Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Quản Lý Đngv Trường Thpt Chuyên


6. Xây dựng môi trường, chính sách cho GV

Chính sách đãi ngộ cho GV,

đặc biệt GV dạy chuyên

53

80.30

13

19.70

0

0.00

2.80

Chính sách cho GV trong

nghiên cứu khoa học

33

50.00

28

42.42

5

7.58

2.42

Định hướng mục tiêu phát

triển năng lực cá nhân

38

57.58

28

42.42

0

0.00

2.58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 14


Theo kết quả đánh giá trên thì tiêu chí Chính sách đãi ngộ cho GV, đặc biệt GV dạy chuyên của nội dung Xây dựng môi trường, chính sách cho GV được đánh giá là quan trọng nhất trong tất cả các tiếu chí (với X = 2,80). Với ý kiến đánh giá này cho thấy chính sách đãi ngộ đối với GV luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất, giúp cho giáo viên có thể an tâm và tập trung hơn trong quá trình công tác. Với hai tiêu chí Phân công GV dạy chuyên sâu và ngoài chuyên (với X = 2,11) của nội dung Phân công, bố trí và sử dụng GV được đánh giá là thấp nhất. Vấn đề này thực tế hiện nay đang diễn ra, đây là một quá trình xuyên suốt của cả một hệ thống tuyển dụng GV, bồi dưỡng phát triển GV hiện nay bởi với mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải là những người có trình độ, năng lực và kinh nghiệm mới có thể đảm đương được công việc đó, ngược lại thì không thể đáp ứng được. Với các tiêu chí của các nội dung khác, đa phần đều được đánh giá ở mức Đồng ý với các ý kiến được đưa ra, có một vài tiêu chí vẫn được đánh giá là Không đồng ý.

Qua điều tra bằng phiếu và phỏng vấn lấy ý kiến của CBQL, Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trường THPT chuyên, cho thấy đa số có chung ý kiến là việc phối hợp quản lý GV giữa HT và Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn đặc biệt cần thiết và tối quan trọng trong bối cảnh đổi mới hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Trong đó vai trò của Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn đóng vai trò cốt lõi trong tham mưu cho HT về quản lý GV trong nhà trường. Vì:

Thứ nhất: Nâng cao được nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và năng lực cần hướng tới của một GV trường THPT chuyên, khi nhận thức được vai trò và sứ mệnh của mình, GV sẽ có được ý thức về việc lập kế hoạch cho việc học tập, tự nghiên cứu kiến thức để tự nâng cao năng lực chuyên môn của

mình, đặc biệt là năng lực để có thể dạy chuyên sâu và luôn tự làm mới năng lực cho chính mình.

Thứ hai: Đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội trong thời kỳ đổi mới về nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV, ĐNGV trường THPT chuyên và đặc biệt NNL chất lượng cao là “then chốt và đột phá” trong sứ mệnh giáo dục hiện nay.

Thứ ba: Xây dựng được một khung năng lực chuẩn cho ĐNGV trường THPT chuyên mà hiện nay chưa có, từ đó làm kim chỉ nam cho các hoạt động về đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá đối với mỗi GV, đồng thời lấy các tiêu chí đó để hướng cho GV tự học, tự nghiên cứu để phát triển bản thân theo đúng năng lực mà mình có.

2.4. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý ĐNGV trường THPT chuyên

Sau khi khảo sát thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn chuyên sâu đối với các CBQL, GV trường THPT chuyên, CBQL phòng tổ chức cán bộ của các Sở GD&ĐT, khảo sát thực trạng các tình hình thực tế hiện nay ngoài xã hội, tác giả tổng kết và có kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.18. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động quản lý ĐNGV trường THPT chuyên

Đơn vị: %


STT

Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ĐNGV

Ảnh hưởng nhiều

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

𝐗

Xếp thứ

1

Trình độ, phẩm chất, năng lực của ĐNGV

75.76

16.67

7.58

2.68

1

2

Môi trường sư phạm trong nhà

trường

68.18

27.27

4.55

2.64

2

3

Khả năng tự học, tự phát triển của

GV

66.67

30.30

3.03

2.64

3

4

Trình độ ngoại ngữ

57.58

42.42

0.00

2.58

4

5

Trình độ quản lý của CBQL nhà

trường

63.64

27.27

9.09

2.55

5

6

Điều kiện kinh tế, gia đình, thu nhập

của ĐNGV

56.06

40.91

3.03

2.53

6

7

Môi trường giáo dục tại địa phương

57.58

33.33

9.09

2.48

7

8

Chính sách thu hút, đãi ngộ người

có trình độ cao

51.52

42.42

6.06

2.45

8


9

Điều kiện kinh tế thị trường, chính

trị, văn hóa của địa phương

48.48

46.97

4.55

2.44

9

10

Chương trình giáo dục mới 2018

50.00

42.42

7.58

2.42

10

11

Độ tuổi, giới tính của ĐNGV

53.03

36.36

10.61

2.42

11

12

Động cơ phát triển của ĐNGV

46.97

46.97

6.06

2.41

12

13

Sự phân quyền trong công tác tuyển

dụng GV

51.52

34.85

13.64

2.38

13

14

Cơ chế, chính sách quản lý của Nhà

nước, của ngành

39.39

54.55

6.06

2.33

14

15

Nhận thức của các cấp quản lý đối

với nhiệm vụ phát triển ĐNGV

40.91

46.97

12.12

2.29

15

16

Công tác quản lý và phát triển

ĐNGV

28.79

62.12

9.09

2.20

16

17

Trình độ CNTT

39.39

40.91

19.70

2.20

17

18

Kỹ năng tổ chức hoạt động và giao

tiếp xã hội của ĐNGV

22.73

74.24

3.03

2.20

18

19

Công tác kiểm tra, đánh giá GV

24.24

68.18

7.58

2.17

19

20

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến

phát triển ĐNGV

12.12

87.88

0.00

2.12

20

21

Khả năng nghiên cứu khoa học và

công nghệ

27.27

53.03

19.70

2.08

21


Theo kết quả khảo sát từ bảng trên cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển GV trường THPT chuyên gồm các yếu tố sau:

2.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

Bao gồm các yếu tố Điều kiện kinh tế thị trường, chính trị, văn hóa của địa phương; Chương trình đổi mới giáo dục; Môi trường giáo dục tại địa phương; Độ tuổi, giới tính của ĐNGV; Điều kiện kinh tế, gia đình, thu nhập của ĐNGV. Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của ngành; Chính sách thu hút, đãi ngộ người có trình độ cao. Trong các yếu tố khách quan này thì yếu tố Môi trường giáo dục tại địa phương có ảnh hưởng lớn nhất đến ĐNGV (với 57.58% ảnh hưởng nhiều), đứng vị trí đầu tiên trong nhóm yếu tố khách quan, vì ở mỗi địa phương đều có một tinh thần hiếu học khác nhau, nếu địa phương nào có truyền thống học tập từ xưa đến nay, có thành tích cao trong các cuộc thi các cấp của HS cũng như GV sẽ có tác động rất lớn đến nhận thức và tinh thần của GV. Ngược lại thì điều đó sẽ rất hạn chế. Trong môi trường giáo dục thì Chương trình giáo dục mới 2018 cũng có ảnh hưởng nhiều đến ĐNGV với tiêu chí đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay.

Ngoài ra yếu tố có tác động trực tiếp đến ĐNGV là Điều kiện kinh tế, gia đình, thu nhập của ĐNGV (với 56.06% ảnh hưởng nhiều), yếu tố này đứng thứ hai trong nhóm khách quan, vì trong cuộc sống xã hội hiện nay kinh tế gia đình là tiền đề xuất

phát cho mọi công tác phát triển chuyên môn của một GV, kinh tế, gia đình có vững thì nhận thức cũng như sự tập trung phát triển chuyên môn của GV mới có thể nâng cao. Bên cạnh đó là yếu tố Điều kiện kinh tế thị trường, chính trị, văn hóa của địa phương cũng có tác động không nhỏ đến ĐNGV.

60.00

50.00

40.00

30.00


20.00

Ảnh hưởng nhiều

Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

10.00

0.00

A

B

C

D

E

F

G

Biểu đồ 2.3: So sánh mức ảnh hưởng của nhóm khách quan

(A: Điều kiện kinh tế thị trường, chính trị, văn hóa của địa phương; B: Chương trình đổi mới giáo dục; C: Môi trường giáo dục tại địa phương; D: Độ tuổi, giới tính của ĐNGV; E: Điều kiện kinh tế, gia đình, thu nhập của ĐNGV; F: Cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của ngành; G: Chính sách thu hút, đãi ngộ người có trình độ).

