Phương Pháp Phỏng Vấn: Phỏng Vấn Một Số Cbql, Gv Nhằm Thu Thông Tin Phục Vụ Quá Trình Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu;

BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số CBQL, GV nhằm thu thông tin phục vụ quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu;

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia là lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và những nhà QLGD, GV nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu;

7.2.5. Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: sử dụng phương pháp quan sát thực tế tại các đơn vị, trao đổi kinh nghiệm với Hiệu trưởng các trường THCS về cách thức tổ chức, quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày.

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán thống kê trên phầm mềm Excel để xử lý những số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục các tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở.

Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay có khoảng 6000-7000 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 300 ngôn ngữ là ngôn ngữ chính và được hơn 90% dân số thế giới sử dụng rộng rãi. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa số ngôn ngữ của loài người hiện đang gặp nguy hiểm, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 61% ngôn ngữ đang bị đe dọa. Vì vậy mà việc bảo vệ ngôn ngữ dân tộc thiểu số và sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong giáo dục là một vấn đề phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới, bởi vậy nó được đề cập nhiều trong các bài viết và sách gần đây.

Vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở Mỹ: trước những năm 1965, Mỹ sử dụng chương trình giáo dục đơn ngữ, chỉ dạy duy nhất tiếng Mỹ mà không có một chương trình tiếng nước ngoài hay tiếng dân tộc thiểu số nào được sử dụng trong nhà trường nhằm hướng tới mục đích thống nhất quốc gia. Điều này khiến các học sinh thiểu số gặp khó khăn về ngôn ngữ và là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giáo dục cũng như bất đồng về chính trị ở nước này. Từ thập niên 1970 đến nay và nhất là sau sự kiện 9-11-2001, nước Mỹ xem việc đưa tiếng dân tộc thiểu số vào chương trình giáo dục là một biện pháp để phát triển giáo dục và bình ổn an ninh quốc gia và có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Điển hình là ba tập Handbook of American Indian languages” (Cẩm nang về các ngôn ngữ bản xứ Mỹ) xuất bản vào các năm 1911, 1922 và 1938 của người sáng lập ngành nhân học Bắc Mỹ, Franz Boas (1858-

1942). Trước nhu cầu cấp bách phải miêu tả các ngôn ngữ và nền văn hoá của người bản xứ Bắc Mỹ mà phần lớn có nguy cơ diệt vong, Franz Boas trong cuốn sách trên đã lần đầu tiên phác thảo một phương pháp để nhà nghiên cứu có thể điều tra và miêu tả các ngôn ngữ mà mình không quen biết, đồng thời cũng cho thấy thông qua ngôn ngữ, nhà nghiên cứu có thể “đọc” được nền văn hoá của dân tộc nói ngôn ngữ ấy như thế nào [34].

Về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc của người dân tộc thiểu số (DTTS) ở Trung Quốc: Nhà nghiên cứu Kondrashkina nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc trên cơ sở nghiên cứu chính sách ngôn ngữ đối với người DTTS ở trung Quốc dựa trên việc hệ thống các vấn đề về chính sách ngôn ngữ của nhà nước Trung Hoa, mối liên hệ giữa chính sách ngôn ngữ và giáo dục song ngữ như là sự cụ thể của chính sách bảo tồn tiếng mẹ đẻ của học sinh là người DTTS. Trong công trình nghiên cứu, tác giả cho thấy sự phát triển của hệ thống chính sách đối với vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ. Dựa trên các công trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển tiếng dân tộc của nhà nước Trung Quốc chủ trương dạy học được tiến hành theo 2 mô hình: Thứ nhất, hoạt động dạy học cho học sinh được tiến hành bằng 2 thứ tiếng, giáo viên dạy bằng tiếng Hoa và sử dụng tiếng dân tộc để giải thích. Tiếng Hoa là ngôn ngữ chính còn tiếng dân tộc được sử dụng nhằm giúp cho việc học tiếng Hoa được tốt hơn. Thứ hai, học sinh học tiếng DTTS trước sau đó tiếng Hoa được giới thiệu dần khi họ đã thành thạo ngôn ngữ của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Học sinh nhận thấy dễ học hơn và cũng dễ diễn đạt hơn bằng ngôn ngữ của mình (Shama Jiaga,1991). Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vấn đề tiếng dân tộc cần được bảo tồn và phát huy không chỉ vì người dân tộc thiểu số thông thạo tiếng dân tộc của mình mà vì cơ hội tiếp nhận tri thức, văn hóa công bằng trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay và sự đa dạng văn hóa trong điều kiện hiện nay.

Vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc ở một số nước trong khu vực:

Singapore là một đất nước đa ngôn ngữ trong đó có 75% dân số nói tiếng Trung Quốc, 15% nói tiếng Melay và 7% nói tiếng Ấn Độ. Singapore đã thực hiện rất thành công những vấn đề và chính sách ngôn ngữ như công bố 4 ngôn ngữ là ngôn ngữ quốc gia chính thức (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Tamin và tiếng Melay).

Không giống với Singapore, Thái lan cũng là một nước đa ngôn ngữ nhưng vấn đề thực hiện chính sách bảo tồn tiếng dân tộc ở Thái Lan lại rất đặc thù trên cơ sơ quy định tiếng Thái được coi là ngôn ngữ quốc gia độc quyền, còn tiếng của dân tộc khác lại chỉ được sử dụng trong nội bộ tộc người. L.N.Morev nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc theo hướng tiếp cận dưới các chính sách đối với vấn đề ngôn ngữ của quốc gia Thái Lan.

Ở Philipin, “đối với các dân tộc đã có chữ viết như người Mangyan ở Mindoro, các dân tộc ở Ifugao thì lại tiến hành dạy tiếng dân tộc, tiếng Philipin và tiếng Anh”

Mỹ, Trung Quốc, Inđônêxia là các quốc gia đa dân tộc. Tại những quốc gia này, chính quyền cho phép tổ chức giảng dạy các thứ tiếng của người dân tộc thiểu số cho học sinh trong trường phổ thông và dạy cho người lớn tuổi dân tộc thiểu số có nhu cầu học tập.

Theo Marilin Gregerson, một nhà ngôn ngữ học Mỹ, thì người dân tộc có thể học tiếng phổ thông “dễ dàng nếu trước tiên họ được dạy để đọc cái ngôn ngữ họ thạo nhất”

F.B. Dawson và Barbara jean Dawson, trong bài viết về sự đóng góp hiện nay của Viện Ngôn ngữ Mùa hè vào chương trình xóa mù chữ không chính thức tại Hà Nội: “...dự án thứ hai có mục đích cố vấn cho việc xây dựng tài liệu đọc cơ bản bằng ngôn ngữ H’Mông để dùng trong một chương trình thí nghiệm dành cho học sinh bỏ học và người lớn không có cơ hội đi học.

Tác giả Josph Lo Bianco quan niệm rằng: Đối với các nhóm văn hoá có truyền thống là văn hoá giao tiếp bằng lời nói, ngôn ngữ lại còn quan trọng hơn như một kiến thức (duy nhất) của văn hoá đó cùng với các giá trị truyền thống của nó và cũng là hệ quả không thể thay thế được trong việc duy trì và phát triển chính nền văn hoá đó.

Có thể nhận thấy các chính sách tiếng dân tộc của các nước đều hướng tới giải quyết mối quan hệ: văn hóa - ngôn ngữ. Quá trình chuyển đổi, bảo tồn và sự mất dần của ngôn ngôn ngữ tộc người gắn liền với các vấn đề như văn hóa, ngôn ngữ tộc người, bản sắc văn hóa dân tộc. Các công trình chủ yếu tập trung khai thác vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc trên cơ sở tiếp cận về chính sách ngôn ngữ đối với người dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục song ngữ mà tiếng dân tộc như là tiếng mẹ đẻ còn tiếng phổ thông như là ngôn ngôn ngữ thứ 2.

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về tiếng dân tộc và vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Tác giả Nguyễn Văn Lộc và các cộng sự đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với bảo tồn và phát triển văn hóa. Nhóm tác giả xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về bảo tồn và phát triển văn hóa ngôn ngữ của dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhóm tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của tiếp cận các vấn đề về chính sách liên quan đến ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số nói riêng. Công trình nghiên cứu cũng đã hệ thống được những đặc trưng văn hóa cơ bản của người dân tộc Tày, Nùng, H’Mông,… khu vực miền núi phía Bắc trong sinh hoạt hàng ngày như về các phong tục, lễ tết phổ biến trong năm, quan niệm của con

người trong cuộc sống và lao động sản xuất. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lộc và nhóm tác giả là một công trình nghiên cứu công phu về vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số DTTS ở Việt Bắc trên cơ sở hệ thống một cách đầy đủ các vấn đề về chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa, ngôn ngữ DTTS, các vấn đề về kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số DTTS vùng Việt Bắc; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ của một số DTTS vùng Việt Bắc hiện nay trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó vấn đề đánh giá thực trạng công tác bảo tồn tiếng dân tộc của người DTTS mới chỉ được các tác giả khai thác dưới góc độ tiến hành hệ thống hóa các văn bản quy định việc dạy và học bằng tiếng DTTS, chưa đánh giá được thực trạng việc thực thi những chính sách này về mặt hình thức thực hiện, nội dung và biện pháp thực hiện trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu của nhóm tác giả là những căn cứ lý luận và thực tiễn cho công tác bảo tồn và phát triển tiếng dân tộc đối với các DTTS hiện nay [15].

Nghiên cứu về dạy học song ngữ cho người DTTS, nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ cho người DTTS có Trần Trí Dõi với bài viết Bàn về cách thức tổ chức giáo dục song ngữ trong nhà trường thuộc địa bàn ngôn ngữ Tày - Nùng ở Việt Bắc Việt Nam, tác giả nhận định: “cảnh huống ngôn ngữ ở địa bàn ngôn ngữ Tày - Nùng của Việt Bắc là cảnh huống ngôn ngữ đan xen”, vì là địa bàn đa dân tộc cho nên giáo dục song ngữ ở khu vực này sẽ là giáo dục tiếng phổ thông và giáo dục tiếng mẹ đẻ của các DTTS do đó “trong môi trường đa dân tộc, người dân có sự phân biệt mục đích tiếp nhận giáo dục tiếng phổ thông và mục đích tiếp nhận tiếng mẹ đẻ” [10].

Tác giả Trần Trí Dõi đề cập nghiên cứu vấn đề dạy tiếng dân tộc cho người dân tộc thiểu số theo hướng tiếp cận các chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt

Nam, tác giả tập trung vào 2 vấn đề: Thứ nhất, phân tích những yếu tố thuộc vào nội dung chính sách ngôn ngữ của vùng dân tộc thiểu số của nhà nước Việt nam đã tác động thế nào đến sự phát triển bền vững của xã hội vùng dân tộc. Thứ 2, tìm hiểu thực tế việc thực thi chính sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số trong mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế xã hội với trình độ sử dụng ngôn ngữ của địa phương. Trên cơ sở đó tập trung làm rõ vai trò, những tác động tích cực của chính sách ngôn ngữ của nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS của Việt Nam hiện nay [11].

Bên cạnh đó còn một số công trình khoa học khác của tác giả Trần Trí Dõi quan tâm nghiên cứu như: Một vài nhận xét về giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân tộc miền núi ở Việt Nam trong chặng đường 55 năm qua, Kỉ yếu hội thảo khoa học Kỉ niệm 55 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2001, Tr 152- 159; Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam những kiến nghị và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Trần Trí Dõi tiếp cận phân tích các chính sách ngôn ngữ đối với người DTTS trong điều kiện hiện nay trên cơ sở những thuận lợi và hạn chế của việc thực thi các chính sách ngôn ngữ hiện nay trên cơ sở khảo sát nhu cầu tiếp nhận tiếng mẹ đẻ của người DTTS tại một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam [9].

Đề cập đến bảo tồn tiếng dân tộc như là một vấn đề cấp bách trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay có tác giả Nguyễn Cao Thịnh với bài viết “Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển” [24]. Trong bài viết của mình tác giả Nguyễn Cao Thịnh đề cập đến vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc như một nhiệm vụ cấp bách cần thực thi trong giai đoạn hiện nay, khi mà số lượng ngôn ngữ trên thế giới đang được thu hẹp dần và Việt Nam không là ngoại lệ.

Tiếp xúc ngôn ngữ là chỗ dựa lý thuyết để nhà nghiên cứu Bùi Khánh Thế bàn về các vấn đề về chính sách ngôn ngữ, tình hình song ngữ, ngôn ngữ văn hoá

các dân tộc thiểu số, v.v. trong một loạt báo cáo khoa học: "Một vài cứ liệu về song ngữ và vấn đề nghiên cứu song ngữ ở Việt Nam" (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1979); "Ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số từ góc nhìn quan hệ ngôn ngữ ở Việt Nam" (Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số phía Nam, 1993); "Problems of language contact in Vietnam (The main features of language change)" (Pan-Asiatic Linguistics - Proceeding of 4th ISSL, Bangkok, 1996); "Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam (trường hợp TP. Hồ Chí Minh)" (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, 2005); "Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam" (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, 2005); "Từ ngòi bút sắt đến chiếc máy tính và những vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay" (Tạp chí Khoa học Xã hội, số 08 (96) - 2006).

Một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ Chăm như: “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính sách ngôn ngữ” của Hoàng Tuệ (1984); “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển” của Insara (1994); “Ngữ pháp tiếng Chăm” của Bùi Khánh Thế (1996); “Văn hóa - xã hội Chăm” của Insara (2003)…Qua các công trình này, cho chúng ta thấy các tác giả đều mong muốn duy trì và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hoá Chăm. Song, chưa có một công trình khoa học nào nói về quản lý việc dạy chữ Chăm cổ cho người Chăm lớn tuổi.

Bên cạnh đó nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số cần phải kể đến các công trình khoa học của các tác giả: Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Xuân Hòa, Hoàng Văn Hành, Bùi Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thế Thắng.

Đối với lứa tuổi tiểu học và đầu trung học cơ sở: Các nghiên cứu chủ yếu đi theo hướng hình thành và bồi dưỡng kỹ năng đọc và viết - là hai kỹ năng cơ bản đối với trẻ tiểu học; hoặc kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt, tiếng nước ngoài đối với trẻ cuối bậc tiểu học và trung học cơ sở nhằm giúp học sinh thích ứng với hoạt động học tập và đạt chất lượng học tập cao hơn, như nghiên cứu của các tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023