ràng, còn dao động, tồn tại nhiều thái độ tiêu cực, ở một bộ phận không nhỏ sinh viên và còn chưa thống nhất giữa nhận thức với thái độ, hành vi, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay. [42].

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục Việt Nam ban hành đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông với mục tiêu hình thành 5 phẩm chất cơ bản đó là yêu nước, nhân ái; chăm chỉ; trung thực, trách nhiệm và ý thức chức hành pháp luật cho học sinh. Nội dung giáo dục ở cấp tiểu học được gọi là giáo dục đạo đức; cấp THCS và cấp THPT gọi là giáo dục công dân.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Phạm Minh Hạc (2002) và nhóm nhà khoa học khác nghiên cứu về: “Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong đó đã nhấn mạnh giáo dục đạo đức phải là nền tảng và cần được coi trọng, quan tâm đúng mức. Nhóm tác giả đã nêu ra các định hướng giá trị đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH như tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương giáo dục đạo đức trong các trường học; củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường trong việc GDĐĐ cho mọi người,… [30].

Đỗ Thị Thanh Thúy (2009) đã nghiên cứu về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trung Hưng và một số trường THCS thuộc địa bàn thành phố Sơn Tây từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý chỉ đạo thích hợp và khả thi về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh [49].

Nguyễn Thị Hoàng Anh (2011) đã nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong các trường đại học sư phạm nhằm đề xuất mô hình mới về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm và các giải pháp thực hiện: Đổi mới về nhận thức giáo dục đạo đức; Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức; Đổi mới hình thành tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức và xây dựng môi trường giáo dục đạo đức; vv…[1].

Nguyễn Thanh Phú (2014) nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm, đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh hiện nay [41].

Nguyễn Thị Nhi (2017), nghiên cứu về các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thành phố Hà Nội đã đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay và đề xuất được các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua thực hiện các con đường giáo dục và phối hợp các lực lượng giáo dục cũng như tang cường cơ sở vật chất để giáo dục học sinh trong bối cảnh hiện nay [38].

1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1. Đạo đức

Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương, "Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội" [22].

Đạo đức hiểu theo nghĩa hẹp là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định những chuẩn mực ứng xử của con người với bản thân, với người khác, với công việc, với thiên nhiên, với môi trường sống. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống và nhận thức, thái độ, hành vi thực hiện các chuẩn mực đó của con người.

Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách con người, phản ánh bộ mặt của nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hóa. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động của con người trong các mối quan hệ và với chính bản thân góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong xã hội sẽ phản ánh ý thức chính trị của họ với các vấn đề đang tồn tại [30].

Trong giáo dục đạo đức cho học sinh thường đề cập tới chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực đạo đức là những phẩm chất đạo đức có tính chất chuẩn mực, được nhiều người thừa nhận, được dư luận xác định như một đòi hỏi khách quan, là thước đo cần có của mỗi con người, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định cần hình thành ở học sinh 5 phẩm chất cơ bản: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. Những phẩm chất đạo đức ấy được coi như mục tiêu giáo dục, rèn luyện của học sinh phổ thông nói chung và học sinh THCS nói riêng.

Từ những quan niệm khác nhau ở trên, tác giả luận văn có thể khái quát đạo đức là một hệ thống các qui tắc, các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với người khác, môi trường và với chính bản thân để bảo vệ lợi ích cá nhân và của cộng đồng, chúng được đảm bảo thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội.

1.2.2. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của giáo viên hay nhà sư phạm tới học sinh hay người được giáo dục để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu xã hội.

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục" [37]. Theo các tác giả giáo dục đạo đức là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hóa những nhu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân. Giáo dục đạo đức được thực hiện ở mọi nơi, mọi chỗ: trong gia đình, nhà trường và trong môi trường xã hội, với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú, trong đó nhà

trường giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm ở trường THCS đạt tới nhân cách hài hòa, toàn vẹn, bao gồm: Giáo dục kiến thức đạo đức; Giáo dục thái độ đạo đức; Giáo dục kỹ năng - hành vi đạo đức.

Bản chất giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của giáo viên cha mẹ học sinh và các lực lượng liên đới và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS gắn chặt với giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp. Vì vậy, ngoài việc nâng cao nhận thức các giá trị đạo đức, giáo dục đạo đức còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, hình thành quan niệm sống tích cực cho mỗi học sinh trong nhà trường. Mặt khác, giáo dục đạo đức cũng góp phần khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức, vô văn hóa trong xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản văn hóa trong mỗi một con người. Giáo dục đạo đức còn có tác dụng trong việc truyền lại cho thế hệ sau những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, cộng đồng và gia đình, dòng họ. Thông qua hoạt động giáo dục sẽ giúp cho họ nhận thức đầy đủ giá trị của truyền thống đạo đức dân tộc, ý nghĩa to lớn của chúng trong đời sống hiện thực, lòng yêu nước, tinh thần nhân ái và tính nhân văn sâu sắc đã được lưu giữ, bảo tồn và lắng đọng trong cốt cách con người và nền văn hóa Việt Nam.

Đào Đức Doãn cùng nhóm tác giả, khi biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, xác định dục đạo đức là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giáo dục học sinh ý thức, hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho

học sinh các phẩm chất đạo đức chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân [24].

Từ cách phân tích trên, tác giả luận văn hiểu: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm giáo dục học sinh ý thức, thái độ và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; trên cơ sở đó hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất đạo đức chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam.

1.2.3. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở là tác động có mục đích, định hướng của các nhà quản lý (hiệu trưởng) thông qua thực hiện các chức năng quản lý trong một bối cảnh cụ thể đến đối tượng quản lý (quá trình giáo dục cùng giáo viên và học sinh) nhằm đạt được mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đã đặt ra đó là hình thành được các phẩm chất đạo đức cơ bản ở người học.

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở theo tiếp cận chức năng quản lý bao gồm: lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, kiểm tra, đánh giá quá trình triển khai thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

1.3. Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

1.3.1. Cách mạng 4.0 và mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở

1.3.1.1. Các mạng 4.0 và yêu cầu đặt ra đối với giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý

trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Bản chất của cách mạng 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...

Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.

Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. Cách mạng 4.0 đã tạo điều kiện cho giáo dục có được phương tiện hiện đại để tiếp nhận các giá trị văn minh nhân loại mà không cần tốn nhiều công sức. Giáo dục số phát triển giúp con người học qua máy tính và các kỹ thuật thông minh khác.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khiến cho ranh giới của các khái niệm thuộc các lĩnh vực mà con người đang hoạt động dễ bị xóa nhòa. Đồng thời nó cũng định nghĩa lại cách thức mà chúng ta tiếp cận lẫn tương tác với các mối quan hệ trong thế giới số. Chính vì hoàn cảnh xung quanh liên tục biến đổi không ngừng, đòi hỏi mỗi chúng ta phải liên tục cập nhật kỹ năng để thích ứng. Quá trình thích ứng cần một công cụ mang tính phổ quát: đó là giáo dục! Giáo dục không chỉ quan tâm dạy kiến thức, kỹ năng mà còn phải dạy cho học sinh thái độ khi tham gia vào thế giới số như thế nào để phát triển hòa nhập và tránh tụt hậu. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023