đúng sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thành công của công việc. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, đoàn thể trong nhà trường để tất cả các lực lượng thấy được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm xây dựng và phát triển môi trường sư phạm nhằm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.
Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp
Tạo môi trường sư phạm bao gồm cảnh quan sư phạm của nhà trường, nền nếp của học sinh, cán bộ giáo viên, các mối quan hệ giao tiếp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò là những môi trường thuận lợi để triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.
Môi trường sư phạm là điều kiện quan trọng để tổ chức quá trình dạy học giáo dục, đây là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của quá trình giáo dục. Hiệu trưởng phải thực hiện được vai trò quản lý trong việc xây dựng môi trường sư phạm phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục nói chung và công tác quản lý giáo dục đạo đức nói riêng.
Môi trường sư phạm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó diễn ra trong một môi trường sư phạm lành mạnh, phó hiệu trưởng dưới sự chỉ đạo, phân công của Hiệu trưởng, xây dựng tập thể sư phạm (giáo viên, học sinh, các tổ chức đoàn thể…) đoàn kết thân ái, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng tập thể sư phạm: Nền nếp kỷ cương trong hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh, sinh hoạt tập thể của đội ngũ giáo dục, cán bộ công nhân viên. Xây dựng nền nếp kỷ cương - tình thương- trách nhiệm trong hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Thực hiện tốt dân chủ trong nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường tạo thành môi trường giáo dục thống nhất.
Ngoài ra việc tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, công trình vệ sinh trường học đạt tiêu chuẩn…có tác dụng tốt trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh do vậy Phó Hiệu trưởng cần thường xuyên chỉ đạo xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, cải tạo sử dụng môi trường đúng mục đích sư phạm. Đặc
biệt hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chương trình này nhằm mục đích xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Thường xuyên tuyên truyền, trang bị kiến thức cơ bản về công tác giáo dục đạo đức học sinh cho giáo viên trong nhà trường. Thảo luận về những chuẩn mực đạo đức cần có đối với thế hệ trẻ. Tổ chức các buổi thảo luận trong nhà trường xoay quanh vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay, cũng như tình trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường. Để từ đó mỗi giáo viên tự thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuyên truyền vận động trong đội ngũ giáo viên thực hiện các phong trào thi đua: "Dạy tốt - học tốt", cuộc vận động: "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm". "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo”, xây dựng "Gia đình nhà giáo văn hóa", "Cơ quan văn hóa".
Nêu cao khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" và lời dạy của Bác Hồ đối với học sinh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em" trong nhà trường. Mở rộng tuyên truyền, vận động thầy cô giáo, học sinh và các tổ chức đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với 4 nội dung: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có học sinh ngồi nhầm lớp". Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, các em học sinh hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Giữ gìn và phát huy màu sắc văn hoá -truyền thống của nhà trường.
Điều kiện tiến hành biện pháp
Việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong mối quan hệ với môi trường sư phạm cần phải chặt chẽ và thống nhất trong nhận thức cũng như hành
động giáo dục làm sao cho cùng một hướng, một mục đích; làm sao cho tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong mối quan hệ với môi trường sư phạm không chỉ thể hiện ở một giai đoạn cụ thể nhất định mà phải được xem xét, hòa quyện và diễn ra trong toàn bộ quá trình giáo dục, tạo động lực thúc đẩy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao nhất.
Sơ đồ: Xây dựng và phát triển môi trường sư phạm
BAN GIÁM HIỆU
Xây dựng và phát triển môi trường sư phạm
nhằm thực hiện tốt quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
Hội đồng
giáo dục
Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM
Công đoàn
Giáo viên
Môi trường sư phạm trong sạch và lành mạnh
Môi trường sư phạm thể hiện màu sác văn hóa – truyền thống nhà trường
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
CÁ BIỆT THPT
Môi trường sư phạm thân thiện, học sinh tich cực
Môi trường sư phạm thống nhất
3.3.6. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt
Mục tiêu của biện pháp
Điều 43 Điều lệ trường trung học có quy định rõ: "Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục". Điều 97 Luật giáo dục 2005 quy định về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục: "Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh". Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Do vậy Hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.Như vậy hoạt động giáo dục học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục học sinh. Tuy nhiên, "Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồi trụy cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với trường học" (Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII).
Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp
Ngành giáo dục không thể tách ra đơn độc trong cuộc chiến chống suy thoái đạo đức, mà cần phải có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của gia đình và các tiềm năng giáo dục của toàn xã hội. Chính vì vậy người Hiệu trưởng cần biết phối hợp các lực lượng:
Đối với các lực lượng trong nhà trường: Cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường, Hiệu trưởng có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp trong các buổi họp hội đồng, họp giáo viên chủ nhiệm, họp tổ nhóm chuyên môn hay trao đổi cá nhân.
Đối với lực lượng ngoài nhà trường: Hiệu trưởng trao đổi các thông tin, các biện pháp với cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp định kì ngay từ đầu năm học, giữa năm học và trong năm học hoặc đột xuất, hoặc qua các đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, khối, lớp. Nhà trường thông tin với các phụ huynh qua sổ liên lạc, liên lạc điện tử.Kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh; kết hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương: UBND các xã có học sinh học tập, Ban an ninh xã Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội, Công an huyện Thường Tín – Hà Nội, Đoàn thanh niên các xã; đồng thời kết hợp với các ban ngành đoàn thể của Huyện và Thành phố trong công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt.
Đối với cha mẹ học sinh và hội cha mẹ học sinh: Đầu mỗi năm học BGH phối hợp với cha mẹ học sinh xây dựng tổ chức hội cha mẹ học sinh, đồng thời qua đó bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường với hội phụ huynh, nhà trường với phụ huynh; thông tin những vấn đề cơ bản về học sinh cho phụ huynh và định hướng những giải pháp phối hợp giáo dục. Phó Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với Đoàn thanh niên, ban thi đua; các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh là thành viên của Hội đồng giáo dục trường có trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh có hành vi tiêu cực trong rèn luyện cùng với nhà trường và chính quyền địa phương tham gia giáo dục học sinh.
Đối với chính quyền địa phương và các ban ngành tổ chức ngoài nhà trường: Nhà trường chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như công an, y tế... Kết hợp cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương ... Nhà trường xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường. Đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ xây dựng môi trường
thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có sự chỉ đạo gắn kết giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể địa phương. Nhất là phối hợp thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế học sinh bỏ học, chốn học, đảm bảo an ninh, văn hóa xung quanh trường, triệt xóa các tụ điểm, các tệ nạn xã hội xung quanh khu vực trường có thể tiêm nhiễm vào môi trường học đường.
Điều kiện tiến hành biện pháp
Nâng cao vai trò của cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục học sinh, phối hợp với nhà trường chăm sóc, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của điều lệ và quy nhà trường. Đồng thời phụ huynh phải cam kết trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con mình theo quy định của pháp luật. Mặt khác cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc phối kết hợp với gia đình và xã hội tăng cường chất lượng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Gia đình và các lực lượng xã hội nhận thức đúng đắn việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt và tích cực phối hợp cùng nhà trường trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Nhà trường cần thiết lập phương tiện cần thiết để duy trì mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn thông qua hệ thống sổ liên lạc điện tử, trang web của nhà trường; cần có sự nhất trí cao về yêu cầu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt giữa các thành viên trong nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Mối quan hệ gi a iện pháp được đề u t
Để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT một cách có hiệu quả, nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt, đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi của các biện pháp trên. Trong đó, biện pháp “Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT”, “Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh” giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.
Chúng thể hiện năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Biện pháp “Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT" có vai trò định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng… đảm bảo cho quá trình quản lý giáo dục đạo đức diễn ra một cách chủ động, đúng hướng. Biện pháp "Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng đa dạng hoá hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp" nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Biện pháp này tập trung xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí; phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong của học sinh.
Các biện pháp cụ thể như đa dạng hoá hoạt động ngoài giờ lên lớp; lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN sẽ đảm bảo bảo cho công tác quản lý giáo dục đạo đức được cụ thể, công bằng, khách quan và thuận lợi hơn. Bởi nó có được sự hợp tác và quan tâm sát sao giữa thầy cô, học sinh và nhà quản lý, mỗi tế bào của môi trường giáo đục đều ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục. Chúng sẽ hỗ trợ việc thực hiện đạt hiệu quả cao các biện pháp khác. Như vậy các biện pháp trên vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung nhau trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Do đó, Hiệu trưởng nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín được đề xuất
Phương pháp tổ chức khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đã đề xuất, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với 50 cán bộ quản lý và giáo viên.
Bảng3.1. Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về các biện pháp
Các biện pháp | Tính cần thiết | Tính khả thi | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Rất khả thi | Khả thi | Khô ng khả thi | |||
1 | CBQL tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín | SL | 33 | 15 | 2 | 36 | 12 | 2 |
% | 66 | 30% | 4% | 72 % | 24% | 4% | ||
2 | Phó Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín | SL | 35 | 14 | 1 | 37 | 12 | 1 |
% | 70% | 28% | 2% | 74 % | 24% | 2% | ||
3 | Phó Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN trong giáo dục đạo đức cho HSCB | SL | 35 | 13 | 2 | 37 | 11 | 2 |
% | 70% | 26% | 4% | 74 % | 22% | 4% | ||
4 | Phó HT cùng với Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho HSCB theo hướng đa dạng hoá hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp | SL | 37 | 11 | 2 | 39 | 8 | 3 |
% | 74% | 22% | 4% | 78 % | 16% | 6% | ||
5 | Phó Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng môi trường quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB | SL | 38 | 10 | 2 | 35 | 14 | 1 |
% | 76% | 20% | 4% | 70 | 28% | 2% | ||
6 | Phó Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng tổ chức, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục đạo đức cho HSCB | SL | 41 | 7 | 2 | 39 | 8 | 3 |
% | 82% | 14% | 4% | 78 % | 16% | 6% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt Tại Trường Thpt Tô Hiệu – Thường Tín
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt Tại Trường Thpt Tô Hiệu, Huyện Thường Tín, Thành
- Tổ Chức Lựa Chọn Và Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Chủ Nhiệm Trong Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt
- Đối Với Trường Thpt Tô Hiệu – Thường Tín – Thành Phố Hà Nội
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 12
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 13