DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCH : Ban chấp hành
CBQL : Cán bộ quản lý
CMHS : Cha mẹ học sinh
CNL : Chủ nhiệm lớp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
CSVC : Cơ sở vật chất
CTCN : Công tác chủ nhiệm lớp
ĐLC : Độ lệch chuẩn
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Đội Ngũ Gvcn Lớp Ở Trường Trung Học Phổ Thông.
- Lý Luận Về Đội Ngũ Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Thpt
- Yêu Cầu Về Phẩm Chất Và Năng Lực Của Gvcn Lớp
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
ĐTB : Điểm trung bình
ĐTBC : Điểm trung bình chung
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HS : Học sinh
HT : Hiệu Trưởng
NGLL : Ngoài giờ lên lớp
TH : Thứ hạng
TDTT : Thể dục thể thao
THPT : Trung học phổ thông
XH : Xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số trường, lớp, GV và HS THPT trên địa bàn thành phố Sóc Trăng
................................................................................................................. 41
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng hai mặt về hạnh kiểm và học lực 42
Bảng 2.3. Thống kê về đặc điểm của đối tượng khảo sát 44
Bảng 2.4. Quy ước xử lý số liệu về thực trạng quản lý đội ngũ GVCN lớp 45
Bảng 2.5. Số lượng, giới tính, trình độ đào tạo, chính trị của đội ngũ GVCN
lớp 46
Bảng 2.6. Số lượng, cơ cấu về tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ GVCN 47
Bảng 2.7. Cơ cấu đội ngũ GVCN ở các bộ môn của các trường THPT 49
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá phẩm chất đạo đức của GVCN 51
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về năng lực dạy học của đội ngũ GVCN 53
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về năng lực giáo dục của đội ngũ GVCN 54
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về năng lực tổ chức của đội ngũ GVCN 55
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ GVCN
lớp 58
Bảng 2.13. Khảo sát về công tác lựa chọn GVCN lớp của HT 59
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GVCN về những nội dung hướng dẫn, tập
huấn cho GVCN 62
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVCN
................................................................................................................. 63
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức bồi dưỡng đội ngũ GVCN
................................................................................................................. 65
Bảng 2.17. Thống kê mức độ thực hiện việc lập kế hoạch của GVCN 67
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát HT quản lý GVCN thực hiện nội dung
kế hoạch 69
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát HT quản lý giám sát, theo dõi thực hiện công
tác GVCN. 71
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá đội ngũ GVCN lớp 73
Bảng 3.1. Thống kê về đặc điểm của đối tượng khảo sát 104
Bảng 3.2. Quy ước xử lý số liệu về tính cần thiết và khả thi của biện pháp
quản lý đội ngũ GVCN lớp 106
Bảng 3.3. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện
pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV 106
Bảng 3.4. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ
GV CNL 107
Bảng 3.5. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện
pháp lựa chọn, phân công, bố trí GVCN lớp 108
Bảng 3.6. Ý kiến của CBQL và giáo viên về đẩy mạnh quản lý việc thực thi
nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý 109
Bảng 3.7. Ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL
............................................................................................................... 110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL và GVCN về vai trò của công tác chủ nhiệm
lớp trong việc giáo dục toàn diện HS trường THPT 56
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQL và GVCN về yêu thích công tác CNL trong
việc giáo dục toàn diện HS trường THPT 57
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của CBQL và GVCN về việc phân công GV 61
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát quan điểm của CBQL, GVCNL về chế độ giảm
04 tiết/ tuần đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp. 66
Biểu đồ 2.5. Khảo sát ý kiến của CBQL và GVCN về kết quả đánh giá GVCN 74
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát yếu tố khách quan tố ảnh hưởng đến quản lý đội
ngũ GVCN 75
Biếu đồ 2.7 Kết quả khảo sát trình độ, năng lực, phẩm chất, nhận thức của HT
ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVCN lớp 76
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều 16
Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa các chức năng quản lý 34
Sơ đồ 3.1. Quy trình kế hoạch hóa công tác CNL 95
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN 103
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).
Điều 2, chương I- Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…” (Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Đồng thời, Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có đức, trí, thể, mỹ”. Với nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với sự chắt lọc sự tiên tiến của nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến quan điểm của Đảng ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng cũng đều thống nhất ở mục tiêu giáo dục toàn diện. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện, từ năm 2009
– 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có các qui định, hướng dẫn đề cao vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm.
Chỉ thị số 3131 ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định "Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên." (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2015).
Như vậy, công tác chủ nhiệm có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường phổ thông. Người giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ thay hiệu trưởng quản lý một lớp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã định, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của lớp học. GVCN lớp đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của nhà trường và là người tác động mạnh mẽ tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người GVCN lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Người GVCN lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS, bảo vệ HS về mọi mặt một cách hợp lý. Họ phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của HS với Ban giám hiệu nhà trường, với các GV bộ môn, với gia đình HS, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm cũng được xem là cầu nối giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong vấn đề giáo dục toàn diện học sinh. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có sự quan tâm sâu sát, đầu tư đúng mức với tinh thần yêu nghề, yêu người thật sự bởi mục tiêu phấn đấu của nhà trường là đào tạo ra những con người làm chủ đất nước trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của tất cả các nhà trường phổ thông. Trong trường THPT, cán bộ quản lý cần phải quan tâm đến đội ngũ GVCN lớp, thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ GVCN, từ khâu tuyển chọn, phân công, đào tạo, bồi dưỡng đến việc chỉ đạo GVCN lớp thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm, triển khai cơ chế chính sách và kiểm tra, đánh giá.
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, trong những năm học qua, các trường THPT ở Thành Phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường vai trò của đội ngũ GVCN lớp trong việc xây dựng và duy trì nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trên cơ sở phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và tồn tại. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do còn hiện tượng nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của GVCN lớp; sự thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa GVCN lớp với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể xã hội và gia đình học sinh còn lỏng lẻo dẫn đến thực trạng vẫn còn một bộ phận học sinh chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện thậm chí có biểu hiện sa sút về ý thức, đạo đức. Điều này cho thấy công tác quản lý của các trường đối với công tác chủ nhiệm và đối với GVCN lớp chưa thật hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng để đề xuất các biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp với thực tế giáo dục của địa phương nhằm tăng cường vai trò đội ngũ GVCN lớp, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ GVCN lớp, đề tài phân tích thực trạng quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý đội ngũ GVCN lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đội ngũ GVCN lớp của ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
4. Giả thuyết khoa học