để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch là nhiều hoạt động của các ngành kinh tế khác như nông lâm nghiệp, vật liệu xây dựng, công nghiệp… dẫn đến tình trạng tài nguyên môi trường vị đe dọa xuống cấp gây ảnh hưởng không tốt đến môi sinh và hoạt động du lịch trong tương lai.
2.2.1. Khai thác tài nguyên du lịch
Hệ thống tài nguyên du lịch của Chăm Pa Sắc thời gian qua đã được quan tâm đầu từ thai thác và mang lại hiệu quả nhất định. Những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Thác Khon Pha Peng, Thác Tat Phan, Thác Ly Phí…đều được đầu tư phát triển thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, nhiều danh thắng cảnh, khu điểm được đầu từ mới và đã có thương hiệu trong hệ thống khu điểm du lịch ở Chăm Pa Sắc như khu du lịch Tat Khon Pha Pheng, khu công viên sân vận động tỉnh Chăm Pa Sắc, quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch mát tại huyện PakSong, khu du lịch Ma Ha Na Thi Si Phan Đon, đang được khai thác và triển khai…có thể xem là sản phẩm mới tiêu biểu của du lịch Chăm Pa Sắc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua còn ở tình trạng mất cân đối. Tại một số điểm du lịch ở Chăm Pa Sắc tập trung quá cao khách du lịch. Trong khi đó tại nhiều nơi, tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác hoặc khai thác nhưng không đáng kể. Điều này vừa ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách vừa làm cho tài nguyên và môi trường bị xâm hại.
Đối với tài nguyên nhân văn và làng nghề, khu du lịch khai thác cũng chủ yếu tập trung ở Chăm Pa Sắc với hình thức tham quan di tích, lễ hội… một số điểm làm nghề thủ công truyền thống như làng Sa phai…còn lại hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn ở những khu vực khó tiếp cận gần như
chưa có sự đầu tư khai thác, đang đứng trước nguy cơ bị đào, thật thoát cổ vật quí.
Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của người Miền Nam bị mai một dần do sự xâm nhập của văn hóa hiện đại do không được qui hoạch gìn giữ và phát triển kịp thời, đúng mức, các loại hình nghệ thuật văn hóa như: Lam Tay, Lam Si Pan Đon, hình như chỉ còn tồn tại ở Chăm Pa Sắc.
Mặc dù đã có định hướng phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác tài nguyên, tuy nhiên trong điều kiện còn khó khăn phần lớn các công trình kiến trúc của Chăm Pa Sắc đang bị xuống cấp do thiếu vốn đầu tư tôn tạo thêm vào đó cảnh quan thiên nhiên bị xâm lấn, sự phát triển của quá trình độ thị hóa làm cho nhiều nơi mất đi vẻ đẹp hài hòa giữa các công trình kiến trúc và môi trường tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Du Lịch.
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Nước Trong Khu Cực.
- Khách Du Lịch Nội Địa Đến Tỉnh Chăm Pa Sắc, Giai Đoạn 2002 – 2010
- Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Và Cơ Chế Chính Sách Phát Triển Du Lịch
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc Đến Năm 2015
- Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
2.2.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch của tỉnh đã từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch. Trong đó nổi trội là tài nguyên tự nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh việc bảo tồn và phục hồi các lễ truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa với nhiều chủ đề độc đáo, hấp dẫn. Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, thiên nhiên và du lịch làng quê… một số sản phẩm du lịch có giá trị cao cấp như sân golf, nghỉ mát, ẩm thực. được nghiên cứu phát triển nữa đã tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn du lịch Chăm Pa Sắc trong khu vực và trên cả nước.
Bắt đầu từ năm 2001 khu du lịch Vat Phu được công nhận Di sản văn hóa thế giới đã trở thành một trong những hoạt động thu hút cách du lịch to lớn của tỉnh.
Từ năm 2006 trở lại đây, trên địa bàn đã thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng, phong phú và cao cấp. Nhiều dự án đầu tư với sản phẩm cao cấp, hấp dẫn, mới lạ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công xây dựng: khu du lịch sinh thái và khách sạn 4 sao bên bờ sông Mêkong giáp với núi Sa Đạu, khu du lịch văn hóa như: Chùa Sa Đạu; công viên kết hợp với vui chơi giải trí đường bên bờ sông MeKong…
Tỉnh Chăm Pa Sắc cũng đã tập trung quy hoạch và thu hút một số dự án đầu tư xây dựng các khu mua sắm, vui chơi giải trí, chợ lớn, trung tâm thương mại, để áp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mùa sắm của du khách, đến mùa du lịch cao điểm tỉnh đã tổ chức hội chợ OTOP ở trung tâm thành phố, chợ Đào Hương…để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Các khu, điểm du lịch đang hoạt động trên địa bàn cũng đã chủ động đầu tư, nâng cấp, phát triển thêm nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ độc đáo nhằm thu hút du khách, điển hình như: khu du lịch rừng núi ASA, đi Voi ngắm cạnh rừng, khu du lịch thác Tát Nhương, khu du lịch thác Ly Phí, chố ẩn của Sông Mê kong…
Xu hướng du lịch sự kiện năm 2009 SEAGAME đã tổ chức tại CHDCND Lào. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn đã tập trung đầu tư trang thiết, dịch vụ và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của khách đến dự xem tổ chức SEAGAME, có một số khách sạn cao cấp trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc, đã thành công trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đặc biệt là các nước có biên giới như: Khách du lịch Thái Lan, khách du lịch Campuchia, khách du lịch Việt Nam và các nước khác trong ASEAN…
Có thể nhận thấy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, do xác định loại hình và sản phẩm du lịch chiến lược, phù hợp với tiềm năng còn chưa rõ ràng, chính vì vây du lịch Chăm Pa Sắc chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế, thời gian lưu lại của khách chưa cao.
2.3. VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.3.1. Thu hút đầu tư du lịch
Sau khi có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 – 2005 của tỉnh Chăm Pa sắc, sở văn hóa du lịch tỉnh có quy hoạch tập trung phát triển ngành du lịch, các dự án đầu tư phát triển khu du lịch như: khu du lịch lịch sử văn hóa thế giới Vat Phu Chăm pa Sắc, khu du lịch núi ASa, khu du lịch thác Khon Pha Phêng, thác Ly Phí thác, thác Pha Soum, thác thác Tat Phan… điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và một số khách sạn, nhà hàng… nhằm góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Tuy nhiên công tác đầu tư thực sự đem lại hiệu quả và ghi nhận bắt đầu từ năm 2006.
Từ năm 2006 đến năm 2010: Toàn tỉnh đã có 30 công ty lữ hành với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 32,520,003,589 kíp, khoảng 2,130,924 USA, các công ty đã có giấy chứng nhận. Do sự hoạt động hiệu quả tốt của ngành du lịch, tỉnh Chăm Pa Sắc góp vốn ngân sách nhà nước vào đầu tư phát triển ngành du lịch 1.460 triệu kíp.
2.3.2. Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch
Trong thời gian qua, việc khuyến khích đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng du lịch là một ưu tiên của Nhà Nước CHCND Lào nhằm mở rộng sự quan hệ hợp tác về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa với nước ngoài khuyến khích du lịch và công nghiệp du lịch để khắc phục khó khăn về hạ tầng du lịch, khuyến khích phát triển sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội, xây
dựng và phần phối thu nhập cho nhân dân ở địa phương nơi có sản phẩm du lịch.
Từ năm 2003 – 2006 tỉnh Chăm Pa Sắc đã được Chính phủ quan tâm ưu tiên vay vốn với tỷ lệ tiền lãi thấp để phát triển du lịch thông qua chương trình phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hình thức nhà nước và dân cùng làm. Tỉnh Chăm Pa Sắc được nhận số vốn là 400.000 $, trong đó 40.000 $ từ ngân sách nhà nước phần còn lại từ Ngân hàng phát triển châu Á.
Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã tăng cường công tác đầu từ hạ tầng phục vụ các khu du lịch. Tổng vốn đầu tư 91,66 tỷ kíp, chủ yếu là đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, khu du lịch văn hóa, khu du lịch lịch sử, xây đường 14A đến khu du lịch Vat Phu…
Như vậy để phục vụ khu du lịch cả Trung ương và địa phương đã tập một lượng lớn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch. Tuy nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, nhưng cũng đã góp phần vào đáng kể vào thành tích phát triển du lịch của tỉnh.
2.3.3. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
Có thể nói đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đặc biệt là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đã có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư phát triển du lịch. tính từ năm năm 2005 đến nay toàn ngành đã đầu tư hơn 1.078 tỷ kíp đầu tư vào nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở lưu trú du lịch. Tính đến giai đoạn năm 2006 – 2010 toàn tỉnh đã đầu tư vào lĩnh vực du lịch tổng vốn 438,919 triệu kíp, trong đó xây dựng khách sạn là 364,787 triệu kíp, nhà nghỉ 29,859 triệu kíp, các điểm tham quan 37,689 triệu kíp, nhà hàng 6,582 triệu kíp.
Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp một số khu du lịch như : Thác Tát Phan, Văng Năm danh, Tat Pha Suom… để không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách đến Chăm Pa Sắc ngày càng nhiều.
2.4. TỔ CHỨC KINH DOANH DU LỊCH
Trong mười năm qua, tỉnh đã có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nhiều loại hình hoạt động khác nhau trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, vận chuyển, lưu trú , quảng cáo thông tin du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm…
Về kinh doanh khách sạn nhà hàng : Trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc việc kinh doanh khách sạn và nhà hàng đã được sự chú trọng đúng mức, đã khuyến khích các nhà kinh doanh nền số khách sạn, nhà hàng, tăng lên khá nhanh. Toàn tỉnh có 47 khách sạn so với 5 năm qua tăng thêm 18 khách sạn, và 28 nhà hàng so với 5 năm qua tăng lên 13 nhà hàng, trong đó thuộc doanh nghiệp nhà nước 25 %, thuộc doanh nghiệp tư nhân 60%, doanh nhiệp vốn đầu tư nước ngoài 15%.
Về các dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành và vận chuyển du lịch, trong đó 32% doanh nghiệp có góp phần vốn kinh doanh của nước ngoài. Được cấp phép doanh nghiệp lữ hành quốc tế 5 doanh nghiệp và doanh nghiệp lữ hành nội địa 27 doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nội địa đã có bước phát triển mạnh hơn, trong đó đã có ký kết tuor với các tỉnh Miền Trung, tỉnh Sa Van Na Khệt, Kham Muon và Thu Đô Viêng Chan, các tỉnh Miền Bắc, tỉnh Luông Pha Bang, Xiêng Khuông… hoạt động kinh doanh quốc tế đã tổ chức các tuor du lịch theo xu hướng phát triển Chăm Pa Sắc – Xiêng teng - Hồ Chí Minh – Chăm Pa Sắc. Nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển du lịch đều đạt được hiệu quả, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững, một số doanh nghiệp đã tạo dựng được thương hiệu và được du khách tin cậy ( công ty BP; công ty Lan Xang; công ty indochin…) qua đó đã tạo thuận lợi cho du khách đến Chăm Pa Sắc trong mọi thời điểm, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương.
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 8 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch với hơn 50 xe vận chuyển khách du lịch đường dài. Còn một số sản phẩm vận chuyển du lịch nội thành cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: xe Sam Lo, xe Tuc Tuc… tham quan bên bờ Sông Mê Kong, đi thăm các Chua Vat Luong…hoạt động vận chuyển được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả dịch vụ hợp lý.
Với tiềm năng hết sức phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên tự nhiên, và tài nguyên du lịch Chăm Pa Sắc, du lịch Chăm Pa Sắc có nhiều điều kiện để phát triển trên cơ sở khai thác các lợi thế của mình. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ góp phần tăng thu nhập du lịch.
Trong nhiều năm qua, điểm yếu của hoạt động kinh doanh du lịch Chăm Pa Sắc là chưa xác định được rõ ràng sản phẩm chính để tập trung đầu tư, phát huy được thế mạnh vốn có, chưa tìm ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng của Chăm Pa Sắc để gây ấn tượng cho du khách. Hiện nay khách đến Chăm Pa Sắc chủ yếu là tập trung lên Thác Khon Pha Pheng, Vat Phu Chăm pa sắc, Ban Khon và 4000 đảo ở huyện Khổng.
Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao là những sản phẩm có thể coi là độc đáo và là thế mạnh của Chăm Pa Sắc vẫn chưa phát huy và phổ biến được tác dụng trong hoạt động kinh doanh.
Khả năng cạnh tranh còn thấp, việc cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra còn chậm vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao.
Ngoài ra, một điểm còn yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của Chăm Pa Sắc là công tác quảng cáo, tiếp thị. Phải thật sự coi đây là một khâu hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả kinh doanh thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cần phải tìm hiểu, nắm vững thị trường khách, từ đó định ra các chính sách, chiến lược đầu tư và khai thác có hiệu quả những thế mạnh của du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc.
Với vị trí là một điểm du lịch đặc biệt quan trọng trong địa bàn du lịch trọng điểm huyện Pakse – huyện Chăm Pa Sắc – huyện khống và là cực hút lớn tăng trưởng du lịch Tỉnh U Bon vương quốc Thái – Tỉnh Chăm Pa Sắc – tỉnh Xiêng Treng vương quốc Campuchia, đây cũng là thế mạnh tiềm năng của doanh nghiệp du lịch, tạo đà đi lên vững chắc trong những năm tới, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.5. XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH
Năm 2005 đến năm 2010, Sở Du lịch đã phối hợp với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước tập trung rất nhiều công sức cho hoạt động xúc tiến du lịch. Hiện nay, việc xúc tiến du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc đã được thực hiện chủ yếu là trong lĩnh vực khách sạn. Việc marketing du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc qua các phương tiện thông tin đại chúng tại các thị trường mục tiêu đã được thực hiện, tuy nhiên chưa thường xuyên. Các hình thức xúc tiến quảng bá du lịch ra bên ngoài hay tham quan các hội chợ triển lãm chưa thực hiện được, mà phần lớn còn trông chờ vào sự bảo trợ của Tổng Cục Du lịch, tỉnh Chăm Pa Sắc vẫn yếu về cung cấp thông tin, các thông tin thường không mới và không đầy đủ, không chi tiết. Với những thông tin đã quá cũ và không còn phù hợp nhưng vẫn được đăng tải sẽ gây phản tác dụng cho quảng bá du lịch, các hình thức quảng bá về du lịch chưa được thực hiện triệt để. Chỉ tập trung vài hình thức, phương tiện cũ thiếu sự năng động và nhạy bén về thông tin, hình ảnh về phương tiện quảng bá.
Hiện hay, Sở du lịch đã xây dựng phòng thông tin toàn tỉnh có 3 địa điểm để cho du khách tìm hiểu các khu du lịch. Nhưng phòng thông tinnày mới có nên các tài liệu hướng dẫn du lịch còn hạn chế, chưa có bản đồ để khách du lịch xem khảo sát đi như thế nào và đi bằng phương tiện gì, chưa có đĩa CD để giới thiệu hình ảnh các nơi du lịch của tỉnh. Ngoài ra, còn có các bảng hình ảnh thông tin của các nơi du lịch quan trọng theo các cửa khẩu, sân bay, bến xe, các khu du lịch và theo đường chính trong tỉnh.