Kết quả bảng 3.4 cho biết CBQL và GV đánh giá biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GVCNL ở mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,44) và khả thi (ĐTBC: 3,22). ĐLC dao động từ 0,53 đến 0,83, chứng tỏ các ý kiến có sự phân tán, chưa tập trung.
Các tiêu chí: Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN lớp; Tổ chức học tập những nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN lớp; Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức đều được đánh giá rất cần thiết và mức độ rất khả thi (ĐTB về mức độ cần thiết dao động từ 3,35 đến 3,49) (ĐTB về mức độ khả thi dao động từ 3,29 đến 3,49). Riêng biện pháp: Chỉ đạo đội ngũ GVCN thường xuyên tự học, tự rèn, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, khách quan, tính kiên trì, điềm đạm, tự tin, quyết đoán trong công tác giáo dục cũng được đánh giá là rất cần thiết (ĐTB: 3,35), đạt mức độ khả thi (ĐTB: 2,70);.
3.4.5.3. Nhóm biện pháp lựa chọn, phân công, bố trí GVCN lớp
Bảng 3.5. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp lựa chọn, phân công, bố trí GVCN lớp
Lựa chọn, phân công, bố trí GVCN lớp | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ GVCN lớp. | 2,95 | 0,69 | 4 | 3,03 | 0,57 | 3 |
2 | Lựa chọn đội ngũ GVCN có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu. | 3,69 | 0,55 | 2 | 3,70 | 0,46 | 2 |
3 | Phân công, bố trí đội ngũ GVCN một cách hợp lý | 3,75 | 0,53 | 1 | 3,85 | 0,35 | 1 |
4 | Tạo điều kiện cho các GV đều được tham gia làm GVCN. | 3,23 | 0,62 | 3 | 2,54 | 0,57 | 4 |
Điểm trung bình chung | 3,40 | 3,28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Biện Pháp Tăng Cường Bồi Dưỡng Phẩm Chất Và Năng Lực Cho Đội Ngũ Gvcnl
- Nhóm Biện Pháp Đẩy Mạnh Quản Lý Việc Thực Thi Nhiệm Vụ Của Gvcn Theo Chức Năng Quản Lý
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Đội Ngũ Gvcn
- Đối Với Giáo Viên Nói Chung Và Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Nói Riêng
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng - 18
- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng - 19
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
“Nguồn: Từ 4 trường THPT Thành Phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”
Biện pháp lựa chọn, phân công, bố trí GVCN lớp được đánh giá ở mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,40) và rất khả thi (ĐTBC: 3,28). ĐLC khi đánh giá các nội dung trên
của CBQL và GV từ 0,35 đến 0,69, chứng tỏ các đánh giá có sự tập trung và có tính tương đồng.
Các biện pháp được đánh giá rất cao nhất bảng là Phân công, bố trí đội ngũ GVCN một cách hợp lý được đánh giá là rất cần thiết (ĐTB: 3,75), mức độ rất khả thi (ĐTB: 3,85); và Lựa chọn đội ngũ GVCN có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu được đánh giá là rất cần thiết (ĐTB: 3,69), mức độ rất khả thi (ĐTB: 3,70);
Bên cạnh đó, hai biện pháp Tạo điều kiện cho các GV đều được tham gia làm GVCN; Quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ GVCN lớp được đánh giá là cần thiết và khả thi (ĐTB về mức độ cần thiết lần lượt từ 3,23 và 2,95) (ĐTB về mức độ khả thi lần lượt từ 2,54 và 3,03).
3.4.5.4. Nhóm biện pháp đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý
Bảng 3.6. Ý kiến của CBQL và giáo viên về đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý
Đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, cụ thể đối với GVCN lớp | 3,83 | 0,37 | 1 | 3,72 | 0,45 | 1 |
2 | Quản lý xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp theo thời gian | 2,97 | 0,62 | 4 | 2,85 | 0,63 | 4 |
3 | Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. nghiêm túc | 3,77 | 0,41 | 2 | 3,19 | 0,64 | 2 |
4 | Tổ chức kiểm tra đánh giá, đánh giá công bằng, khách quan việc thực hiện kế hoạch giáo dục của GVCN lớp | 3,09 | 0,64 | 3 | 2,95 | 0,60 | 3 |
Điểm trung bình chung | 3,41 | 3,17 |
“Nguồn: Từ 4 trường THPT Thành Phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”
Bảng 3.6 cho thấy CBQL và GV điều đánh giá cao nhóm biện pháp đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý ở mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,41) và mức độ khả thi (ĐTBC: 3,17). Trong đó:
Xếp đầu bảng là biện pháp Qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, cụ thể đối với GVCN lớp được đánh giá là rất cần thiết (ĐTBC: 3,83) và mức độ rất khả thi (ĐTBC: 3,72), ĐLC khi đánh giá về mức độ cần thiết, mức độ khả thi lần lượt là 0,37 và 0,45 chứng tỏ các ý kiến đánh giá có sự tập trung; tiếp theo là biện pháp Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch CNL nghiêm túc cũng được đánh giá là rất cần thiết (ĐTBC: 3,77) mức độ khả thi (ĐTBC:3,19) ĐLC của hai ý kiến lần lượt: 0,45 và 0,.41 cho thấy, các ý kiến đánh giá khá tập trung.
Các biện pháp tiếp theo là Tổ chức kiểm tra đánh giá, đánh giá công bằng, khách quan việc thực hiện kế hoạch giáo dục của GVCN lớp; Quản lý xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp theo thời gian được đánh giá là cần thiết và mức độ khả thi (ĐTB về mức độ cần thiết lần lượt từ 3,09 và 2,97) (ĐTB về mức độ khả thi lần lượt từ 2,95 và 2,85).
3.4.5.5. Nhóm biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm lớp
Bảng 3.7. Ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL
Chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
1 | Tăng cường CSVC phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp. | 2,79 | 0,66 | 4 | 2,23 | 0,65 | 4 |
2 | Thực hiện chế độ chính sách kịp thời, linh hoạt đối với đội ngũ GVCN | 3,87 | 0,33 | 2 | 3,01 | 0,51 | 3 |
3 | Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, môi trường sư phạm lành mạnh | 3,35 | 0,60 | 3 | 3,03 | 0,66 | 2 |
4 | Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa GVCN lớp với các bộ | 3,89 | 0,30 | 1 | 3,54 | 0,50 | 1 |
Chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ||
phận, đoàn thể trong việc giáo dục học sinh. | |||||||
Điểm trung bình chung | 3,47 | 3,95 |
“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phốSóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng”
Từ bảng 3,7 cho thấy CBQL và GV điều đánh giá cao nhóm biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CNL ở mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,47) và mức độ rất khả thi (ĐTBC: 3,95). Trong đó:
Biện pháp Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa GVCN lớp với các bộ phận, đoàn thể trong việc giáo dục học sinh được CBQL và GV đánh giá lớp ở mức rất cần thiết (ĐTB: 3,89) và mức độ rất khả thi (ĐTB: 3,54) ĐLC khi đánh giá về mức độ cần thiết là 0,30 chứng các ý kiến đánh giá có sự tập trung;
Hai biện pháp được đánh giá mức độ rất cần thiết và khả thi: Thực hiện chế độ chính sách kịp thời, linh hoạt đối với đội ngũ GVCN; Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, môi trường sư phạm lành mạnh (ĐTB về mức độ cần thiết lần lượt từ 3,87 và 3,35) (ĐTB về mức độ khả thi lần lượt từ 3,03 và 3,01). Tiếp theo là biện pháp Tăng cường CSVC phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp đánh giá lớp ở mức cần thiết (ĐTB: 2,79) và mức độ khả thi (ĐTB: 2,23);
Tóm lại ở mỗi nhóm biện pháp điều có quan trọng nhằm khắc phục nguyên nhân đưa đến hạn chế của công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Qua khảo nghiệm chúng ta thấy các biện pháp có mức độ cần thiết và khả thi như sau:
- Các biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,47) mức độ rất khả thi (ĐTBC: 3,95).
- Các biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GVCNL được đánh giá mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,44) mức độ khả thi (ĐTBC: 3,22).
- Các biện pháp đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý được đánh giá mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,41) mức độ khả thi (ĐTBC: 3,17).
- Các biện pháp lựa chọn, phân công, bố trí GVCN lớp được đánh giá mức rất cần thiết (ĐTBC: 3,40), rất khả thi (ĐTBC: 3,28).
- Các biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL và GVCN được đánh giá mức cần thiết (ĐTBC: 3,17), mức độ khả thi (ĐTBC: 2,85).
Căn cứ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi nhận thấy: phần lớn CBQL và GV đánh giá 5 nhóm biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và khả thi (không có ý kiến đánh giá không cần thiết và không khả thi). Điều này, chứng tỏ 5 nhóm biện pháp trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị trong công tác quản lý đội ngũ GVCN của HT các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tiểu kết chương 3
Hoạt động của đội ngũ GVCN có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế, việc xây dựng được đội ngũ GVCN có năng lực là điều kiện thành công trong công tác quản lý và giáo dục HS của HT.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã đề xuất 5 nhóm biện pháp quản lý công tác CNL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đang đặt ra. Đó là:
1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL và GVCN.
2. Nhóm biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GVCNL.
3. Nhóm biện pháp lựa chọn, phân công, bố trí GVCNL.
4. Nhóm biện pháp đẩy mạnh quản lý việc thực thi nhiệm vụ của GVCN theo chức năng quản lý.
5. Nhóm biện pháp chú trọng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác chủ nhiệm
lớp.
Các nhóm biện pháp quản lý công tác CNL đề xuất góp phần nâng cao năng lực
quản lý HS, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục HS và ý thức trách nhiệm, sự phát triển năng lực nghề của giáo viên đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất có tính khả thi và cần thiết ở múc cao. Điều này chứng tỏ các nhóm biện pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị. Vì vậy, có thể xem xét và vận dụng những nhóm biện pháp này để nâng cao chất lượng hiểu quả trong quản lý công tác CNL ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng hoặc ở những địa bàn có điều kiện tương tự.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác CNL ở trường phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS, góp phần nâng cao chất lượng GD của mỗi nhà trường, đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn giáo dục nước nhà đang tiến hành đổi mới sâu sắc và toàn diện thì công tác CNL càng có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết và cấp bách.
1.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm… Những cơ sở lý luận đó cho thấy, quản lý đội ngũ GVCN, tạo điều kiện cho đội ngũ GVCN tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách HS và nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường. Quản lý đội ngũ GVCN lớp là những tác động có ý thức, có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đội ngũ GVCN lớp để vận hành và phát huy tối ưu nguồn lực GVCN lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường. Quản lý đội ngũ GVCN bao gồm nhiều nội dung: tuyển chọn, phân công đội ngũ GVCN; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN; quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác đối với đội ngũ GVCN; chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm; kiểm tra đánh giá đội ngũ GVCN. Những vấn đề lý luận đã định hướng và tạo nên cơ sở vững chắc giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ GVCN ở các trường THPT ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả khảo sát thực trạng về đội ngũ GVCN và quản lý đội ngũ GVCN ở các trường THPT ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng cho thấy, các trường đã có thực hiện khá tốt công tác quản lý đội ngũ GVCN như: lựa chọn đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm có năng lực, có uy tín...; bồi dưỡng các kỹ năng nhằm phát triển năng lực
cho đội ngũ GVCN; kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCN; tạo điều kiện cho GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ, động viên, khen thưởng...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được thì các trường vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục đó là: nhà trường chưa có kế hoạch quản lý về công tác chủ nhiệm; việc lựa chọn đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm chưa có tiêu chí rõ ràng, cụ thể; việc bồi dưỡng các kỹ năng đáp ứng yêu cầu mới chưa được thường xuyên; công tác kiểm tra, đánh giá còn hình thức, chưa thúc đẩy được phong trào; việc tạo điều kiện cho GVCN thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn... Đây là những vấn đề mà HT, CBQL cần hết sức quan tâm và có những biện pháp quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của trường mình, đưa công tác chủ nhiệm của nhà trường đi đúng hướng đạt được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển nhân cách và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý công tác CNL, với mong muốn thúc đẩy công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được các yêu cầu mới đang đặt ra, luận văn đã đề xuất 5 nhóm biện pháp quản lý đội ngũ GVCN ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm các nhóm biện pháp đề xuất nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác CNL. Kết quả các số liệu sau khi xử lí bước đầu cho thấy 5 nhóm biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi rất cao. Điều đó cho thấy, nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Có thể vận dụng với các trường THPT có cùng điều kiện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cho xuất bản những tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ và các kỹ năng đáp ứng được yêu cầu mới về công tác CNL. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về công tác CNL.
Có quy chế và hướng dẫn về thi GVCN giỏi tương tự như thi giáo viên giỏi các cấp nhằm động viên GV làm tốt công tác chủ nhiệm.