Tóm tắt chương III
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng thực thi CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam ở chương 2; dựa trên định hướng và mục tiêu của CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức, chương 3 luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam trong thời gian tới.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực thi CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam mà tác giả đưa ra gồm: giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay đối với HSSV; giải pháp mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để đáp ứng tốt nhất cho các đối tượng chính sách xã hội trong đó có HSSV; giải pháp điều chỉnh chính sách cho vay đối với HSSV một cách hợp lý (như: mức vốn vay, lãi suất cho vay); giải pháp tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp để củng cố và hoàn thiện Tổ TK&VV; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên và phát triển nguồn nhân lực; chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV tại NHCSXH; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành có liên quan và với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp để thực hiện các giải pháp đề ra.
KẾT LUẬN
Qua hơn 10 năm, từ bước khởi đầu năm 2003 đến nay, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội đã đạt được những kết quả ấn tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập NHCSXH để thực hiện kênh tín dụng đối với các đối tượng chính sách trong đó có đối tượng là HSSV là đòi hỏi khách quan, phù hợp với thực tế đất nước. Chương trình cho vay HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, việc triển khai cho vay HSSV được tập trung vào một đầu mối là NHCSXH là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, được NHCSXH thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Chính sách tín dụng đối với HSSV ra đời có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, cả về mặt chính trị, hợp lòng người nên được nhân dân nhất là nông dân vùng khó khăn có con em đi học nhiệt liệt đón nhận, dư luận chung là đồng tình cao, nhân dân cảm ơn Đảng, Chính phủ đầu tư cho con em họ được đi học, có cơ hội nâng cao nhận thức, tạo việc làm, tạo sự bình đẳng trong đào tạo, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước ta.
Với nỗ lực của bản thân Ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương và toàn dân, NHCSXH đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với HSSV, hoạt động cho vay đã giúp cho hàng ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được hưởng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước; tạo cơ hội cho các em có thể tiếp cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục Quốc gia, đào tạo thế hệ nhân tài tương lai của đất nước. Tuy nhiên, để CSTD đối với HSSV được đi vào cuộc sống, đạt được đúng các mục tiêu của chính sách đề ra thì công tác nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách rất cần được
quan tâm vì chỉ có thông qua thực thi thì mới thấy tính hiệu quả và hiệu lực của chính sách.
Đề tài đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về thực thi chính sách công mà ở đây là CSTD đối với HSSV, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của NHCSXH, đánh giá chất lượng cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách, đặc biệt là nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong đó tập trung vào công tác chuẩn bị các nguồn lực, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách và đặc biệt là mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong thực thi chính sách để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện và phát triển tín dụng cho vay đối với HSSV.
CSTD đối với HSSV mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế trong việc thu thập số liệu, trình độ và khả năng nghiên cứu của tác giả nên những vấn đề nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung ở một số khía cạnh nhất định, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cũng như những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Thành An (2013), Giải pháp phát triển tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng. | |
2. | Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên, Hà Nội. |
3. | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên, Hà Nội. |
4. | Bộ Nội Vụ (2015), Báo cáo Quốc gia về thanh niên, Hà Nội. |
5. | Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Đính, Đinh Trung Thành, 2016, Giáo trình đại cương về chính sách công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
6. | Nguyễn Hữu Hải (cb), Phạm Thu Lan (2010), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. |
7. | Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Đính, Đinh Trung Thành, 2016, Giáo trình đại cương về chính sách công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
8. | Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách công, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
9. | Hà Thị Hạnh (2010), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. |
10. | Hội đồng Quốc gia biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nxb. Bách Khoa, Hà Nội. |
11. | Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (cb), Nguyễn Đức Thắng, Lê Hồng Hạnh, 2016, Hoạch định và thực thi chính sách công, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Của Chương Trình Tín Dụng Học Sinh Sinh Viên Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Đến Năm 2020
- Điều Chỉnh Chính Sách Cho Vay Một Cách Hợp Lý Nhằm Khuyến Khích Và Tạo Điều Kiện Đáp Ứng Nhu Cầu Học Tập Của Học Sinh Sinh Viên
- Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
13. | Ngân hàng Chính sách xã hội (2012), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh, sinh viên, Hà Nội. |
14. | Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. |
15. | Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, Nxb. Nông nghiệp, Hà nội. |
16. | Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thường niên 2003 – 2016, Hà Nội. |
17. | Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010,Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội. |
18. | Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội. |
19. | Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội. |
20. | Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về Tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, Hà Nội. |
21. | Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội. |
22. | Trần Thị Minh Trâm (2016), Tín dụng cho Học sinh, sinh viên của Thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. |
23. | Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng |
24. | Website Chính phủ http://baodientu.chinhphu.vn. |
12.
26. | Website Bộ Lao động - Thương binh và xã hội http://molisa.gov.vn/. |
27. | James Anderson, 2012, Public Policymaking, New York. |
25.