Tình Trạng Tiểu Không Kiểm Soát Trước Phẫu Thuật


3.2.6. Xạ hình xương

Bảng 3.12. Kết quả chụp xạ hình xương.




Số TH

Tỉ lệ (%)


Chụp xạ hình xương

Không thương tổn

18

36,7

Di căn xương

0

0

Thoái hóa xương

3

6,1

Tổng số

21

42,8

Số TH không làm

28

57,2

Tổng số


49

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trong nghiên cứu, có 21/49 trường hợp chụp xạ hình xương. 18 trường hợp không thấy tổn thương xương, 3 trường hợp ghi nhận có thoái hóa xương, không có trường hợp di căn xương.

Hình 3 14 Hình xạ hình xương ― Nguồn Hà Ngọc T 1957 số hồ sơ 212 18972 ‖ 3 2 7 1

Hình 3.14. Hình xạ hình xương.

Nguồn: Hà Ngọc T.(1957), số hồ sơ: 212/18972


3.2.7. Xếp loại giai đoạn ung thư trước phẫu thuật

Từ các kết quả qua khám lâm sàng và cận lâm sàng, nghiên cứu xếp loại giai đoạn ung thư TNM theo NCCN:

Bảng 3.13. Xếp loại giai đoạn ung thư trước phẫu thuật.



Số TH

Tỉ lệ (%)

T1cN0M0

26

53,1

T2aN0M0

22

44,9

T2bN0M0

1

2,0

Tổng số

49



Trong nghiên cứu, trước phẫu thuật có 26/49 trường hợp ở giai đoạn T1cN0M0. 22/49 ở giai đoạn T2aN0M0. Duy nhất 1/49 trường hợp ở giai đoạn T2bN0M0. Không ghi nhận có trường hợp di căn hạch hoặc di căn xa.

3.2.8. Tình trạng tiểu không kiểm soát trước phẫu thuật

Bảng 3.14. Tình trạng tiểu không kiểm soát trước phẫu thuật.




Số TH

Tỉ Lệ (%)


Tiểu không kiểm soát

Không

49

100

0

0

Tổng số

49

100


Trong nghiên cứu, không ghi nhận trường hợp bệnh nhân có tình trạng tiểu không kiểm soát trước mổ (sử dụng ≤ 1 tã/ngày).


3.2.9. Tình trạng rối loạn cương trước phẫu thuật

Bảng 3.15. Tình trạng rối loạn cương trước phẫu thuật.




Số TH

Tỉ Lệ (%)


Rối loạn cương

Không

44

100

5

0

Tổng số

49

100


Trong nghiên cứu 44/49 trường hợp không rối loạn (điểm số IIEF-5

≥ 17 điểm), 5/49 có rối loạn cương (điểm số IIEF-5 < 17 điểm).


3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

3.3.1. Phương pháp phẫu thuật


Biểu đồ 3 6 Phương pháp phẫu thuật Trong nghiên cứu 18 4 trường hợp cắt 2


Biểu đồ 3.6. Phương pháp phẫu thuật.


Trong nghiên cứu, 18,4% trường hợp cắt tuyến tiền liệt tận gốc không kèm nạo hạch chậu. 81,6% trường hợp có kết hợp nạo hạch chậu trong khi cắt tuyến tiền liệt tận gốc.


Khi so sánh giữa 2 phương pháp điều trị, phẫu thuật nội soi kèm nạo hạch chậu và không nạo hạch, kết quả như sau:

Bảng 3.16. So sánh giữa 2 phương pháp phẫu thuật.



PT kèm nạo hạch

PT không nạo hạch

Số TH

40

9

Thời gian PT trung bình

198,13 (phút)

179,44 (phút)

Máu mất trung bình trong PT

460 (ml)

316,67 (ml)


Trong phẫu thuật nội soi kèm nạo hạch chậu thời gian mổ trung bình dài hơn và lượng máu mất trung bình nhiều hơn so với khi phẫu thuật không kèm nạo hạch.

3.3.2. Phẫu thuật nạo hạch chậu

Bảng 3.17. Nạo hạch chậu.




Số TH

Tỉ lệ (%)


Nạo hạch chậu

Không nạo

9

18,4

Nạo một bên

2

4,0

Nạo hai bên

38

77,6

Tổng số


49

100


Nghiên cứu thực hiện nạo hạch 40/49 trường hợp, trong đó 2 trường hợp được nạo hạch để sinh thiết. Những bệnh nhân này trước mổ không chỉ định nạo hạch, nhưng trong khi mổ nghi ngờ có hạch nên thực hiện sinh thiết hạch.


3.3.3. Phẫu thuật nội soi thất bại, chuyển phẫu thuật mở


Bảng 3.18. Tỉ lệ PTNS thất bại, chuyển PT mở.




Số TH

Tỉ lệ (%)


Chuyển PT mở

PT nội soi

48

98,0

Chuyển PT mở

1

2,0

Tổng số


49

100


Trong nghiên cứu, 98,0% thực hiện thành công phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc tuyến tiền liệt tận gốc, duy nhất một trường hợp chuyển phẫu thuật mở (phẫu thuật mở qua ngả sau xương mu).



Hình 3 15 Hình ảnh sau khi PTNS thành công đường mổ ngắn ― Nguồn Hà Ngọc T 3


Hình 3.15. Hình ảnh sau khi PTNS thành công: đường mổ ngắn.


Nguồn: Hà Ngọc T.(1957), số hồ sơ: 212/18972



Hình 3 16 Hình ảnh sau khi PTNS thất bại chuyển phẫu thuật mở đường mổ dài 4


Hình 3.16. Hình ảnh sau khi PTNS thất bại: chuyển phẫu thuật mở đường mổ dài.

Nguồn:Nguyễn Văn H.(1939), số hồ sơ: 210/05521


3.3.4. Phẫu thuật nội soi cắt TTL ngược dòng và xuôi dòng

Bảng 3.19. Phẫu thuật nội soi cắt TTL ngược dòng và xuôi dòng.



Số TH

Tỉ lệ (%)

Phẫu thuật nội soi cắt TTL ngược dòng

18

36,7

Phẫu thuật nội soi cắt TTL xuôi dòng

31

63,3

Tổng số

49

100


Nghiên cứu thực hiện 18/49 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt ngược dòng. Cắt xuôi dòng trong 31/49 trường hợp, trong đó niệu đạo được cắt sau cùng, sau khi cắt tuyến tiền liệt ra khỏi cổ bàng quang, và các mô xung quanh.


3.3.5. Phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh

Bảng 3.20. Phẫu thuật bảo tồn bó mạch-thần kinh




Số TH

Tỉ lệ (%)


Bảo tồn bó mạch-thần kinh

Không bảo tồn

24

49,0

Bảo tồn 1 bên

11

22,4

Bảo tồn 2 bên

14

28,6

Tổng số


49

100


Trong nghiên cứu, 25/49 trường hợp thực hiện phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần. Trong đó, 11 trường hợp thực hiện phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh một bên, 14 trường hợp thực hiện bảo tồn bó mạch thần kinh hai bên. Không thực hiện phẫu thuật bảo tồn bó mạch thần kinh 24/49 trường hợp.

3.3.6. Kỹ thuật khâu nối cổ bàng quang-niệu đạo

Bảng 3.21. Kỹ thuật khâu nối cổ bàng quang - niệu đạo.




Số TH

Tỉ lệ (%)


Khâu nối cổ bàng quang-niệu đạo

Khâu mũi rời

12

24,5

Khâu liên tục

37

75,5

Tổng số


49

100


37/49 trường hợp nghiên cứu thực hiện khâu nối mũi liên tục bằng chỉ monosyn 4-0. Khâu nối liên tục thực hiện được ở những trường hợp bóc tách niệu đạo đủ dài (niệu đạo không co rút vào mặt sau xương mu), mặt cắt niệu đạo rõ ràng và đường khâu nối không quá căng.


Các trường hợp phẫu thuật xuôi dòng đều khâu nối liên tục (31 trường hợp). 6 trường hợp phẫu thuật ngược dòng, nhưng do bóc tách niệu đạo đủ dài nên có thể khâu liên tục.


3.3.7. Thời gian phẫu thuật


Thời gian mổ (phút)

Số bệnh nhân

25

20

15

10

5

0

120

120 - 180

180 - 240

240 - 300

300 - 360 Thời gian

mổ (phút)


Biểu đồ 3.7. Thời gian phẫu thuật.


Trong nghiên cứu, 4 trường hợp thời gian phẫu thuật là 120 phút, 21 trường hợp: 120-180 phút, 19 trường hợp: 180-240 phút, 5 trường hợp: 240-300 phút, duy nhất 1 trường hợp có thời gian phẫu thuật > 300 phút.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2024