2.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

Với nhóm yếu tố chủ quan, theo khảo sát lấy ý kiến chuyên sâu thì nhóm này được chia ra làm hai nhóm khác nhau, cụ thể:

Nhóm yếu tố chủ quan có yếu tố ảnh hưởng của CBQL gồm: Trình độ quản lý của CBQL nhà trường; Nhận thức của các cấp quản lý đối với nhiệm vụ phát triển ĐNGV; Công tác quản lý và phát triển ĐNGV; Sự phân quyền trong công tác tuyển dụng GV. Trong đó yếu tố Trình độ quản lý của CBQL nhà trường đóng vai trò then chốt (với 63,64% ảnh hưởng nhiều) trong công tác phát triển ĐNGV. Vì với tầm nhìn, định hướng và chỉ đạo của CBQL là yếu tố then chốt trong môi trường giáo dục hiện nay. Trình độ quản lý hành chính của CBQL có yếu tố quyết định đến các chính sách, xây dựng bộ máy, phát triển ĐNGV và thực hiện các kế hoạch theo đúng yêu cầu và kịp thời giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra. Ngoài ra, CBQL có trình độ quản trị có

thể xây dựng, cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính, quản lý hồ sơ và có quyết định hành chính một cách đúng đắn để đem lại lợi ích cho nhà trường cũng như cho GV. Trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo quy chuẩn của Bộ GD&ĐT, CBQL cần hiểu biết về ngoại ngữ, CNTT, nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức mới, có khả năng thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính năng động, sáng tạo của GV và HS.

Một yếu tố chủ quan có liên quan đến CBQL là yếu tố phân quyền trong công tác tuyển dụng GV. Trong công tác tuyển dụng GV trường THPT chuyên hiện nay thì Sở Nội vụ là đơn vị đưa ra chủ trương và Sở GD&ĐT là đơn vị chủ quản, có vai trò quyết định trong việc tuyển dụng GV, CBQL cấp trường THPT chuyên có vai trò tham mưu kế hoạch và thực hiện khảo sát, đánh giá chuyên môn của GV tham gia thi tuyển. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ về công tác tuyển dụng GV, đặc biệt GV có chuyên môn cao tham gia dự tuyển vào trường. Vấn đề này vẫn còn rất nhiều phức tạp nhưng vẫn là thực trạng hiện nay.

70.00

60.00

50.00

40.00


30.00

Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

20.00

10.00

0.00

A

B

C

D

Biểu đồ 2.4: So sánh mức ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan

(A: Trình độ quản lý của CBQL nhà trường; B: Nhận thức của các cấp quản lý đối với nhiệm vụ phát triển ĐNGV; C: Công tác quản lý và phát triển ĐNGV; D: Sự phân quyền trong công tác tuyển dụng GV)

Nhóm yếu tố chủ quan có yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến GV và ĐNGV gồm các yếu tố: Môi trường sư phạm trong nhà trường; Động cơ phát triển của ĐNGV; Trình

độ, phẩm chất, năng lực của ĐNGV; Trình độ ngoại ngữ; Trình độ CNTT; Khả năng nghiên cứu khoa học và công nghệ; Khả năng tự học, tự phát triển của GV; Công tác kiểm tra, đánh giá GV; Kỹ năng tổ chức hoạt động và giao tiếp xã hội của ĐNGV. Trong đó, yếu tố Trình độ, phẩm chất, năng lực của ĐNGV có mức ảnh hưởng lớn và nhiều nhất. Đây là yếu tố mà mọi giải pháp phát triển ĐNGV đều phải hướng đến và nâng cao. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất là Kỹ năng tổ chức hoạt động và giao tiếp xã hội của ĐNGV, vì trong môi trường THPT chuyên yếu tố này đã được hình thành nhưng còn hạn chế.

80.00


70.00


60.00


50.00


40.00


30.00

Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

20.00


10.00


0.00

A

B

C

D

E

F

G

H

I

Biểu đồ 2.5: So sánh mức ảnh hưởng chủ quan với ĐNGV trường THPT chuyên

(A: Môi trường sư phạm trong nhà trường; B: Động cơ phát triển của ĐNGV; C: Trình độ, phẩm chất, năng lực của ĐNGV; D: Trình độ ngoại ngữ; E: Trình độ CNTT; F: Khả năng nghiên cứu khoa học và công nghệ; G: Khả năng tự học, tự phát triển của GV; H: Công tác kiểm tra, đánh giá GV; I: Kỹ năng tổ chức hoạt động và giao tiếp xã hội của ĐNGV).

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục

2.5.1. Những kết quả đạt được

ĐNGV trường THPT chuyên hiện nay cơ bản đủ về số lượng, đa phần GV có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo

của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt các qui định của pháp luật, của ngành, yêu nghề, có năng lực và trách nhiệm với nghề dạy học.

ĐNGV trường THPT chuyên có tỉ lệ GV trẻ cao, đây là lực lượng được đào tạo chính qui, có năng lực, nhiệt tình, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Với tinh thần đoàn kết trong nhà trường, những GV có kinh nghiệm, có năng lực, kinh nghiệm và tuổi đời đã giúp đỡ ĐNGV trẻ để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên mời các thầy cô giáo có thành tích, chuyên môn cao ở các đơn vị khác về trường thỉnh giảng để ĐNGV nhà trường có cơ hội học hỏi kinh nghiệm.

Các cấp quản lý từ UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, Bộ GD&ĐT đã sâu sát, quan tâm hơn và tạo điều kiện cho việc phát triển ĐNGV trường THPT chuyên nâng cao trình độ, năng lực thông qua những chính sách đãi ngộ GV, chính sách thu hút nhân tài, từ đó đã tuyển được nhiều GV có năng lực về công tác tại các trường THPT chuyên. Bên cạnh đó còn là sự đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giảng dạy ở trường THPT chuyên đã được đầu tư mạnh mẽ trong thời gian qua.

Công tác thanh kiểm tra hành chính của các cấp quản lý đã thống nhất và minh bạch hơn, đánh giá được những thành quả, hạn chế của từng GV, từ đó giúp CBQL nhà trường có những điều chỉnh cho phù hợp. Việc phân công, sử dụng GV dạy chuyên hay dạy ngoài chuyên trong trường THPT chuyên đã được CBQL chú trọng và phân công đúng chuyên môn, đúng năng lực, từ đó nâng cao được thành tích trong giảng dạy mà không gây áp lực cho GV.

Những thành tựu, ưu điểm trên là cơ sở quan trọng để có thể thực hiện những biện pháp quản lý ĐNGV trường THPT chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục được thuận lợi và hiệu quả hơn.

2.5.2. Những mặt hạn chế

Số lượng GV trẻ trong ĐNGV trường THPT chuyên chiếm tỉ lệ cao, thời gian cũng như kinh nghiệm giảng dạy chuyên sâu chưa nhiều, năng lực ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học và CNTT còn nhiều hạn chế dẫn đến khả năng tự học, tự nghiên cứu hạn chế. Ngoài ra, vẫn còn một số GV trẻ thiếu quan tâm tới sự nghiệp đổi mới giáo dục của ngành, tuy là GV đang giảng dạy tại trường THPT chuyên nhưng vẫn tham gia kinh doanh bên ngoài nên mức độ tập trung cho chuyên môn bị sao nhãng.

Công tác tuyển dụng GV trường THPT chuyên hiện nay còn chưa thực sự khoa học, chưa phát huy được vai trò của các nhà chuyên môn. Sự phân cấp tuyển dụng GV còn chịu sự quản lý trực tiếp của Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, do đó việc tuyển dụng GV còn thụ động vào cấp trên, chưa có các chỉ số định lượng trong việc đánh giá chất lượng GV, đặc biệt là GV dạy chuyên sâu. Có nhiều GV có năng lực, chuyên môn ở các trường THPT công lập có thể dạy chuyên sâu tại trường THPT chuyên, tuy nhiên việc hạn chế trong công tác tuyển dụng GV nên việc điều chuyển những GV về trường chuyên để giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một hạn chế cần được khắc phục ngay trong thời gian tới để đáp ứng cho công tác phát triển ĐNGV trường THPT chuyên.

Công tác đánh giá GV thực hiện chưa có hiệu quả, chưa đánh giá theo năng lực của GV, kết quả đánh giá GV vẫn còn mang tính hình thức, chưa làm căn cứ để GV điều chỉnh bản thân, chưa thực sự là động lực để thúc đẩy GV tự đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành, chưa làm căn cứ để thực hiện chính sách khen thưởng cũng như kỉ luật hay thực hiện chính sách phát triển ĐNGV, do đó ĐNGV ngày càng tăng về số lượng nhưng sự thay đổi, nâng cao về chất lượng không nhiều.

Chế độ chính sách, đãi ngộ đối với ĐNGV trường THPT chuyên tuy đã có nhiều nội dung được các cấp triển khai, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, điều đó làm cho GV không có động cơ phấn đấu trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến một số GV thường đi làm kinh doanh bên ngoài hoặc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển ĐNGV. Ngoài ra, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ dạy và học, nguồn lực tài chính để mua sắm, sửa chữa những thiết bị hỏng, cũ còn rất nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc giảng dạy trong nhà trường, đặc biệt là các môn học có thực hành, có thí nghiệm trực quan.

Nhận thức của các cấp quản lý từ Sở GD&ĐT, CBQL cấp trường THPT chuyên về việc phát triển ĐNGV đã được trú trọng trong kế hoạch hoạt động của trường hàng năm. Tuy nhiên, nhận thức của các cấp quản lý về việc phát triển ĐNGV trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ và sứ mệnh của trường THPT chuyên hiện nay. Công tác quy hoạch ĐNGV trường THPT chuyên hiện nay chưa được xây dựng thống nhất, chưa tường minh về khung năng lực cũng như chuẩn năng lực nghề nghiệp gắn với nhiệm vụ theo vị trí việc làm và chức danh của GV.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí