Cơ Cấu Gv Trường Thpt Chuyên Theo Thâm Niên Công Tác

2.2.2.2. Cơ cấu GV trường THPT chuyên theo thâm niên công tác

Bảng 2.3: Cơ cấu GV trường THPT chuyên theo thâm niên công tác

Đơn vị: Người


Stt


Tổ bộ môn

Tổng số CBGV

Dưới 10

năm

Từ 10 đến

20 năm

Từ 20 đến

30 năm

Trên 30

năm

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL

%

1

Tổ Toán

184

28

15.22

82

44.57

51

27.72

23

12.50

2

Tổ Tin

46

9

19.57

23

50.00

9

19.57

5

10.87

3

Tổ Vật lí, CN

78

16

20.51

36

46.15

15

19.23

11

14.10

4

Tổ Hóa học

94

17

18.09

43

45.74

22

23.40

12

12.77

5

Tổ Sinh học

70

12

17.14

31

44.29

12

17.14

15

21.43

6

Tổ Ngữ văn

122

24

19.67

57

46.72

28

22.95

13

10.66

7

Tổ Lịch sử

50

9

18.00

25

50.00

12

24.00

4

8.00

8

Tổ Địa lí

54

8

14.81

27

50.00

11

20.37

8

14.81

9

Tổ tiếng Anh

106

16

15.09

44

41.51

17

16.04

29

27.36

10

Tổ tiếng Nga

28

7

25.00

9

32.14

7

25.00

5

17.86

11

Tổ tiếng Pháp

16

3

18.75

6

37.50

4

25.00

3

18.75

12

Tổ tiếng Trung

10

2

20.00

5

50.00

3

30.00

0

0.00

13

Tổ GDTC -

QPAN

70

3

4.29

34

48.57

25

35.71

8

11.43

Tổng

928

154

16.59

422

45.47

216

23.28

136

14.66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 11

(Nguồn từ Phòng Tổ chức cán bộ các Sở GD&ĐT, năm học 2018 - 2019)


Cơ cấu theo thâm niên công tác GV trường THPT chuyên


14.66%

16.59%

23.28%

45.47%

Dưới 10 năm

Từ 10 đến 20 năm

Từ 20 đến 30 năm

Trên 30 năm


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu theo thâm niên công tác của GV trường THPT chuyên

Theo tỉ lệ về thâm niên công tác như trên, cho thấy số GV có thâm niên giảng dạy trên 30 năm chiếm tỉ trọng thấp nhất, chiếm 14,66%, nhưng những GV này đa số lại là những người lớn tuổi, có thâm niên về nghề nghiệp và chuyên môn cao, đa phần là những GV chính, thường là những GV dạy chuyên sâu, bồi dưỡng chất lượng cao cho các HS giỏi, và thường giữ cương vị chủ chốt về chuyên môn trong các tổ chuyên môn tại trường. Tuy nhiên, bên cạnh những GV có thâm niên giảng dạy, có chuyên môn cao, vẫn còn một số GV lớn tuổi, có thâm niên giảng dạy nhưng chỉ dừng ở mức độ tốt nghiệp đại học, không có khả năng tham gia dạy chuyên sâu, khả năng ngoại ngữ, tin học nhiều hạn chế, không có điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Số GV có thâm niên giảng dạy từ 20 đến 30 năm chiếm 23,28%, đây là lực lượng nòng cốt của ĐNGV trường THPT chuyên, phần lớn GV trong độ tuổi và có thâm niên đạt mức này đều đạt được độ chín về nghiệp vụ và chuyên môn, đặc biệt là năng lực dạy chuyên sâu, bồi dưỡng HS giỏi trong trường THPT chuyên. Đây được coi là lực lượng chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, do đó cần phải có chính sách phù hợp với ĐNGV này để họ có thể tận tâm và tập trung cho chuyên môn giảng dạy. Tuy nhiên, trong ĐNGV có thâm niên ở mức này, có một số GV là nữ, do đó việc đi học tập để nâng cao trình độ gặp nhiều hạn chế như học để nâng cấp trình độ từ thạc sĩ lên tiến sĩ, vì vậy cần có phương án bồi dưỡng, phát triển số GV nữ ở độ tuổi này theo những tiêu chí khác như: ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới dạy chuyên sâu.... để đáp ứng với yêu cầu của trường THPT chuyên hiện nay.

Số GV có thâm niên giảng dạy từ 10 đến 20 năm chiếm 45,47%, đây là ĐNGV kế cận cho ĐNGV nòng cốt ở trên, với thâm niên ở độ tuổi này thì chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ GV có khả năng tham gia dạy chuyên sâu, một số GV tham gia trợ giảng cho GV dạy chuyên khác để có kinh nghiệm dạy chuyên sau này. Song, đa phần GV chỉ dạy thường, ngoài chuyên, họ chưa có năng lực để tham gia dạy chuyên sâu. Tỉ lệ GV đang đi học để nâng cao chuyên môn từ đại học lên thạc sĩ là khá nhiều, bên cạnh đó họ vẫn tham gia giảng dạy một số buổi tại trường theo quy định, đây là một vấn đề không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường. Ngoài ra, ở độ tuổi có thâm niên này đối với GV nữ, việc gia đình cũng chiếm nhiều thời gian của họ, do đó thời gian đầu tư cho chuyên môn bị hạn chế rất nhiều. Đây là những khó khăn rất lớn đặt ra đối với CBQL nhà trường để đưa ra được những giải pháp để phát triển ĐNGV ở độ tuổi này,

nếu giải pháp phát triển đội ngũ ở độ tuổi này mà tốt thì chất lượng GV cũng như ĐNGV kế cận sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp của nhà trường.

Số GV có thâm niên giảng dạy nhỏ hơn 10 tuổi chiếm 16,59%, đây là ĐNGV có thâm niên giảng dạy thấp, họ chưa có cơ hội tiếp cận nhiều với việc dạy chuyên sâu, một số GV vừa tốt nghiệp đại học, một số GV đang đi học nâng cao trình độ lên thạc sĩ nhưng vẫn tham gia giảng dạy tại trường một số buổi theo quy định, một số GV kiêm nhiệm thêm những công việc khác tại trường. Đây cũng là lực lượng nguồn bổ sung cho ĐNGV chất lượng cao của nhà trường, do đó cần khảo sát, đánh giá năng lực một cách chính xác để từ đó có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với năng lực của họ.

2.2.3. Thực trạng chất lượng ĐNGV trường THPT chuyên

2.2.3.1. Năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp của GV trường THPT chuyên

Qua tìm hiểu và thống kê thông số qua phiếu khảo sát, tác giả tổng hợp được kết quả thực trạng về năng lực chuẩn nghề nghiệp của ĐNGV trường THPT chuyên hiện nay, kết quả:

Bảng 2.4: Năng lực của GV trường THPT chuyên theo chuẩn nghề nghiệp



STT

Năng lực GV trường THPT chuyên theo chuẩn nghề nghiệp

Tốt

Khá

TB

Yếu

𝐗


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

716

77.16

212

22.84

0

0.00

0

0.00

3.77

1


2

Năng lực dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh


578


62.28


202


21.77


148


15.95


0


0.00


3.46


2

3

Phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo

492

53.02

324

34.91

112

12.07

0

0.00

3.41

3


4

Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia

đình và xã hội


346


37.28


452


48.71


130


14.01


0


0.00


3.23


4


5

Tìm hiểu đối tượng,

xây dựng môi trường giáo dục


398


42.89


346


37.28


184


19.83


0


0.00


3.23


5

6

Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

378

40.73

204

21.98

254

27.37

92

9.91

2.94

6

7

Năng lực dạy chuyên sâu

378

40.73

202

21.77

230

24.78

118

12.72

2.91

7


8

Năng lực tự học, tự nâng cao ngoại ngữ, tin

học


216


23.28


358


38.58


312


33.62


42


4.53


2.81


8

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy thực trạng của ĐNGV trường THPT chuyên theo chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay, trong đó năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV luôn là tiêu chí quan trọng nhất, luôn đứng đầu trong các tiêu chí của GV với X = 3,77. Điều đó đòi hỏi một GV trường THPT chuyên luôn phải trau dồi năng lực chuyên môn cho bản thân để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tiếp đó là Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của GV với X = 3,46; đối với GV trường THPT chuyên thì Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh khác rất nhiều so với GV các trường THPT ngoài chuyên, vì đối tượng dạy học của GV trường THPT chuyên là các nhân tố chất lượng cao, đòi hỏi người dạy cũng phải có tố chất và kiến thức chuyên môn sâu, đây là điều kiện tiên quyết đối với GV trường THPT chuyên. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế thì năng lực dạy chuyên sâu cũng như năng lực tự học, tự nâng cao ngoại ngữ, tin học của GV trường THPT chuyên lại đang đứng cuối cùng với thứ hạng lần lượt là X = 2,91 và X = 2,81. Điều này đòi hỏi các cấp CBQL cũng như Tổ trưởng chuyên môn cần phải có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cho ĐNGV nhằm nâng cao năng lực này cho GV, đây là công việc cấp bách hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội cũng như sự đổi mới giáo dục hiện nay.

2.2.3.2. Năng lực sư phạm của GV trường THPT chuyên

Bảng 2.5. Năng lực sư phạm của GV trường THPT chuyên



STT

Năng lực sư phạm của GV trường THPT chuyên


Tốt


Khá


TB


Yếu


𝐗


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức dạy học

376

40.52

490

52.80

62

6.68

0

0.00

3.34

1

2

Thiết kế bài dạy

370

39.87

444

47.84

114

12.28

0

0.00

3.28

2

3

Quản lý môi trường dạy học

402

43.32

258

27.80

268

28.88

0

0.00

3.14

3

4

Kiểm tra, đánh giá HS

270

29.09

508

54.74

150

16.16

0

0.00

3.13

4


5

Xây dựng chương

trình đào tạo, bồi dưỡng HSG


272


29.31


280


30.17


332


35.78


44


4.74


2.84


5

6

Hướng dẫn HS nghiên cứu bài học

216

23.28

374

40.30

298

32.11

40

4.31

2.83

6


7

Sử dụng công nghệ dạy học

268

28.88

308

33.19

238

25.65

114

12.28

2.79

7

8

Sử dụng ngoại ngữ trong dạy học

202

21.77

324

34.91

290

31.25

112

12.07

2.66

8

Nhìn chung, điểm trung bình ở các tiêu chí đánh giá nội dung về nghiệp vụ sư phạm đều đạt ở mức Khá, do một phần vì môi trường sư phạm trong nhà trường THPT chuyên, học sinh là những nhân tố có chất lương cao nên ý thức học tập tốt hơn. Các tiêu chí về tổ chức dạy học ( X = 3,34), thiết kế bài dạy ( X = 3,28) được đánh giá là Tốt đứng thứ bậc 1 và 2; các tiêu chí về quản lý môi trường học của học sinh ( X = 3,14) và kiểm tra đánh giá HS ( X = 3,13) được đánh giá là Khá với thứ bậc lần lượt là 3 và 4; tuy nhiên, số GV có ý kiến đánh giá ở mức độ khá chiếm số phiếu khá cao, đa số cho rằng việc thực hiện về chuyên môn cũng như nghiệp vụ theo chương trình, sách giáo khoa đã và đang thực hiện tốt.

Trong các tiêu chí về xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng HSG và tiêu chí hướng dẫn HS nghiên cứu bài học theo phương pháp đổi mới giáo dục đạt mức Khá với X = 2,84 và X = 2,83. Đây được coi là tiêu chí đánh giá năng lực dạy chuyên sâu của một GV, việc xây dựng chương trình và hướng dẫn HS nghiên cứu bài học được coi là điểm mấu chốt trong việc dạy học chuyên sâu trong trường THPT chuyên, nếu GV dạy chuyên mà không hoàn thành được các tiêu chí này thì kết quả của việc dạy chuyên sẽ thấp. Trên thực tế khảo sát cho thấy số GV có phiếu ở mức đánh giá trung bình là rất nhiều, qua đó nói lên thực trạng hiện nay của ĐNGV trong công tác bồi dưỡng HSG và dạy chuyên sâu tại các trường THPT chuyên.

Hai tiêu chí có thứ hạng cuối cùng là sử dụng công nghệ dạy học ( X = 2,79) và sử dụng ngoại ngữ trong dạy học ( X = 2,66), đây lại là hai tiêu chí đổi mới trong giáo dục hiện nay, số lượng GV còn yếu trong việc sử dụng công nghệ và ngoại ngữ trong dạy học còn rất nhiều, một phần cũng do ĐNGV có tuổi đã cao, khó cập nhật được công nghệ và ngoại ngữ, một phần cũng do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc dạy học, một phần cũng do năng lực và ý thức của GV. Đây là hai tiêu chí cần nâng cao trong thời gian tới để đáp ứng sự thay đổi của xã hội hiện đại ngày nay, cũng là yêu cầu đặt ra cho CBQL các cấp trong công tác phát triển ĐNGV hiện tại.

2.2.3.3. Năng lực chuyên môn của GV trường THPT chuyên

Bảng 2.6. Thực trạng năng lực dạy chuyên sâu của ĐNGV



STT

Năng lực dạy chuyên sâu của GV trường THPT chuyên


Tốt


Khá


TB


Yếu


𝐗


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kiến thức chuyên ngành

456

49.14

410

44.18

62

6.68

0

0.00

3.42

1

2

Kiến thức dạy chuyên

418

45.04

396

42.67

114

12.28

0

0.00

3.33

2

3

Đánh giá kết quả chuyên sâu của HS

402

43.32

308

33.19

142

15.30

76

8.19

3.12

3

4

Hợp tác dạy chuyên

398

42.89

246

26.51

264

28.45

20

2.16

3.10

4

5

Tổ chức hoạt động dạy chuyên sâu

396

42.67

266

28.66

224

24.14

42

4.53

3.09

5

6

Sáng tạo trong giảng dạy chuyên sâu

290

31.25

462

49.78

130

14.01

46

4.96

3.07

6


7

Sử sụng công nghệ, ngoại ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy

chuyên


270


29.09


308


33.19


314


33.84


36


3.88


2.88


7


8

Cập nhật kiến thức chuyên ngành và

chuyên sâu


272


29.31


276


29.74


348


37.50


32


3.45


2.85


8


Do dạy học môn chuyên ở trường THPT chuyên được thực hiện theo đơn vị lớp chuyên, mức độ phân hóa học sinh chuyên trong một lớp khá rõ ràng, do đó giáo viên dạy chuyên có thể sử dụng nhiều hình thức theo khả năng để dạy học môn chuyên phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp chuyên. Theo quy chế tuyển dụng GV cho trường THPT chuyên hiện nay và theo Đề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2015

– 2020 thì GV đủ điều kiện tuyển dụng vào trường THPT chuyên nếu là người mới tốt nghiệp đại học thì phải là HS đã từng học tại trường chuyên, có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại Giỏi, có thành tích đạt học sinh giỏi cấp Quốc gia từ giải ba trở lên theo đúng chuyên ngành dự tuyển vào trường THPT chuyên; nếu là GV đang giảng dạy tại các trường THPT công lập, để được tuyển dụng hoặc điều chuyển về dạy trường THPT chuyên thì phải có thành tích bồi dưỡng HSG đạt giải cấp tỉnh ít nhất ba năm theo đúng chuyên môn dự tuyển vào trường THPT chuyên. Như vậy cho thấy là một GV trường THPT chuyên thì kiến thức chuyên ngành, kiến thức để dạy chuyên hoặc đánh giá kết quả chuyên sâu của HS luôn luôn phải đạt chuẩn và luôn phải là tiêu chí đứng hàng đầu. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì tiêu chí cập nhật kiến thức chuyên

ngành và chuyên sâu lại có thứ bậc thấp nhất với X = 2,85, cùng với số phiếu được đánh giá mức Trung bình rất cao với 174 phiếu (chiếm 37,50%), số phiếu được đánh giá mức Yếu còn nhiều với 16 phiếu (chiếm 3,45%). Kết quả đó cho thấy hiện nay số lượng GV có năng lực tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn đặc biệt kiến thức chuyên sâu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân một phần là do số GV là nữ, GV cao tuổi, một phần là do tác động của kinh tế thị trường khiến một số GV tham gia dạy thêm bên ngoài, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác. Với tiêu chí này đòi hỏi CBQL các cấp cần khẩn trương đưa ra những giải pháp phù hợp để giúp giáo viên nâng cao kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu.

2.2.3.4. Năng lực phát triển cá nhân của GV trường THPT chuyên

Bảng 2.7: Năng lực phát triển cá nhân của GV trường THPT chuyên



STT

Năng lực phát triển cá nhân của GV trường THPT chuyên

Tốt

Khá

TB

Yếu

𝐗

Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Định hướng phát triển nghề nghiệp

466

50.22

400

43.10

62

6.68

0

0.00

3.44

1

2

Lập kế hoạch cá nhân

422

45.47

406

43.75

100

10.78

0

0.00

3.35

2


3

Thực hiện kế hoạch

và nhiệm vụ được giao


462


49.78


324


34.91


142


15.30


0


0.00


3.34


3

4

Tự kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch cá nhân

500

53.88

232

25.00

196

21.12

0

0.00

3.33

4

5

Hợp tác làm việc nhóm

450

48.49

324

34.91

154

16.59

0

0.00

3.32

5

6

Năng lực hoạt động xã hội

336

36.21

462

49.78

130

14.01

0

0.00

3.22

6

7

Năng lực tự học, tự nghiên cứu

418

45.04

292

31.47

218

23.49

0

0.00

3.22

7

8

Năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ

312

33.62

330

35.56

286

30.82

0

0.00

3.03

8

Kết quả số liệu khảo sát cho thấy GV trường THPT chuyên đều có năng lực phát triển cá nhân đạt ở mức Tốt theo tiêu chí và thang đánh giá đạt trung bình các tiêu chí X = 3,28. Qua đó cho thấy GV trường THPT chuyên đã thực hiện tốt các chỉ đạo từ cấp CBQL về mục tiêu của nhà trường, điều kiện chuyên môn của cá nhân, từ đó nâng cao được nhận thức về bản thân của GV. Ngoài ra, CBQL các cấp cũng đã chú trọng ngay từ đầu việc tuyển chọn và bồi dưỡng GV là chủ đạo.

Qua bảng khảo sát trên cho thấy điểm trung bình của năm tiêu chí đạt mức tốt vì X > 3,25 theo thang đánh giá. Trong đó, tiêu chí định hướng phát triển nghề nghiệp cá nhân của GV được thực hiện tốt nhất, với X = 3,44, xếp thứ bậc cao nhất. Đây là tiêu chí đòi hỏi GV phải biết được năng lực của bản thân đang ở mức nào, còn hạn chế ở các điểm nào, bản thân có những thuận lợi hay khó khăn gì trong việc nâng cao năng lực của bản thân, các vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay bản thân GV đã đáp ứng được những gì, còn phải trau dồi những gì để bắt kịp với sự thay đổi của xã hội.

Ngoài tiêu chí định hướng phát triển nghề nghiệp, các tiêu chí khác gồm Lập kế hoạch cá nhân, Thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao, Tự kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch cá nhân, Hợp tác làm việc nhóm đều đạt mức Tốt. Qua đó cho thấy GV trường THPT chuyên đã nắm bắt tốt việc chỉ đạo, phổ biến của CBQL các cấp về việc nâng cao năng lực chuyên môn của GV.

Tuy nhiên, ở ba tiêu chí còn lại chỉ đạt mức Khá, gồm Năng lực hoạt động xã hội ( X = 3,22), Năng lực tự học, tự nghiên cứu ( X = 3,22), Năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ ( X = 3,03). Đây là các tiêu chí rất quan trọng hiện nay, bởi trong đổi mới giáo dục, đặc biệt thời đại 4.0 thì sự hướng tới tính toàn diện cho GV và HS là các yêu cầu đang được đặt ra.

2.2.3.5. Năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ của GV trường THPT chuyên

Bảng 2.8. Thực trạng năng lực nghiên cứu KHCN của GV trường THPT chuyên



STT

Năng lực nghiên cứu KHCN

Tốt

Khá

TB

Yếu


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xác định vấn đề nghiên cứu


490


52.80


376


40.52


62


6.68


0


0.00


3.46


1


2

Xây dựng kế

hoạch nghiên cứu


508


54.74


270


29.09


150


16.16


0


0.00


3.39


2


3

Đánh giá kết quả nghiên cứu


444


47.84


370


39.87


114


12.28


0


0.00


3.36


3


4

Tổ chức, hợp tác nghiên cứu


258


27.80


402


43.32


268


28.88


0


0.00


2.99


4


5

Chuyển giao và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa

học


280


30.17


272


29.31


332


35.78


44


4.74


2.85


5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024