So Sánh Tần Xuất Tổ Chức Đánh Giá, Xếp Loại Gv.


1

230 1

(3(1 4, 21)218(2 4, 21)2 35(3 4, 21)2 45(4 4, 21)2129(5 4, 21)2)

RS


=> RS

1, 05

Theo kết quả tính toán như trên cho thấy cả hai phương pháp cũ và mới về xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại GV trường THPT chuyên đều có tính khả thi, tuy nhiên phương pháp đánh giá, xếp loại theo khung năng lực của GV trường THPT

chuyên (phương pháp mới) có hiệu quả cao hơn với điểm trung bình X = 4,21.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

S

Phương sai của phương pháp mới là S 2 1,10 , và độ lệch chuẩn với

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 21

RS 1, 05 .


Như vậy, từ kết quả trên chứng tỏ hoạt động quản lý việc tổ chức đánh giá, xếp loại GV theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên có hiệu quả cao hơn kế hoạch đánh giá, xếp loại GV theo phương pháp cũ.


56.09

60.00

50.00

40.00

30.00

44.35

22.17 19.57

12.61

15.22

16.96

20.00

10.00

0.00

3.91

7.83

1.30

Không vận dung Ít vận dụng / Đã vận dung / Vận dụng khá / Vận dụng tốt /

/ Ít hiệu quả Có hiệu quả Hiệu quả khá Hiệu quả tốt Không hiệu quả cao

Phương pháp cũ

Phương pháp mới

Biểu đồ 3.6: So sánh tần xuất tổ chức đánh giá, xếp loại GV.

Từ biểu đồ trên cho ta thấy khả năng vận dụng phù hợp và khả thi của phương pháp mới và cũ, cụ thể: theo tiếp cận năng lực có tính vận dụng tốt/hiệu quả tốt chiếm 56,09%, trong khi đó theo phương pháp cũ là 16,96%; vận dụng khá/hiệu quả khá cao chiếm 19,57%, so với cách làm cũ là 22,17%. Như vậy, có thể nói việc tiến hành đánh giá, xếp loại GV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực có tính khả thi và hiệu quả hơn so với phương pháp đánh giá theo cách cũ đã triển khai.

3.4.2.7. Điều kiện triển khai vận dụng

1. Về Xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại GV theo khung năng lực GV trường THPT chuyên, khi triển khai vận dụng cần tuân thủ đầy đủ các nội dung sau:

- Xác định tiêu chuẩn theo khung năng lực để làm thang đo việc đánh giá, xếp loại năng lực GV.

- Xây dựng mức điểm đánh giá theo các nội dung, tiêu chí đánh giá.

- Xác định các minh chứng cụ thể cho các năng lực của GV

- Thiết kế các phiếu dự giờ, đánh giá có liên quan

- Xây dựng các kế hoạch đánh giá, xếp loại năng lực cho GV.

2. Về Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên, cần thực hiện theo qui trình sau:

- ĐNGV tự đánh giá, xếp loại năng lực

- ĐNGV đánh giá, xếp loại năng lực chéo nhau

- CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại năng lực của GV

- Xác định những năng lực còn thiếu, còn yếu so với khung năng lực

- Xây dựng kế hoạch, chế độ chính sách cho đào tạo, bồi dưỡng GV.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên và khảo sát, đánh giá thực trạng về ĐNGV trường THPT chuyên, thực trạng về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, căn cứ vào các định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, luận án xây dựng và đề xuất sáu biện pháp góp phần vào hoạt động quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục để đáp ứng nhu cầu về NNL chất lương cao hiện nay, gồm: (1) Tổ chức xây dựng Khung năng lực GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp; (2) Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu công việc; (3) Sử dụng, phát huy năng lực của GV cốt cán để phát triển thành chuyên gia trong nhà trường; (4) Tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT chuyên theo yêu cầu khung năng lực và đổi mới giáo dục; (5) Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc và tự phát triển cho ĐNGV trường THPT chuyên; (6) Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo Khung năng lực GV trường THPT chuyên.

Trong sáu biện pháp luận án đề xuất, biện pháp thứ nhất về Tổ chức xây dựng Khung năng lực GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp là biện pháp mới do chúng tôi đề xuất, các biện pháp khác được kế thừa, hệ thống hóa từ lí thuyết và bổ sung những điểm mới để bổ trợ cho Khung năng lực của GV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Kết quả khảo nghiệm, thăm dò ý kiến sáu biện pháp và thử nghiệm một biện pháp về “Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo Khung năng lực GV trường THPT chuyên”, được đánh giá là hoàn toàn phù hợp, với những minh chứng là cần thiết và khả thi cao, có ý nghĩa tác động tích cực vào hoạt động quản lý đánh giá, xếp loại năng lực GV trường THPT chuyên hiện nay, do đó có thể giúp chủ thể quản lý trong nhà trường THPT chuyên, CBQL các cấp khác nhau có tầm nhìn chiến lược phát triển ĐNGV trường THPT chuyên, bổ sung, giảm thiểu những hạn chế, tồn tại, bất cập đối với những biện pháp, hoạt động quản lý đã và đang thực hiện kém hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống lí luận về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục, xác định luận cứ khoa học về vai trò của HT và GV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục là sự giao thoa trên phương diện người quản lý và người thực hiện; Năng lực cần phải có của GV trường THPT chuyên, đặc biệt là năng lực dạy chuyên sâu; Mức độ cần thiết phải xây dựng khung năng lực chuẩn cho GV trường THPT chuyên nhằm đáp ứng được yêu cầu cao về NNL chất lượng cao hiện nay, đồng thời phải xây dựng các mức độ về năng lực của GV trường THPT chuyên để từ đó làm tiêu chí đánh giá GV theo khung năng lực được khách quan và minh bạch; Xây dựng được ma trận cho công tác quản lý ĐNGV trường THPT chuyên theo khung năng lực; Mô hình phù hợp cho việc phát triển ĐNGV trường THPT chuyên là mô hình Leonard Nadle về phát triển đội ngũ theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực;

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, luận án phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, hạn chế và thách thức trong việc quản lý ĐNGV trường THPT chuyên hiện nay. Trong đó điểm nhấn về sự hạn chế đó là hiện nay chưa có một hệ thống tiêu chí và khung năng lực đối với GV trường THPT chuyên để làm tiêu chí đánh giá, xếp loại GV, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV trong tương lai. Thực trạng về số lượng GV trong trường THPT chuyên đủ theo định mức được phân bổ, tuy nhiên số lượng GV có năng lực dạy chuyên sâu thì khá ít. Đây là số lượng chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo NNL chất lượng cao của xã hội hiện nay. Thực trạng về cơ cấu GV đã đủ theo yêu cầu vị trí việc làm, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tuy nhiên cơ cấu GV có thâm niên, kinh nghiệm công tác thì khá chênh lệch, trong đó GV có thâm niên ít lại khá nhiều, còn GV có thâm niên, kinh nghiệm lại khá ít. Thực trạng về chất lượng ĐNGV trường THPT chuyên có nhiều điểm mạnh, điểm nổi bật có thể coi là NNL chất lượng cao trong giáo dục, tuy nhiên, năng lực dạy chuyên sâu, năng lực tự bồi dưỡng, tự phát triển chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ GV hiện nay còn rất hạn chế. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục trong nhà trường. Có những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nguyên nhân do chính con người dẫn đến tình trạng của những hạn chế trên.

Trong hoạt động quản lý ĐNGV trường THPT chuyên, CBQL các cấp đã thực hiện các hoạt động: quy hoạch phát triển ĐNGV; tuyển chọn GV; đào tạo, bồi dưỡng GV; thanh kiểm tra đánh giá, xếp loại GV; thực hiện chính sách đối với ĐNGV trường THPT chuyên. Tuy nhiên những hoạt động trên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình vận hành tại các trường THPT chuyên.

Đối chiếu với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và đổi mới phương thức quản lý tiếp cận dựa vào năng lực, luận án đã đề xuất sáu biện pháp về quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cụ thể:

Biện pháp 1. Tổ chức xây dựng Khung năng lực GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp; Biện pháp 2. Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu công việc; Biện pháp 3. Sử dụng, phát huy năng lực của GV cốt cán để phát triển thành chuyên gia trong nhà trường; Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng GV trường THPT chuyên theo yêu cầu khung năng lực và đổi mới giáo dục; Biện pháp 5. Xây dựng môi trường, tạo động lực làm việc và tự phát triển cho ĐNGV trường THPT chuyên; Biện pháp 6. Thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo Khung năng lực GV trường THPT chuyên.

Trong sáu biện pháp luận án đề xuất, biện pháp thứ nhất về Tổ chức xây dựng Khung năng lực GV trường THPT chuyên dựa theo Chuẩn nghề nghiệp là biện pháp mới do chúng tôi đề xuất, các biện pháp khác được kế thừa, hệ thống hóa từ lí thuyết và bổ sung những điểm mới để bổ trợ cho Khung năng lực của GV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Việc khảo nghiệm và thử nghiệm đánh giá mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp tác giả đề xuất đã được khẳng định là cần thiết và khả thi, có thể làm cơ sở khoa học minh chứng cho giả thuyết khoa học của các biện pháp khi triển khai vào thực tế. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu, tác giả chọn thực nghiệm hai hoạt động quản lý của Biện pháp 6 gồm: “Xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại GV theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên” và “Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên”. Kết quả thử nghiệm đã chứng tỏ việc triển khai thử nghiệm các nội dung là hoàn toàn có cơ sở khoa học, phù hợp, đáp ứng xu thế quản lý nhân sự chất lượng cao hiện nay, mang lại hiệu quả có thể thay thế được cách đánh giá, xếp loại GV trường THPT chuyên như hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD&ĐT

- Triển khai hiệu quả Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo lại GV theo hướng dạy học tích hợp, phân hóa, phát huy phẩm chất và năng lực học sinh; Tiếp tục tham mưu Đảng, Nhà nước các chính sách về lương, chế độ ưu đãi, thi đua, khen thưởng, tôn vinh để nhà giáo và CBQL giáo dục đảm bảo cuộc sống, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp trồng người.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản về chuẩn hóa năng lực nghề nghiệp cho GV trường THPT, đặc biệt chuẩn hóa năng lực cho GV trường THPT chuyên; sớm xây dựng và ban hành Khung năng lực chuẩn với từng chức danh, vị trí việc làm đối với GV trường THPT chuyên.

- Nghiên cứu và ban hành định mức lao động kinh tế, kỹ thuật của GV phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới cơ chế quản lí nhân sự trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đồng thời thay đổi quy định về thời lượng đứng lớp của GV trường THPT chuyên để GV có thời gian nhiều hơn phục vụ việc nghiên cứ khoa học cũng như nâng cao kiến thức chuyên sâu.

- Cho phép các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành sư phạm cho sinh viên, đào tạo lại cho GV còn hạn chế về nghiệp vụ sư phạm, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo NNL chất lượng cao để có đủ năng lực chuyên môn sâu để có thể giảng dạy tại trường THPT chuyên.

2.2. Với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều chỉnh, bổ sung chính sách, tăng cường hỗ trợ kinh phí địa phương nhằm đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển GV trường THPT, đặc biệt GV trường THPT chuyên đạt hiệu quả.

- Tăng cường các chính sách ưu đãi thu hút nhân tài bằng các việc hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhà công vụ để tạo điều kiện cho những GV có năng lực ở xa đến trường công tác giảng dạy.

- Tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho GV tham gia học lên cao, đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ….

2.3. Với Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ

- Tăng quyền tự chủ, tự quyết cho HT trường THPT chuyên trong công tác tuyển dụng, tuyển chọn GV về trường giảng dạy dựa trên sự đánh giá đúng năng lực của GV dự tuyển tránh trường hợp phải ép nhận GV do có sự tác động từ bên ngoài.

- Có chính sách trong việc liên kết, điều động cán bộ, GV giỏi từ các đơn vị công lập, cơ sở ngoài có năng lực chuyên sâu về trường tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên;

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, tôn vinh nhằm thu hút người tài có năng lực về công tác trong ngành, trong trường THPT chuyên; tạo động lực, khuyến khích GV phấn đấu, nỗ lực giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Hằng năm có đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp và công tác phát triển GV trường THPT chuyên.

2.4. Với Hiệu trưởng trường THPT chuyên

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về công tác phát triển GV trong nhà trường; có kế hoạch trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV, đặc biệt là GV có năng lực dạy chuyên sâu; có chính sách thu hút và tạo điều kiện cho những GV giỏi phát huy được năng lực của họ, đồng thời áp dụng hệ thống các biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng ĐNGV trường THPT chuyên.

- Tạo nên phong trào thi đua sổi nổi trong nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời có chế độ, chính sách hợp lý động viên GV đi học tập nâng cao chuyên môn. Tạo điều kiện để cho GV được đi tham quan, học tập, trải nghiệm ở các trường THPT chuyên trong khu vực và cả nước.

2.5. Với GV trường THPT chuyên

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và vai trò, sứ mệnh của mỗi GV, của tập thể ĐNGV trường THPT chuyên với công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu chuẩn GV trường THPT chuyên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao hiện nay.

- Xây dựng kế hoạch học tập, tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân, của tập thể tổ bộ môn để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm các thành viên trong tổ chuyên môn.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV nhằm hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL chất lượng cao của xã hội cũng như sứ mệnh của một GV trường THPT chuyên.


CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. Đỗ Văn Hào (2015), “Phát triển đội ngũ giáo viên dạy chuyên theo khung năng lực nghề nghiệp của trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số đặc biệt tháng 7 – 2015, tr. 144 – 147.

2. Đỗ Văn Hào (2015), “Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 118, tr. 46 - 49.

3. Đỗ Văn Hào (2015) “Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia của trường THPT chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 119, tr. 58 - 61.

4. Đỗ Văn Hào (2015) “Quản lý đội tuyển thi học sinh giỏi của trường THPT chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 74, tr. 52 – 55.

5. Đỗ Văn Hào (2019) “Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 196, tr. 36 – 38.

6. Đỗ Văn Hào (đồng tác giả với Đặng Thu Thủy) (2019) “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên của tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 6, tr. 91 – 100.

7. Đỗ Văn Hào, (đồng tác giả với Đặng Thu Thủy) (2019) “Đào tạo và phát triển giáo viên THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 8, tr.11 – 17.

8. Đỗ Văn Hào (2019) “Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt kì 3 tháng 5/2019, tr. 100 - 105.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí