Đối Với Trường Thpt Tô Hiệu – Thường Tín – Thành Phố Hà Nội




Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là sự tác động của các nhà QLGD, các nhà giáo, của các tổ chức và cá nhân toàn xã hội đến mỗi học sinh cá biệt để mang lại hiệu quả mong muốn. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, dựa vào những nguyên tắc làm cơ sở, đề tài nghiên cứu và tìm ra 6 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội: BGH xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT; BGH trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPTTô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội; BGH lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh; BGH chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt theo hướng đa dạng hoá hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp; BGH chỉ đạo xây dựng môi trường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt; BGH tổ chức, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Ngoài ra, để có cơ sở khách quan nhằm áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của một số cán bộ, giáo viên, trong nhà trường. Nhìn chung, đại bộ phận cán bộ, giáo viên đều đánh giá các biện

pháp trên có tính cần thiết và khả thi, có thể thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm về nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho phép khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và việc hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra ban đầu của tác giả luận văn.


Tiểu kết chương 3

Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã đề xuất được xây dựng trên cơ sở khoa học, tìm hiểu và nghiên cứu lý luận về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội phù họp với đối tượng học sinh cá biệt tại trường THPT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cả 6 biện pháp có mối tương quan tác động qua lại, tương trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo nên tính đa dạng và khả năng thích ứng tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Cả 06 biện pháp này đều đã được đối tượng khảo nghiệm tán thành với sự cần thiết và mức độ khả thi cao. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, để triển khai “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục” và cụ thể hoá tinh thần “coi trọng quản lý chất lượng” của Nghị quyết so 29- NQ/TW thì việc thực hiện đồng bộ 06 biện pháp này ngay đầu năm học sẽ giúp BGH trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt hiệu quả hơn, từ đó góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng với sự thay đổi của xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 11

1. Kết luận

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói chung, cho học sinh cá biệt tại trường THPT nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, lời dạy của Bác Hồ… Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Giáo dục đạo đức học sinh có vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục ở tất cả cấp học, bậc học, đặc biệt ở bậc THPT. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, mà nhà trường giữ trọng trách quan trọng nhất, như Heghen đã nói “Nhà trường là nơi để cho trẻ em bước từ đời sống gia đình vào đời sống xã hội không hụt hững, bước từ thế giới tình cảm sang thế giới công việc một cách thuận lợi”. Để truyền tải những tri thức, những phẩm chất tốt đẹp đó người giáo viên là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của nền giáo dục của các quốc gia. Chính vì vậy bồi dưỡng năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm đặc biệt là bồi dưỡng năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý là hết sức cần thiết. Trường học là cơ quan chuyên biệt của Nhà nước có nhiệm vụ GD&ĐT thế hệ trẻ. Do vậy nhà trường phải nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục đạo đức nói riêng cho từng cấp học. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, không chỉ có sự nỗ lực của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà phải biết phối hợp với gia đình, các lực lượng giáo dục ngoài xã hội; có như vậy công tác quản lý giáo dục đạo đức mới mang lại hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín, trường đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức. Hiệu trưởng của trường đã chủ động chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội cùng đồng lòng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên nội dung quản lý giáo dục đạo đức còn phiến diện, hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu, các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế, một số học sinh còn xếp loại hạnh kiểm trung bình ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Những năm qua ngành giáo dục Hà Nội nói chung, giáo dục THPT Tô Hiệu

– Thường Tín nói riêng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và có nhiều thành tựu trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Tô Hiệu – Thường Tín có những biến chuyển tích cực, do vậy đã có nhiều tiến bộ. Đạo đức học sinh được thể hiện qua kết quả xếp loại hạnh kiểm: năm sau tiến bộ hơn năm trước, việc quản lý đánh giá kết quả giáo dục đạo đức ở các nhà trường ngày càng chặt chẽ và quy mô. Chính vì vậy mà kết quả giáo dục trong các nhà trường cũng được từng bước nâng cao. Tuy nhiên, việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Tô Hiệu – Thường Tín - Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng... nhất là việc tìm ra những biện pháp quản lý mang lại hiệu quả cao để không ngừng nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh đáp ứng mục tiêu đào tạo, đáp ứng sự phát triển xã hội.

2. Khuyến nghị

Từ thực tiễn công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội

Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong tình hình mới. Tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các nhà trường. Chỉ đạo điểm, một số mô hình phù hợp với giai đoạn hiện nay về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh để rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi. Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. Chỉ đạo các nhà trường lập kế hoạch cụ thể về quản lý giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức và quy định trách nhiệm đến từng thành viên, từng bộ phận trong hội đồng sư phạm. Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý giáo dục đạo đức, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tổ chức quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Định kỳ tổ chức hội thảo về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tổ chức phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường, huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB. Chỉ đạo sát sao hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý giáo dục đạo

đức cho học sinh nói chung và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THPT nói riêng. Kiểm tra đánh giá kịp thời kết quả của hoạt động quản lý giáo dục đạo đức đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.

2.2. Đối với trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín – thành phố Hà Nội

Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, cần thường xuyên phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, kiểm tra, đánh giá, đầu tư vào cơ sở vật chất tại phòng tư vấn học đường, tổ chức các buổi thảo luận. Hàng năm, nhà trường nên thường xuyên tổ chức một số chuyên đề về công tác chủ nhiệm để giáo viên trong trường có điều kiện gặp gỡ trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trong công tác thi đua, khen thưởng nên có khen thưởng xứng đáng cho danh hiệu thi đua cho giáo viên chủ nhiệm giỏi, hướng tới tạo nhiều phong trào thi đua cho học sinh phát triển năng lực trí tuệ, kỹ năng sống, giúp các các em có kỹ năng đối phó với các tệ nạn xã hội, phòng chống tai nạn thương tích, phát triển nhân cách học sinh, đáp ứng cho nhu cầu xã hội trong công cuộc hiện đai hóa, công nghiệp hóa của đất nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Chỉ thị 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Lê Khánh Bằng(1993), Tổ chức quá trình dạy học, Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), TT số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28-3-2011, Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

4. Bộ giáo dục và đào tạo(2011), TT số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28-3-2011, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

5. Bộ giáo dục và đào tạo(2011), TT số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8-4-2011,

Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS.

6. Chính phủ (2011), NĐ số 31/2011/NĐ-CP ngày 11-5-2011, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giáo dục.

7. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. C.Mác và Ph. Ăng – Ghen (2002) , Toàn tập, T..20, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội .

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.

10. Mai Văn Bính (Chủ biên), Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy. Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục Việt Nam (2014)

11. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam (2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


12. Hướng dẫn chi tiết và thi hành luật giáo dục – quy định mới về trách nhiệm quản lý, đổi mới và phát triển của nhà nước đối với ngành giáo dục(2011). Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

13. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, (1997) Giáo dục h c t p I, NXBGD.

15. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình quản lí nhà nước, Hà Nội.

16. [Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo].

17. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục.

18. Luật giáo dục (Sửa đổi bổ sung năm 2009), Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nxb Dân trí, 2011.

19. Hồ Chí Minh (1951),"Nói về công tác huấn luyện và học tập",Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.

20. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Đình Tuấn (2006), Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, Tạp chí Tâm lý học, Viện KHXH Việt Nam, số 12.

22. Trần Đình Tuấn (2007), Đổi mới giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 22.

23. Trần Đình Tuấn (chủ biên) (2008), Giáo trình Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, Nxb QĐND, Hà Nội.

24. Trần Đình Tuấn (2008), Xã hội hoá giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Sách, Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta, Thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc. Hội khoa học TL - GD Việt Nam, Biên Hoà, Đồng Nai.

25. Trần Đình Tuấn (2009), Quan niệm và giải pháp xây dựng nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hội thảo khoa học “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc”, Kỷ yếu Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.


26. Trần Đình Tuấn (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb. QĐND, Hà Nội.

27. Trần Đình Tuấn (2012), Xây dựng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, Kỷ yếu Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Thái Nguyên 6-2012.

28. Trần Đình Tuấn (2012), Đổi mới tư duy về đổi mới giáo dục "Đổi mới tư duy giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam. Trần Đình Tuấn(2013), 27. Tác động của những yếu tố thời đại đến môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên(tháng 7- 2013) Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam - Cần Thơ.

29. Từ điển chủ nghĩa xã hội khoa học (1987), Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

30. Từ điển Giáo dục học(2001), Nxb từ điển bách khoa Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, Hà Nội.

31. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1 (1995), Tập 2 (2002), Tập 3(2003), Tập 4 (2005), Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội.

32. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ M.

33. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022