Tiềm Năng Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh‌


TP.HCM có hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật vào loại hoàn chỉnh và hiện đại nhất cả nước. Với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, ngoài nguồn điện từ đường dây 500KV được nối trước đây từ Hòa Bình đến Phú Lâm, nay nguồn điện của Thành phố được cung cấp từ các nhà máy điện Hiệp Phước. Phú Mỹ, Thác Mơ, Đa Nhim. Tổng công suất điện cấp cho Thành phố là 1.089,7MW. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc khá hiện đại. Thành phố đang triển khai nhiều dự án xây dựng thêm các tuyến đường giao thông mới, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc và dự án về tàu điện ngầm,... Tất cả hiện trạng về cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật của Thành phố hiện nay là cơ sở, nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch nói riêng.

2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn ở thành phố Hồ Chí Minh‌

2.2.1. Khái quát tiềm năng của trung tâm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh‌

TP.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, thu hút khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam hằng năm. Toàn thành phố có 11 bảo tàng, là nơi có số lượng bảo tàng nhiều nhất cả nước. Nội dung trưng bày phong phú, thể hiện các giá trị văn hóa, lịch sử của thành phố, của Nam Bộ và cả nước, là nơi cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho du khách, đặc biệt là những du khách có hướng tham quan nghiên cứu về văn hóa, lịch sử. Thành phố có trên 1.000 đình, chùa, đền, miếu được xây dựng qua các thời kỳ với những giá trị kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật. Bên cạnh những ngôi chùa phật giáo Nam Bộ tiêu biểu là những ngôi chùa cách tân hiện đại, có nhiều ngôi chùa được công nhận và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.

Có thể nói Sài Gòn – TP.HCM là một điểm đến với nhiều địa danh gắn liền với nhiều kiểu kiến trúc, nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Trụ sở của UBND Thành phố được xây dựng theo kiến trúc Pháp, Ngân hàng Nhà nước xây dựng theo phong cách Tân nghệ thuật, trong khi đó Nhà Thiếu nhi lại được xây dựng theo phong cách Tân cổ điển, Nhà Rồng theo phong cách Đông Dương, Nhà thờ Đức Bà theo phong cách Roman… Các công trình kiến trúc đương đại đang có xu hướng đa


dạng hóa làm cho diện mạo của Thành phố trở nên đa sắc màu trong đó có 1


dạng hóa, làm cho diện mạo của Thành phố trở nên đa sắc màu, trong đó có những công trình có giá trị thẩm mĩ cao.

TP.HCM là thành phố trẻ, năng động có khá nhiều khu vui chơi, giải trí, vào loại hiện đại nhất. Đến Đầm Sen hoặc Suối Tiên, du khách có thể ngắm cảnh và thả sức trong những trò chơi hiện đại hoặc hòa mình trong những lễ hội vùng miền, hòa mình trong những chương trình biểu diễn, ca múa nhạc đặc sắc. Giữa lòng Sài Gòn tấp nập, du khách còn có thể tìm được những khu vui chơi giải trí, giữa thiên nhiên như làng du lịch Bình Qưới, Văn Thánh,... hoặc tìm đến những điểm du lịch độc đáo và rất hấp dẫn du khách như địa đạo Củ Chi, một công trình hy hữu trong lịch sử quân sự thế giới.

2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa‌

Sài Gòn – TP.HCM có quá trình hình thành và phát triển hơn 300 năm, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn là bức tranh mang đậm dấu ấn về bằng chứng vật chất và tinh thần phản ánh những giá trị lịch sử, văn hóa của Thành phố trong suốt quá trình khai phá, xây dựng, đấu tranh của các thế hệ cư dân ở vùng đất này. Do đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa ở đây là việc làm cần thiết góp phần quan trọng trong giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ, thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta. Và việc phát triển du lịch dựa trên những giá trị của di tích lịch sử văn hóa cũng là cách vừa để bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống yêu nước, quý báu của dân tộc, vừa là để thể hiện và ca ngợi tinh thần đó với bạn bè năm châu.

Các di tích lịch sử văn hóa của TP.HCM bao gồm nhiều loại: Các di tích lịch sử; Các di tích kiến trúc nghệ thuật; Các di tích khảo cổ; Các bảo tàng và thắng cảnh có giá trị lịch sử.

Hiện nay, tại TP.HCM có 168 công trình, địa điểm có dấu hiệu di tích, trong đó có 132 công trình, địa điểm đã được xếp hạng, gồm: 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 53 di tích cấp quốc gia (25 di tích lịch sử, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích khảo cổ) và 178 di tích cấp thành phố (35 di tích lịch sử, 43 di tích kiến trúc nghệ thuật).


Bảng 2.1: Số lượng và mật độ di tích trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đến hết tháng 8/2011, phân theo đơn vị hành chính

STT

Đơn vị

Diện tích (km2)

Tổng số di tích

Mật độ Di tích (di tích /10km2)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Quận 1

Quận 2

Quận 3

Quận 4

Quận 5

Quận 6

Quận 7

Quận 8

Quận 9

Quận 10

Quận 11

Quận 12

Q. Gò Vấp

Q. Tân Bình

Q. Tân Phú

Q. Bình Thạnh

Q. Phú Nhuận

Q. Thủ Đức

Q. Bình Tân

H. Củ Chi

H. Hóc Môn

H. Bình Chánh

H. Nhà Bè

H. Cần Giờ

7,73

49,74

4,92

4,18

4,27

7,19

35,69

19,18

114,00

5,72

5,14

52,78

19,74

22,38

16,06

20,76

4,88

47,76

51,89

434,50

109,18

252,69

100,41

704,22

33

6

11

2

17

7

1

- 8

3

1

1

13

3

10

2

7

8

- 15

6

6

5

3

42,69

1,21

22,36

4,78

39,81

9,74

0,28

- 7,01

5,24

1,95

0,19

6,58

1,34

6,23

0,96

14,34

1,67

- 0,34

0,55

0,24

0,50

0,04


Toàn Thành phố

2.095,01

168

0,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Mật độ di tích trung bình tòan thành phố là 0,8 di tích/10km2. Tuy nhiên, số lượng và mật độ di tích không đều trên toàn địa bàn Thành phố (Bảng 2.1). Có thể chia thành bốn mức phân bố các di tích như sau:

- Mật độ dày (trên 20 di tích/10 km2): gồm quận 1, quận 3 và quận 5

- Mật độ khá dày (từ 10 đến dưới 20 di tích /10 km2): quận Phú Nhuận


- Mật độ trung bình (từ 5 đến dưới 10 di tích/10km2): gồm quận 6, quận Gò Vấp và quận Tân Phú

- Mật độ thưa (dưới 5 di tích/10km2): gồm các quận, huyện còn lại

2.2.2.1. Di tích lịch sử

Di tích lịch sử ở TP.HCM gồm những di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, lưu niệm sự kiện lịch sử diễn ra ở TP.HCM trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Bên cạnh những di tích mang ý nghĩa di tích lưu niệm danh nhân, di tích lưu niệm sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, là những địa điểm – cơ sở cách mạng

– nơi nuôi giấu các cán bộ hoạt động cách mạng, cơ sở phục vụ cho lãnh đạo, chỉ huy, nơi tập kết lực lượng, vũ khí nơi diễn ra các trận đấu anh dũng của quân dân ta với địch trong hai cuộc kháng chiến.

Trong các di tích lịch sử ở TP.HCM, có nhiều di tích ghi dấu tội ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay sai đã giam giữ tra tấn dã man những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng không may bị chúng bắt.

Dinh Độc Lập – di tích cấp gia đặc biệt:

Tọa lạc tại số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1. Lúc đầu Dinh Độc Lập là cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ. Tòa nhà từng được gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ hay còn gọi là Dinh Norodom, Dinh Toàn quyền Đông Dương, Phủ Cao ủy Đông Dương đã được chính chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp quản năm 1955, từ đó chính thức được gọi là Dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập có khuôn viên rộng 12 ha, gồm 4 tầng chính, hai gác lửng, tầng trệt và hai đoạn tầng hầm. Trên nóc Dinh Độc Lập có sân đậu trực thăng, phía dưới có hệ thống hầm kiên cố, được trang bị hệ thống điện đài và hệ thống để chỉ huy rất hiện đại. Dinh Độc Lập là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975.

Ngày 30/04/1975 khi xe tăng quân Giải phóng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước chính quyền cách mạng.


Tháng 11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại Dinh Độc Lập.

Với những giá trị đặc biệt, ngày 25/06/1976 Bộ Văn Hóa – Thông tin đặc cách xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia. Đến ngày 12/08/2009, di tích lịch sử - văn hóa Dinh Độc Lập được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Ngày nay, Dinh Độc Lập là một trong những địa chỉ tham quan trọng điểm của TP.HCM, hàng ngày đón tiếp hàng nghìn lượt khách quốc tế và trong nước đến tham quan. Ngoài ra, đây còn là nơi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đón tiếp các nguyên thủ quốc gia với nghi lễ long trọng, là nơi lý tưởng để tổ chức các sự kiện, các hội nghị, hội thảo, chiêu đãi mang tầm quốc tế và quốc gia.

Địa đạo Củ Chi:

Địa đạo Củ Chi ra đời khoảng từ những năm 1947-1948 trên địa bàn hai xã Tân Phước Trung và Phước Vĩnh An. Địa đạo được xem là một kỳ tích “làng ngầm” có độ dài khoảng 200km.

Địa đạo nằm sâu trong lòng đất khoảng 2 - 3m, nhưng cũng có đoạn sâu 10 - 12m. Nhìn theo mặt cắt dọc địa đạo có nhiều tầng, tầng trên gọi là thượng tầng dưới gọi là” trầm” chạy song song, nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 3 tầng. Hệ thống địa đạo có “đường xương sống” (địa đạo chính), từ đó tỏa ra vô số nhánh ngang - dọc, có nhánh đổ ra bờ sông, bờ suối, ao hồ, hố bom... Dọc theo địa đạo có lỗ thông hơi để thông khí xuống hầm. Nối liền với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có hầm chưa vũ khí, lương thực, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm chỉ huy, hầm ngủ, hầm in ấn tài liệu, hầm giải phẫu,…. và có cả hầm lớn được ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ…

Từ năm 1960 - 1975 Mỹ, Ngụy đã thực hiện khoảng 5000 vụ hành quân càn quét với mục tiêu bới tung địa đạo, nhưng dựa vào hệ thống đường hầm, công sự, chiến hao quân và dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng lập nên những chiến công thần kỳ.

Hiện nay khu di tích địa đạo Củ Chi có hai khu vực chính. Địa đạo Bến Dược gồm 13 công trình chính, trong đó đồ sộ nhất là đền tưởng niệm liệt sĩ, ngôi


đền liệt sĩ lớn nhất nước ta hiện nay khắc tên 50.000 liệt sĩ trên đá hoa cương. Và khu vực thứ hai là địa đạo Bến Đình, trước đây là căn cứ huyện ủy huyện Củ Chi.

Khu di tích địa đạo Củ Chi được đánh giá là một công trình đánh giặc độc đáo của quân và dân huyện “Củ Chi đất thép thành đồng”. Khu di tích này được bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tich lịch sử quốc gia vào năm 1979.

Di tích địa đạo Củ Chi đã thu hút đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng đối với thế hệ trẻ, là niềm tự hào kiêu hãnh của người Việt Nam và bạn bè yêu chuộng hòa bình thế giới.

Căn cứ Rừng Sác:

Căn cứ Rừng Sác có diện tích khoảng 600km2, là vùng rừng có đủ các loại cây ngập mặn. Tại đây, hàng trăm sông rạch chia Rừng Sác thành hàng trăm đảo triều lớn nhỏ, lúc chìm, lúc nổi theo nước thủy triều. Sông rạch, cây rừng và đảo triều tạo cho Rừng Sác thành một “trận đồ bát quái” nằm sát Sài Gòn. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống sông Lòng Tàu nối Sài Gòn với Biển Đông.

Từ năm 1934, căn cứ Rừng Sác đã có Chi bộ Đảng đứng chân và là nơi trú ẩn của các chiến sĩ Nam Kỳ. Năm 1945, đây là nơi diễn ra hội nghị Đa Phước để hợp nhất các lực lượng chiến đấu ở 3 mặt trận: Phía Nam, phía Tây và phía Đông thành bộ đội Đường Văn (sau này thành bộ đội Mặt Trận Việt Minh). Trong suốt chiều dài của cuộc chiến chống ngoại xâm, căn cứ Rừng Sác có nhiệm vụ chính là án ngữ đường thủy chiến lược Lòng Tàu, phá hủy các kho tàng, bến bãi của địch (trong đó có thành Tuy Hạ) và bảo vệ cho lực lượng tiếp tế của ta. Tại đây, đoàn đặc công Rừng Sác đã chiến đấu và chiến thắng hơn 1.000 trận đánh, tiêu diệt hàng trăm tàu, xuồng, phương tiện chiến tranh và loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân địch. Tại đây, 860 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh.

Với những trận đánh “Xuất quỷ, nhập thần”, quân địch đã phải thừa nhận chúng đã gặp phải “một cuộc chiến tranh kì lạ”. đặc khu Rừng Sác ngày nay đã trở thành niềm tự hào của quân và dân miền Đông Nam Bộ. Năm 2004, căn cứ Rừng Sác đã được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia và trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà rất thu hút du khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu.


Một số di tích và khu di tích lịch sử khác:

Đến nay, trên địa bàn Thành phố, ngoài các di tích quan trọng trên đây còn có nhiều di tích khác có giá trị cũng đã được xếp hạng (Phụ lục 2).

- Chùa: đến năm 2011, cả Thành phố có 14 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố.

+ Chùa Thanh Sơn được thành lập vào khoảng đầu thế kỷ 19. Tọa lạc tại số 1111 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9. Trong hai cuộc kháng chiến, chùa này từng là cơ sở của huyện ủy Thủ Đức, là cơ sở nuôi giấu cán bộ chiến sĩ, nơi hội họp của cán bộ, chiến sĩ, noi điều trị cho thương bệnh binh, nơi tập trung và vận chuyển hàng tiếp tế ra các khu căn cứ.

Chùa được xếp hạng di tích lịch sử thành phố năm 2008.

+ Chùa Xá Lợi còn được gọi là chùa Phật học Xá Lợi, là trụ sở trung ương của Hội Phật học Việt Nam hoạt động từ năm 1951 đến năm 1981.

Chùa Xá Lợi tọa lạc tại địa chỉ số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, Quận 3, với khuôn viên rộng hơn 2500m2, được thiết kế 2 tầng lầu độc đáo, mở đầu cho kiểu kiến trúc phía trên là bái đường, bên dưới là giảng đường. Chùa Xá Lợi là địa điểm ghi dấu những mốc lịch sử của tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam,… đặc biệt là những cuộc tranh đòi bình đẳng tôn giáo, chống chế độ kỳ thị tôn giáo, độc tài của Ngô Đình Diệm. Nổi bật trong phong trào đấu tranh này là sự kiện ngày 11 tháng 6 năm 1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cầu nguyện cho đạo pháp trường tồn và thức tỉnh chính quyền Ngô Đình Diệm. Các

cuộc đấu tranh quyết liệt của tăng ni phật tử sau đó đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày nay, chùa Xá Lợi không chỉ là một di tích lịch sử đơn thuần mà là nơi lưu giữ những di sản giá trị như tháp bằng vàng đựng Xá Lợi Phật tổ được làm cách nay hơn một nghìn năm, thư viện của chùa lưu giữ khoảng 5500 đầu sách văn hóa, triết học xã hội, tôn giáo cùng những trang kinh điển Phật giáo. Chùa Xá Lợi không chỉ là nơi nghiên cứu về phật pháp mà còn là niềm tự hào về truyền thống lịch sử của phật giáo Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023