Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Đội Ngũ Gvcn


- Thực hiện tốt chế độ tham quan, nghỉ dưỡng khám bệnh cho GV. Thăm hỏi hiếu, hỉ kịp thời.

- Có chế độ trợ cấp đối với GV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối với GV có nhiều thành tích nhằm động viên, khuyến khích GV hoạt động tốt hơn.

- Có những chế độ hợp lý cho những GV đi học hoặc nghiên cứu khoa học.

- Trong quá trình thực hiện các chế độ chính sách cần đảm bảo sự công bằng hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng việc.

Biện pháp 3: Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, môi trường sư phạm lành mạnh

Sự thành công của HT các trường học tiên tiến là phải xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, có sự quan tâm đến người khác và mỗi nhà giáo thấy mình có đủ không gian, thời gian và sự tự do để sáng tạo. Với bầu không khí, tâm lý cởi mở, môi trường sư phạm lành mạnh, GV sẽ coi trường học là nhà, đồng nghiệp là những người thân trong gia đình, HS là con em của họ, họ cảm thấy mình được tôn trọng, có động lực làm việc hăng say, có chất lượng, với tất cả trách nhiệm của mình, tất nhiên hiệu quả GD sẽ cao hơn... Để có bầu tâm lý sư phạm lành mạnh, HT cần:

- Đảm bảo điều kiện thiết yếu cho việc dạy và học (trường xanh sạch đẹp, phòng học đúng chuẩn, có phòng nghỉ) nhằm tạo ra những cảm xúc thẩm mỹ tích cực cho đội ngũ cán bộ GV, từ đó làm xuất hiện trạng thái thư giản thoải mái, tâm trạng vui vẻ, phấn khởi. Đảm bảo điều kiện thiết yếu đó làm cho đội ngũ GV thấy được lãnh đạo đang quan tâm giải quyết những nhu cầu chính đáng của họ, tạo được niềm tin cho GV đối với tương lai của bản thân và của tập thể.

- Xây dựng bộ máy tổ chức có hiệu lực, xác định bằng văn bản vai trò vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận, xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, khoa học, đảm bảo bộ máy vận hành nhịp nhàng ăn khớp, đồng bộ, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau.


- Duy trì nghiêm trật tự, kỷ luật, kỷ cương, quy định đã đề ra trong nhà trường, cần phải có sự theo dõi để đánh giá so sánh những quy định đó có phù hợp với tập thể không để điều chỉnh cho hợp lý, phù hợp với môi trường.

- Thực hiện dân chủ hoá các hoạt động của nhà trường, thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với GVCN, HS để hiểu tâm tư nguyện vọng của họ, thu hút GVCN tham gia vào quyết định quản lý để tạo cảm giác được tôn trọng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực hoạt động của GVCN trong trường học.

- Triển khai và tổ chức các hoạt động xây dựng cơ quan trường học văn hóa; cuộc vận động “Trường học thân thiện, HS tích cực”, trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” bằng nhiều nội dung và hình thức sinh động, sáng tạo, thiết thực trong nhà trường tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn góp phần tích cực nâng cao hiệu quả lao động cho đội ngũ GV.

- GD cho HS về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống của nhà trường, kỹ năng sống; hình thành và phát triển cho HS giá trị văn hóa nhà trường và những lý tưởng sống cao đẹp, sống có ích cho XH.

Biện pháp 4: Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp trong công việc

Giáo dục HS lớp chủ nhiệm muốn đạt hiệu quả toàn diện, GVCN không thể thực hiện một mình mà cần có sự phối, kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Hoạt động này, nếu được lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện chỉ đạo GVCN lớp thực hiện tốt sẽ giúp GVCN lớp quản lý HS lớp mình một cách toàn diện nhất, hiệu quả nhất.

Để làm tốt công tác này, HT cần quy định quy trình phối hợp giữa GVCN với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, cụ thể:

- Với BGH nhà trường: Lãnh đạo nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp giữa GVCN lớp với BGH nhà trường ngay từ đầu năm học. Phân công các thành viên trong BGH phụ trách từng mảng công việc và yêu cầu các GVCN lớp báo cáo các nội dung hoạt động của lớp với từng thành viên BGH theo đặc thù công việc họ được phân công.

- Với các giáo viên bộ môn: cần thống nhất việc phối hợp với các biện pháp cụ thể như sau:


+ Thống nhất các yêu cầu giáo dục đối với HS nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục cho HS.

+ Theo dõi thường xuyên, nắm bắt tình hình học tập của HS qua GVBM và thông báo cho GVBM biết các nội dung, các trọng tâm giáo dục HS của GVCN lớp trong từng giai đoạn của năm học.

+ Giúp GVBM hiểu rõ hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý của từng HS trong lớp, đồng thời tiếp thu ý kiến phản ánh của GVBM để có biện pháp tác động đến tập thể lớp giúp tập thể lớp học tập các môn học một cách hiệu quả nhất.

- Với các tổ chức, đoàn thể trong trường.

+ Hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT chào mừng các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm...

+ Các hoạt động xã hội như quyên góp ủng hộ, các hoạt động tình nguyện...

+ Tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường

+ Phòng chống các tai nạn, tệ nạn xã hội

+ Các câu lạc bộ học tập, giáo dục kỹ năng sống...

- Với CMHS lớp chủ nhiệm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CMHS về mục tiêu giáo dục và kế hoạch học tập của HS trong năm học, từng học kì; thống nhất kế hoạch quản lý, hỗ trợ học tập và rèn luyện, giáo dục HS ở trường cũng như ở gia đình; thông tin kết quả học tập và tu dưỡng của HS và xử lý thông tin phản hồi từ CMHS.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các nhóm biện pháp đề xuất trên đây, có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Trong các nhóm biện pháp trên, nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp là nhóm biện pháp định hướng cơ bản. Nhóm biện pháp tăng cường bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp là nhóm biện pháp có tính hạt nhân, quyết định đến chất lượng công tác GVCN lớp. Nếu nhóm biện pháp 2 có chất lượng thì nhóm biện pháp 3 lựa chọn, phân công, bố trí đội ngũ GVCN có nhiều thuận lợi, phân công đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường sẽ làm hài lòng và tạo động lực để đội ngũ GVCN đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học.


Nhóm biện pháp quản lý việc thực thi nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm theo chức năng quản lý là trọng tâm trong công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp, quản lý chặt chẽ, khoa học, hiểu rõ thực trạng công việc của đội ngũ GVCN, kết hợp với kiểm tra, đánh giá là cơ sở để định hướng cho việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phân công phù hợp.

Nhóm biện pháp: Chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL tạo động lực cho GVCN làm việc tích cực, hăng hái, là đòn bẩy đưa hoạt động GVCN lớp vào nề nếp, tác động tích cực đẩy mạnh hoạt động dạy và học trong nhà trường.

Biện pháp nâng cao nhận thức

Biện pháp nâng cao phẩm chất, năng lực

Biện pháp quản lý đội ngũ GVCN

Biện pháp lựa chọn, phân công

Biện pháp quản lý việc thực thi nhiệm vụ

Biện pháp quản lý điều kiện hỗ trợ

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN‌

Sơ đồ 3.2 thể hiện mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN mà đề tài đề xuất. Mặc dù được phân chia thành các nhóm biện pháp, nhưng thực tế chúng có mối quan hệ khắng khít, có sự tác động qua lại và hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau tạo nên một hệ thống biện pháp thống nhất. Thực hiện tốt nhóm biện pháp này, sẽ tạo điều kiện cho nhóm biện pháp khác đạt được hiệu quả cao. Với đặc thù riêng, điều kiện riêng của mỗi trường, HT cần vận dụng linh hoạt các biện pháp. Tùy từng thời điểm


khác nhau mà tập trung hơn vào một nhóm biện pháp nào đó cho phù hợp, nhưng phải luôn đảm bảo rằng, các nhóm biện pháp này cần được áp dụng đầy đủ, đồng bộ trong kế hoạch năm học. Kết quả sẽ mang lại thành công trong công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp của HT.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm để đánh giá giá trị khoa học, giá trị thực tiễn của các biện pháp quản lý GVCN lớp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Tính cần thiết và khả thi của 5 nhóm biện pháp quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

CBQL và GV của 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Để biết mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp mà đề tài đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi (Phụ lục 3), lấy ý kiến 14 CBQL và 137 GV. Bảng 3.1 sau đây trình bày đặc điểm của đối tượng khảo sát:

Bảng 3.1. Thống kê về đặc điểm của đối tượng khảo sát‌


Các nội dung thống kê

CBQL

%

GV

%

Số lượng

14

9,3

137

90,7


Giới tính

Nữ

3

21,4

72

52,6

Nam

11

78,6

65

47,4


Thâm niên công tác

Dưới 5 năm

0

0

13

9,5

Trên 5 – 10 năm

0

0

46

33,6

Trên 10- 15 năm

3

21,4

33

24,1

Trên 15 đến 20 năm

7

50,0

30

21,9

Trên 20 năm

4

28,6

15

10,9


Vị trí công tác

Hiệu trưởng

4

2,6



Phó hiệu trưởng

10

6,6



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng - 15


Các nội dung thống kê

CBQL

%

GV

%


Tổ trưởng

37

24,5



GV

100

66,2




Thâm niên quản lý

Dưới 5 năm

5

35,7

0

0

5 đến 10 năm

5

35,7

0

0

trên 10 đến 15 năm

4

28,6

0

0

Trên 15 năm

0

0

0

0

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” Qua kết quả thống kê từ CBQL, GVCN ở 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng,

tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi có nhận xét như sau: Tỉ lệ CBQL 9,3%, GV là 90,7%

CBQL, GV là nữ lần lượt chiếm tỉ lệ là 21,4% và 52,6%. CBQL, GV là nam lần lượt chiếm tỉ lệ là 78,6% và 47,4%.

Về thâm niên công tác: Dưới 5 năm CBQL: 0%, GV: 9,5%; 5 đến 10 năm CBQL: 0%, GV: 33,6%; Trên 10 - 15 năm CBQL 21,4%, GV: 24,1%; Trên 15 đến 20 năm

CBQL: 50%, GV: 21,9%; Trên 20 năm CBQL: 28,6%,GV: 10,9%

Vị Trí công tác: Hiệu trưởng chiếm 2,6%, Phó hiệu trưởng 6,6%, Tổ trưởng : 24,5%, GV 66,2%

Phần lớn thâm niên quản lý dưới 10 năm trong đó dưới 5 năm chiếm 35,7%, từ 5 đến 10 năm chiếm 35,7% và trên 10 đến 15 năm chiếm 28,6%

Như vậy, có thể nói đối tượng khảo sát là đa dạng nên ý kiến của họ phản ánh được mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp quản lý đội ngũ GVCN lớp.

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Từ số liệu điều tra thu được, sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS để xử lý kết quả.

Cách xử lí: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tần số và tính điểm trung bình: Điểm số của các câu hỏi được qui đổi theo thang bậc 4 ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhất là 4, chia đều cho thang đo làm 4 mức. Dựa vào đó chúng tôi có bảng như sau:


Bảng 3.2. Quy ước xử lý số liệu về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý đội ngũ GVCN lớp‌

Tính cần thiết

Tính khả thi

Điểm trung bình

Rất cần thiết

Rất khả thi

3,26 – 4,00

Cần thiết

Khả thi

2,51 – 3,25

Ít cần thiết

Ít khả thi

1,76 – 2,50

Không cần thiết

Không khả thi

1 – 1,75

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

3.4.5.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL và GV

Bảng 3.3. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV‌


TT

Nâng cao nhận thức cho

CBQL và GVCN

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GVCN trong công tác giáo dục

HS


2,99


0,63


3


3,17


0,66


2


2

Tổ chức hội nghị chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh

nghiệm về công tác CNL


3,57


0,58


1


2,70


0,50


3


3

Đưa công tác CNL vào tiêu chí

thi đua


2,74


0,71


4


2,25


0,72


4

4

Chấn chỉnh các nhận thức sai

lệch trong công tác CNL

3,39

0,70

2

3,28

0,45

1

Điểm trung bình chung

3,17

2,85

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”


Từ bảng 3.3 cho thấy CBQL và GV đều đánh giá cao nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác CNL ở mức cần thiết (ĐTBC: 3,17) và mức độ khả thi (ĐTBC: 2,85). Trong đó:

Hai biện pháp được đánh giá cao nhất là: Tổ chức hội nghị chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về công tác CNL được đánh giá là rất cần thiết (ĐTB: 3,57), mức độ khả thi (ĐTB: 2,70), ĐLC: từ 0,50 đến 0,58 cho thấy, các ý kiến này khá tập trung; và biện pháp: Chấn chỉnh các nhận thức sai lệch trong công tác CNL được đánh giá là rất cần thiết (ĐTB: 3,39), mức độ rất khả thi (ĐTB: 3,28).

Hai biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức cần thiết và mức độ khả thi: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của GVCN trong công tác giáo dục HS; Đưa công tác CNL vào tiêu chí thi đua (ĐTB về mức độ cần thiết lần lượt là 2,74 và 2,99) (ĐTB về mức độ khả thi lần lượt là 2,25 và 3,17).

3.4.5.2. Nhóm biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho GVCN lớp Bảng 3.4. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GV CNL

T T

Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GVCN lớp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

ĐT

B

ĐL

C

TH

ĐTB

ĐL

C

TH

1

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức

3,35

0,69

3

3,49

0,68

1


2

Tổ chức học tập những nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ

GVCN lớp.


3,49


0,76


2


3,29


0,83


3

3

Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công

tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN lớp.

3,57

0,73

1

3,41

0,81

2


4

Chỉ đạo đội ngũ GVCN thường xuyên tự học, tự rèn, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, khách quan, tính kiên trì, điềm đạm, tự

tin, quyết đoán trong công tác giáo dục


3,35


0,53


3


2,70


0,57


4

Điểm trung bình chung

3,44

3,22

“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí