Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Lãnh Đạo Phát Triển Du Lịch Của Đảng (2006 ­ 2010)


1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Một là, những yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo phát

triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015

Để làm rõ vấn đề này, luận án tập trung phân tích làm rõ bốn vấn đề: (1) Phân tích vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quốc phòng, an ninh. (2) Những tác động của tình hình thế giới, khu vực đến phát triển du lịch ở Việt Nam. (3) Tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức của Việt Nam về du lịch. (4) Thực trạng Đảng lãnh đạo phát triển du lịch trước năm 2006.

Hai là, chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển du lịch của Đảng từ năm 2006 đến năm 2015

Hệ thống hóa chủ

trương của Đảng về

phát triển du lịch từ

năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

2006 đến năm 2015. Đồng thời, luận án làm rõ quá trình Đảng chỉ đạo tổ

chức thực hiện phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 trên 5 nội

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 4

dung: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; phát triển SPDL; đầu tư phát triển du lịch; XT, QBDL; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt, để nâng cao tính lịch sử và làm rõ chủ trương, chỉ đạo phát triển du lịch trong những năm 2006 đến năm 2015, luận án phân tích so sánh làm

rõ sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo của Đảng giữa hai giai đoạn

2006 ­ 2010 và 2011 ­ 2015; trong những năm 2006 ­ 2015 so với trước năm 2006 và so sánh du lịch Việt Nam với một số nước trong khu vực.

Ba là,

ưu điểm, hạn chế

và những kinh nghiệm từ

quá trình Đảng

lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở 2 chương mô tả lịch sử và các báo cáo tổng kết của Đảng, Chính phủ, các cơ quan, ban ngành liên quan, luận án

tổng kết, khái quát, đánh giá khách quan, toàn diện ưu điểm và khuyết

điểm trên ba mặt, nhận thức và xác định chủ trương, hoạt động chỉ đạo tổ


chức thực hiện của Đảng và kết quả thực tiễn đạt được về phát triển du lịch trong những năm 2006 ­ 2015 trên 5 nội dung: Xây dựng quy hoạch, kế

hoạch phát triển du lịch; Phát triển SPDL; đầu tư phát triển du lịch; XT,

QBDL; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nghiên cứu sinh xác định, đúc rút

kinh nghiệm dựa trên cả

những thành công và những vấn đề

chưa thành

công trong thực tiễn lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng từ năm 2006 đến năm 2015.


Kết luận chương 1

Phát triển du lịch là chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, VH ­ XH của nhiều quốc gia, nhằm tạo ra động lực để khai thác có hiệu quả những tiềm năng, điều kiện thuận lợi trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam được đề cập ở nhiều công trình với sự đa dạng về nội dung và phương pháp tiếp cận cũng như cách thức giải quyết ở nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau.

Thành công của các công trình đã công bố có liên quan đến phát

triển du lịch là tương đối toàn diện giải quyết nhiều vấn đề về lý luận

và thực tiễn về phát triển du lịch

ở Việt Nam và thế

giới. Mặc dù tiếp

cận dưới góc độ các chuyên ngành khác nhau, nhưng đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt, sự tác động của du lịch đối với phát triển kinh tế, VH ­ XH. Các nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng phát triển, thành tựu, hạn chế và những giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam, các

vùng, địa phương. Kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan

đến đề tài là cơ sở để nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề chưa được nghiên cứu làm rõ.

Vận dụng phương pháp luận sử học mác xít, căn cứ vào đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng, nghiên cứu sinh đã xác định được khoảng trống khoa học và những vấn đề luận án tập trung giải quyết. Đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du

lịch từ

năm 2006 đến năm 2015”

là đề

tài không trùng lặp với các công

trình khoa học đã công bố. Đặt trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phát triển du lịch có những nội dung, yêu cầu mới, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thành công


của đề tài sẽ góp phần tổng kết quá trình hiện thực hóa chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng, cung cấp thêm những luận cứ khoa học để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối đẩy mạnh phát triển du lịch.

Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH (2006 ­ 2010)

2.1. Những yếu tố triển du lịch (2006 ­ 2010)

tác động và chủ

trương của Đảng về

phát

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển du lịch của Đảng (2006 ­ 2010)

2.1.1.1. Khái niệm và vai trò của du lịch Khái niệm

Giáo sư, tiến sĩ Berneker đã nhận xét: Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa. Tiếp cận dưới góc độ văn hóa, tuyên bố Ôsaka (Nhật Bản) của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới 1994 cho rằng: Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tại Điều 4, Chương I định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một

khoảng thời gian nhất định. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam 1999 xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng” [107, tr.3]. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển” [54, tr.253]. Chỉ thị 46 ­ CT/TW, ngày 14/10/1994, Về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, nêu rõ: “Du lịch


là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” [2, tr.2].

Như vậy, có rất nhiều khái niệm du lịch dưới các góc độ khác nhau, dưới góc độ văn hoá, xã hội thì cốt lõi của hoạt động du lịch là văn hoá, là một dạng nghỉ dưỡng tích cực của con người, dưới góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp.

Nghiên cứu sinh lấy khái niệm du lịch nêu trong Chỉ thị 46 ­ CT/TW, ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư, Về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới làm hướng nghiên cứu. Theo đó, nghiên cứu sinh hiểu du lịch ở 3 khía cạnh: Một là, du lịch là ngành kinh tế có tính đặc thù, thuộc nhóm dịch vụ, là ngành kinh tế tổng hợp, có nhiệm vụ khai thác các tài nguyên du lịch thành SPDL, đáp ứng nhu cầu của du khách, du lịch không phải là một ngành công nghiệp cụ thể, nó chỉ hoạt động được khi có sự kết hợp của nhiều ngành khác. Hai là, nội

dung của du lịch bao gồm: (1) Quy hoạch du lịch; (2) sản phẩm du lịch; (3) thị

trường du lịch; (4) đầu tư du lịch; (5) XT, QBDL; (6) đào tạo nhân lực du lịch; (7) hợp tác quốc tế về du lịch; (8) ứng dụng khoa học công nghệ vào du lịch. Ba là, hiệu quả của du lịch được thể hiện bằng việc thu hút số lượng khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch và đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế, VH ­ XH.

Vai trò

Phát triển du lịch có tác động to lớn tới kinh tế, VH ­ XH, môi trường và quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia.

Đối với kinh tế

Phát triển du lịch là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia. Phát triển du lịch có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu, làm cho hoạt

động xuất khẩu đạt hiệu quả

cao, điều này thể

hiện

ở chỗ: Tiêu dùng

SPDL xảy ra cùng lúc, cùng nơi sản xuất ra chúng, do đó, du lịch có điều


kiện xuất khẩu tại chỗ

những hàng hóa theo giá bán lẻ

mà không gặp

phải hàng rào thuế quan quốc tế. Mặt khác, du lịch là ngành “xuất khẩu vô hình” các cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị tài nguyên nhân văn, các giá trị đó không bị mất đi qua mỗi lần mua bán, mà ngược lại giá

trị

của nó tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị

trường, với hình thức xuất

khẩu đó, việc phát triển du lịch thực sự

là ngành kinh tế

hiệu quả, thu

hồi vốn nhanh, lãi suất cao, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.

Phát triển du lịch sẽ

kéo theo sự

phát triển của các ngành nghề

khác, vì SPDL mang tính liên ngành, có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác. Khi một khu vực, thành phố nào đó trở thành khu du lịch, thành

phố

du lịch làm cho nhu cầu hàng hóa tăng lên. Xuất phát từ

nhu cầu

của du khách, ngành du lịch không ngừng mở rộng tính liên ngành, liên

vùng của mình, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển cũng như

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu du khách ngày càng cao, do đó, SPDL phải ngày một đa dạng, phong phú, không ngừng được cải tiến, phát triển, muốn làm được điều này, doanh nghiệp buộc phải đầu tư, đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ và không ngừng

hoàn thiện hệ lạc.

thống giao thông, mạng lưới điện, nước, thông tin liên

Phát triển du lịch góp phần vào củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch phát triển theo hướng quốc tế hóa vì khách du lịch thường đến nhiều nước, nhiều vùng khác nhau, hơn nữa, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về du lịch đã và đang có những tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam còn nghèo, thiếu vốn đầu tư, thì việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế, từ đó thu hút vốn đầu tư càng có ý nghĩa quan trọng.

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của nền kinh tế. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào các nơi


họ đến, làm tăng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia đó, ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với các quốc gia có nhiều du khách ra nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch góp phần điều tiết, luân chuyển tiền tệ, hàng hóa từ các vùng kinh tế phát triển sang các vùng kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế của các vùng này.

Đối với văn hóa, xã hội

Phát triển du lịch có tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là việc làm cho người lao động. Đó là việc làm trực tiếp trong các nhà hàng, khách sạn, văn phòng du lịch,... Năm 2005, tổng số lao động trong ngành du lịch chiếm 19,7% tổng số lao động toàn cầu, cứ 2,5 giây, du lịch tạo ra được một việc làm mới, cứ 8 lao động thì có một lao động làm trong ngành du lịch. Một buồng khách sạn từ 1­3 sao trên thế giới thu hút 1,3 lao động. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2010, du lịch sẽ tạo thêm 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương [149, tr.52].

Phát triển du lịch góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, làm chậm quá trình đô thị hóa. Thông thường, tài nguyên thiên nhiên thường có nhiều ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, việc khai thác đưa vào sử dụng đòi hỏi phải đầu tư về giao thông, thông tin liên lạc, kinh tế, văn hóa,... Vì vậy, phát triển du lịch sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực đó, đồng thời góp phần làm giảm sự tập trung dân cư ở những trung tâm lớn.

Phát triển du lịch góp phần quảng bá, giữ

gìn các giá trị

văn hóa

truyền thống. XT, QBDL là phương tiện quan trọng để tuyên truyền,

quảng bá hình ảnh, văn hóa của các quốc gia, các dân tộc, thông qua đó, các giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, các phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc, các làng truyền thống đến với nhân dân cả nước, với bạn bè quốc tế, từ đó góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị đó.

Hoạt động du lịch, trong chừng mực nào đó, chế độ nghỉ dưỡng tối

ưu góp phần hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và


khả năng lao động của con người. Qua nhiều công trình nghiên cứu cho

thấy, nhờ du lịch mà số người mắc các bệnh tật giảm đáng kể. Theo công

trình nghiên cứu của Crivôsep và Dorin nhờ

du lịch nghỉ

ngơi, số

người

mắc bệnh giảm trung bình 30%, trong đó bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%.

Đối với môi trường, quốc phòng an ninh

Phát triển du lịch giúp cho con người biết được tầm quan trọng của thiên nhiên, ý thức phải bảo vệ thiên nhiên. Việc làm quen với các danh thắng và môi trường tự nhiên bao quanh sẽ tạo điều kiện cho con người nhận thức vai trò quan trọng của thiên nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu của du khách, phải xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng quốc gia. Muốn vậy, các quốc gia phải có chiến lược trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch tự nhiên ngày càng hấp dẫn du khách, nhằm mục đích vừa tổ chức các hoạt động nghỉ ngơi giải trí vừa bảo vệ các cảnh quan tự nhiên có giá trị và các nguồn gen quý.

Hoạt động du lịch góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo đã góp phần

tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đất liền, đồng thời

tạo ra hệ thống phòng thủ từ xa cho đất nước.

Như vậy, điều kiện kinh tế xã hội tác động to lớn đến sự phát triển du lịch, ngược lại, phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của quốc gia, do đó, phải luôn đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện của Đảng đối với du lịch, chỉ có như

vậy mới bảo đảm cho du lịch phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát

triển chung của đất nước, đồng thời, trong quá trình phát triển du lịch, phải luôn quan tâm bảo vệ tài nguyên du lịch, phát triển văn hóa, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí